Trong đông y, đỗ trọng là vị thuốc quý và đã có mặt trong nhiều bài bài thuốc chuyên chữa trị thận hư, thoát vị đĩa đệm, vô sinh, liệt dương, đau lưng, động thai, giúp mạnh gân cốt, bồi bổ can thận,… Vậy cây đỗ trọng là cây gì? Cây đỗ trọng có tác dụng gì? Để có thể tìm hiểu chi tiết hơn về cây đỗ trọng, ta hãy cùng gia công thực phẩm chức năng Life Gift tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Cây đỗ trọng là cây gì?
Trước khi tìm hiểu đỗ trọng có tác dụng gì thì ta hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm mô tả cây đỗ trọng trước nhé.
Hình ảnh cây đỗ trọng:
![Đỗ trọng có tác dụng gì?](https://www.giacongthucphamchucnang.vn/wp-content/uploads/2021/08/Đỗ-trọng-có-tác-dụng-gì.jpg)
Cây đỗ trọng thuộc họ đỗ trọng, có tên khoa học là Eucomia ulmoides Oliv. Cây còn có tên gọi là mộc miên bởi vì trong vỏ có chất sợi tơ bạc hoặc ngọc ti bì, tư trọng, diêm thủy sao, tư tiên,…
Cây đỗ trọng là loại cây thân gỗ sống lâu năm, vỏ cây có màu xám, tán cây hình tròn, rụng lá hàng năm, thường cao 15 – 20m.
Lá đỗ trọng có hình tròn hoặc hình trứng thuôn dài, đuôi lá nhọn. Lá có răng cưa, hai mặt lá đều có gân nổi rõ, cuống lá hình bầu dục hoặc hình thùy, mọc cách nhau. Khi lá còn non thường sẽ có lông tơ mịn, nhưng khi lá già lá sẽ nhẵn bóng và có màu xanh đậm hơn.
Hoa đỗ trọng mọc khác gốc, hoa nhỏ, có màu ánh lục, đơn tính và không có bao hoa. Nếu là hoa cái sẽ mọc tập trung tại mách lá, hoa đực sẽ mọc thành chùm. Quả có hình thoi, ở giữa hơi lồi, có cánh mỏng dẹt, có màu nâu, bên trong có hạt. Hạt dẹt, hai đầu tròn, có thể được sử dụng làm giống.
Đỗ trọng có mấy loại?
Tùy theo đặc điểm, hình dáng bên ngoài của dược liệu đỗ trọng chia làm 2 loại:
- Đỗ trọng Bắc: Có vỏ dẹt và độ dài rộng khác nhau khoảng 0,1 – 0,5cm. Bên ngoài vỏ có nhiều nếp nhăn dọc và có màu nâu vàng đến màu nâu xám. Nếu quan sát kỹ sẽ thấycác lỗ vỏ nằm ngang, có cả vết tích của do cành cây rụng để lại. Mặt bên trong vỏ có màu tím mờ và nhẵn, có vỏ màu tím sẫm, chất giòn, dễ gãy, có tính đàn hồi như cao su, mặt bẻ gãy có nhiều sợ trắng bạc. Dược liệu đỗ trọng có vị hơi đăng và thơm đặc trưng.
- Đỗ trọng Nam: Vỏ thân cây, vỏ dày, ít sù sì, hai mép hơi cong vào hoặc từng tấm phẳng, dày 0,2 – 0,4cm và to nhỏ không đều. Mặt ngoài dược liệu có màu hạt dẻ hoặc cả khoang có màu vàng nâu, có nhiều nếp nhăn dọc. Mặt bên trong trơn, có màu nâu, vỏ cứng khó bẻ. Sau khi bẻ có rất ít nhựa tơ và khả năng đàn hồi kém. Dược liệu đỗ trọng Nam có vị nhạt, hơi đắng, chát, có mùi hơi thơm hoặc thậm chí không có mùi.
Khu vực phân bố
Cây đỗ trọng có nguồn gốc từ các tỉnh phía Bắc Trung Quốc, sau đó được di thực sang nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ở nước ta, cây đỗ trọng thích hợp với những vùng khí hậu lạnh như Sapa. Tuy nhiên, ở nước ta, cây đỗ trọng vẫn chưa được trồng phổ biến, chủ yếu vẫn phải nhập từ Trung Quốc.
Thu hái, chế biến
Người ta thường dùng vỏ cây đỗ trọng là thuốc chữa bệnh.
Cây đỗ trọng chỉ được thu hái vào đối với cây từ 10 năm tuổi trở lên, đối với những cây to mập sẽ được thu hoạch. Thời điểm thu hái tháng 4 – 5 hàng năm, dùng cưa cưa đứt vỏ xung quanh cay thành từng đoạn ngắn và chỉ nên bóc 1/3 vỏ cây để cây phát triển.
