Mẫu lệ là vỏ của con hàu được dùng trong đông y chữa khí hư, bạch đới, viêm dạ dày tá tràng, còi xương, cao huyết áp…Vậy mẫu lệ có tác dụng gì? Mẫu lệ là gì? Vị thuốc mẫu lệ chữa bệnh gì? Tên khoa học mẫu lệ. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!
Mẫu lệ là gì?
- Mẫu lệ là vỏ phơi khô hoặc nung đỏ của con hàu, tên khoa học mẫu lệ là Concha Ostreae thuộc họ Ostreae.
- Ngoài tên mẫu lệ, dược liệu còn được biết đến với tên gọi vỏ hàu, vỏ hà, hầu cồn, hầu sông, lệ cấp, tả sác…
Hình ảnh mẫu lệ

Mô tả dược liệu mẫu lệ
Mẫu lệ gồm 2 mảnh vỏ trái và vỏ phải úp vào nhau, dầy, thường có hình trứng, tam giác hoặc hình tròn. Vị thuốc mẫu lệ nhỏ, mặt ngoài là tấm vẩy nâu hoặc nâu tía, mỏng và bằng phẳng.
Tùy vào độ tuổi mà hình dáng của dược liệu cũng có nhều sự khác biệt đáng chú ý:
- Hàu 1-2 năm tuổi: vẩy mỏng, bằng phẳng, đôi lúc hơi long lanh.
- Hàu 2 năm tuổi trở lên: mảnh vẩy thường bằng phẳng xếp chồng lên nhau, nổi hoặc chìm hình sóng nước.
Vỏ dược liệu xuất hiện với màu nâu, xanh tía hoặc màu tro với mé trên là màu tro tía mặt trong sắc trắng.
Ngấn cơ đóng vảy to, màu vàng nhạt đôi khi có dạng hình trứng đôi khi lại mang hình thận với những thớ dây chằng nâu tía đen lạ mắt.
Thức ăn chủ yếu của hàu là các thực vật, sinh vật nhỏ chủ yếu là khuê tảo. Thời điểm sinh đẻ của chúng chủ yếu vào từ tháng 7 đến tháng 10, đặc biệt nhiều nhất là vào tháng 8 và tháng 9.
Khu vực phân bố – Mẫu lệ có tác dụng gì?
Nơi sống của hàu là ở các cửa sông thuộc khúc sông nước lợ, đáy sông có bùn và nồng độ kiềm trong nước vừa phải.
Khu vực phân bố chủ yếu của chúng là ở khu vực duyên hải miền Bắc như sông Chanh (Quảng Nam), Tiên Yên (Quảng Ninh), Diêm Điền (Thái Bình)…
Hàu có thể thích nghi với điều kiện môi trường khi nhiệt độ rơi vào 10-25 độ C và nồng độ muối ở nước sông khoảng 10 đến 20%.
Bộ phận dùng và thu hoạch – Mẫu lệ có tác dụng gì?
- Bộ phận dùng: mai vỏ cứng, vỏ con (to bằng bàn tay, màu trắng xám, không vụn)
- Thu hoạch: thời điểm tốt nhất từ tháng 10 đến tháng 3 vì lúc này hàu béo, tuy nhiên có thể thu hái quanh năm.
Chế biến và bảo quản – Mẫu lệ có tác dụng gì?
Cách chế biến dược liệu mẫu lệ
Có nhiều cách chế biến dược liệu mẫu lệ, sau khi rửa sạch lấy phần vỏ phơi khô, tùy thuộc vào mỗi địa phương sẽ có cách chế biến khác nhau như:
- Cho dược liệu vào nồi, trét kiến đất lại rồi nung chín đỏ sau đó tán thành bột mịn.
- Trải than củi lên gạch, cho 1 lớp dược liệu lên, cứ làm vậy cho đến khi hết dược liệu (cần chừa 1 lỗ nhỏ ở giữa để thông hơi). Đốt từ dưới lên để làm chín dược liệu, vỏ chín thì đem tán thành bột mịn.
- Giã vụn mẫu lệ khi dùng sống, nun chín rồi tán thành bột.
Cách bảo quản dược liệu mẫu lệ
- Cần bảo quản dược liệu ở trong hộp hoặc lọ thủy tinh có nút đậy, để nơi khô ráo, thoáng mát tránh ẩm mốc.
Thành phần hóa học – Mẫu lệ có tác dụng gì?
Theo những nghiên cứu của các chuyên gia và tài liệu ghi chép, mẫu lệ dược liệu có chứa hàm lượng cao canxi và các khoáng chất như:
- Calci carbonat (95%), calci phosphat, calci sulfat.
- Magie (Mg)
- Sắt (Fe)
- Nhôm (Al)
- Và một số chất hữu cơ.
Cách dùng và liều lượng – Mẫu lệ có tác dụng gì?
- Mẫu lệ tán và bột mẫu lệ là 2 dạng của dược liệu được dùng trong các bài thuốc đông y. Ngoài ra dùng dưới dạng sắc bằng dược liệu tươi hoặc dược liệu đã được phơi khô.
- Liều lượng khuyến cáo: mỗi ngày 12-40 g là vừa.
Tác dụng của mẫu lệ – Mẫu lệ có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền mẫu lệ có tác dụng gì?
Trong đông y, vị thuốc mẫu lệ vị mặn, tính hàn quy vào 3 kinh thận, đởm và can với công dụng: thanh nhiệt, hóa đờm, ích âm, tiềm dương, trừ nhiệt lưu, chỉ thống…chủ trị:
- Bệnh sốt rét lâu ngày, sốt đi sốt lại.
- Thương hàn gây nóng lạnh khó chịu.
- Đi tiểu ra màu đỏ đục.
- Chứng băng huyết, khí hư, bạch đới ở phụ nữ.
- Đau dạ dày, thiếu canxi, lao phổi, còi xương.
Theo y học hiện đại mẫu lệ có tác dụng gì?
Theo các nghiên cứu y học hiện đại, ghi nhận những tác dụng nổi bật của mẫu lệ như:
- Làm thuốc cản quang: khi dùng ở liều 150 – 200g, dược liệu có vai trò như một chất cản quang.
- Tốt cho dạ dày: thành phần canxi carbonat chiếm hàm lượng cao có tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm viêm loét, ợ chua, ợ hơi hiệu quả, giúp dạ dày khỏe hơn.
Những bài thuốc dân gian từ dược liệu mẫu lệ
Mẫu lệ giúp giảm đau do viêm loét dạ dày
- Nguyên liệu: 15g mẫu lệ, cam thảo, dạ cẩm, bồ công anh, uất kim, hoài sơn mỗi vị 16g, hậu phát, trần bì mỗi vị 10g, bạch truật 14g.
- Thực hiện: đem tất cả dược liệu cho vào ấm, thêm 500 ml nước lọc, sắc với lửa nhỏ. Sau 20 phút, gạn lấy phần nước sắc, uống khi còn nóng, mỗi ngày dùng 1 thang.
Trị còi xương – Mẫu lệ có tác dụng gì?
- Nguyên liệu: mẫu lệ, long cốt, sơn dược, bạch truật, ngũ vị tử, hoàng kỳ mỗi vị 15g.
- Thực hiện: cho 400 ml nước lọc và tất cả dược liệu vào ấm, sắc lửa vừa khoảng 15-20 phút hoặc khi còn lại ½ thì gạn lấy nước. Dùng nước sắc còn ấm nóng, mỗi ngày 1 thang.
Chữa gan lách to – Mẫu lệ có tác dụng gì?
- Nguyên liệu: mẫu lệ, trạch lan, quy vĩ, đào nhân, đơn bì mỗi vị 12g, nhũ hương, một dược và xuyên sơn giáp mỗi vị 6g.
- Thực hiện: sắc dược liệu với 6 chén nước lọc đến còn lại 2 chén là đạt. Mỗi ngày dùng 1 thang, kiên trì đến khi bệnh thuyên giảm.
Chữa bệnh lao hạch – Mẫu lệ có tác dụng gì?
- Nguyên liệu: mẫu lệ, huyền sâm, hải tảo mỗi vị 120g, cam thảo sống, gạo nếp mỗi vị 240g.
- Thực hiện: sao vàng gạo nếp rồi đem tất cả nguyên liệu tán thành bột mịn, thêm chút mật ong làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 4g với nước lọc trước bữa ăn.
Trị cao huyết áp – Mẫu lệ có tác dụng gì?
- Nguyên liệu: sinh mẫu lệ, thiên môn đông, nhân trần, ngưu tất, sinh long cốt, sinh mạch nha, đương quy và sinh quy bản mỗi vị 12g, sinh giả thạch và sinh bạch thược mỗi vị 20g, cam thảo 4g.
- Thực hiện: đem sắc các loại dược liệu với 600 ml nước lọc đến khi còn 200 ml là đạt. Cần dùng nước sắc khi còn nóng, trước bữa ăn, mỗi ngày dùng 1 thang.
Vị thuốc mẫu lệ chữa chứng ra mồ hôi trộm
- Nguyên liệu: mẫu lệ, đỗ trọng mỗi vị 15g.
- Thực hiện: rửa sạch, phơi khô và tán dược liệu thì bột mịn. Mỗi lần dùng khoảng 1 muống cà phê x 2-3 lần cùng với nước lọc hoặc rượu trắng.
Chữa bệnh sốt về chiều, dương hư – Mẫu lệ có tác dụng gì?
- Nguyên liệu: 12g mẫu lệ, phụ tử chế, bạch thược, củ gừng sống mỗi vị 10g, cam thảo 3g và 3 quả đại táo.
- Thực hiện: thái nhỏ dược liệu, phơi khô sau đó sắc với khoảng 400 ml nước lọc đến khi còn lại khoảng 100 ml là được. Chia hỗn hợp thành 2 phần và uống trong ngày, tránh để qua đêm.
Mẫu lệ chữa khí hư bạch đới – Mẫu lệ có tác dụng gì?
- Nguyên liệu: mẫu lệ và hoa hòe mỗi vị 40g.
- Thực hiện: nung mẫu lệ lên rồi tán nhỏ, phơi sấy hoa hòe, nghiền cả 2 dược liệu thành bột mịn. Mỗi ngày hòa 12g bột dược liệu với nước để uống, uống với nước đun sôi để ấm.
Mẫu lệ giúp bồi bổ sức khỏe
- Nguyên liệu: mẫu lệ và cám mỗi vị 10g, hoàng kỳ và ma hoàng căn mỗi vị 4g.
- Thực hiện: sắc các loại dược liệu với 600 ml nước lọc trong 20-25 phút, chia nước thuốc thành 3 phần, mỗi lần dùng 1 phần, mỗi ngày 1 thang.
Mẫu lệ chữa chóng mặt, choáng váng
- Nguyên liệu: mẫu lệ và long cốt mỗi vị 18g, hà thủ ô và cây kỷ mỗi vị 12g, cúc hoa 9g.
- Thực hiện: cho dược liệu vào ấm sắc cùng với 400 ml nước lọc trên lửa nhỏ đến khi còn lại khoảng 150 ml thì gạn lấy phần nước, dùng khi nước thuốc còn ấm.
Mẫu lệ chữa chứng tiểu buốt, khó tiểu
- Nguyên liệu: mẫu lệ và hoàng bá mỗi vị 15g.
- Thực hiện: tán 2 dược liệu thành bột mịn, trộn đều, cho thêm ít mật ong rồi vo thành viên hoàn, bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp đậy. Mỗi lần uống 30 viên x 2 lần với nước ấm.
Cần lưu ý gì khi dùng dược liệu mẫu lệ?
- Người có cơ địa hư hàn không nên dùng vì dược liệu mẫu lệ có tính hàn.
- Bệnh nhân đang bị tiêu chảy thuộc khí hàn và âm hư cũng không nên dùng mẫu lệ.
- Thạch quyết minh và mẫu lệ hoàn toàn khác nhau. Thạch quyết minh có nhiều lỗ bên ngoài vỏ thường dùng chữa các bệnh về mắt.
- Mẫu lệ có tính kị với tân di, ngô thù du, ma hoàng.
Dược liệu mẫu lệ có tác dụng gì, những bài thuốc dân gian cũng như lưu ý sử dụng đã được nêu rõ qua bài viết. Tin rằng thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như biết cách sử dụng mẫu lệ hợp lý.
Mình cần tư vấn
Mẫu lệ bên bạn có bán không