Vỏ cây sau khi thu hoạch về luộc với nước, sau đó trải dược liệu ra chỗ bằng phẳng, có lót rơm rồi lấy vật nặng đè lên cho dược liệu phẳng. Tiếp đó phủ rơm kín và ủ trong 7 ngày cho đến khi nhựa chảy ra và vỏ chuyển sang màu đen tím thì tiếp tục đem phơi, cạo sạch lớp vỏ bên ngoài và cắt thành từng miếng vừa dùng.
Bên cạnh đó, ta có thể bào chế dược liệu bằng những cách sau:
- Đem dược liệu đỗ trọng tẩm với rượu 40 độ trong 2 tiếng đến khi tơ đứt là được.
- Gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài, cứ 1kg dược liệu thì tẩm với 120g mật ong và 40g sữa tươi
- Gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi đem dược liệu cắt thành từng lát mỏng rồi tẩm với nước muối đến khi tơ đứt là được.
- Hoặc đem dược liệu cạo bỏ vỏ, cắt thành từng miếng mỏng đem ngâm rượu hoặc dùng sống.
Thành phần hóa học – Đỗ trọng có tác dụng gì?
Theo nghiên cứu cho thấy, vỏ đỗ trọng được nghiên cứu sử dụng chất nhựa của đỗ trọng có tính chất như cao su.
Trong đó, vỏ cây đỗ trọng chứa 3 – 7% chất có tính chất của gutta pecka, trong quả có 27,34% và lá có 2%.
Gutta pecka có tính chất dẻo rất cao ở nhiệt độ 45 – 700. Chúng có khả năng cách điện và chịu nước biển cao. Do đó, chúng được dùng làm vật cách điện hoặc dùng để bọc dây điện ngầm dưới biển.
Ngoài ra, dược liệu đỗ trọng có chứa chất màu, tinh dầu, chất béo, muối vô cơ và chất anbumin.
Đồng thời, trong lá đỗ trọng có chứa nhựa và tanin.
Tác dụng dược lý
Trong đông y đỗ trọng có tác dụng gì?
Trong đông y, đỗ trọng có vị ngọt, cay, có tính ấm, không độc nên được vào 2 kinh can và thận. Dược liệu có tác dụng chữa đau lưng, mạnh gân cốt, an thai, làm ấm tử cung, chữa cao huyết áp, chữa thận hư, liệt dương, vô sinh hiếm muộn, hay tiểu đêm, phong thấp,…
Trong y học hiện đại đỗ trọng có tác dụng gì?
Theo nghiên cứu hiện đại cho thấy, đỗ trọng là vị thuốc mang lại nhiều công dụng khác nhau như:
Huyết áp: Những thành phần dược lý trong cây đổ trọng có khả năng làm giãn cơ của mạch máu, bên cạnh đó giúp hạ huyết áp đối với người bị cao huyết áp.
Tăng hệ miễn dịch, kháng viêm, giảm đau: Dược liệu đỗ trọng có tác dụng điều hòa, phục hồi chức năng của tế bào. Từ đó giúp kích thích sản sinh kháng thể tự nhiên trong cơ thể.
Tráng dương, ôn thận: Trong thành phần đỗ trọng có tác dụng lợi niệu, trấn tĩnh, ôn thận, cải thiện sinh lý ở nam giới
Tác đối với cổ tử cung: Theo nghiên cứu lâm sàng trên chuột lớn và thỏ, lấy cồn và nước sắc từ dược liệu đỗ trọng có tác dụng hưng phấn tử cung.
Dược liệu đỗ trọng có tác dụng kháng viêm, tăng lưu lượng máu động mạch vành, giãn mạch, tăng khả năng hoạt động của vỏ tuyến thượng thận và hạ cholesterol trong máu
Vỏ, cành và lá có khả năng tăng cường hoạt động miễn dịch và điều chỉnh chức năng tế bào của cơ thể.
Dược liệu đỗ trọng lá tác dụng ức chế trực khuẩn coli, tụ cầu khuẩn vàng, phế càu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch cầu, trực khuẩn lỵ và liên cầu khuẩn dung huyết B.
Dược liệu đỗ trọng có tác dụng giảm đau, chống co giật, lợi tiểu và rút ngắn thời gian chảy máu cam.
Đỗ trọng có tác dụng gì?
Công dụng của đỗ trọng trong chữa bệnh:
- Chống co giật
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Giảm đau
- Cao huyết áp
- Thoái hóa cột sống cổ
- Thoát vị đĩa đệm
- Động thai
- Liệt dương
- Gai cột sống
- Chữa thận hư
- Liệt dương
- Sưng tê phù
- Hay tiểu đêm
- Bại liệt
- Phong thấp
- Đổ mồ hôi trộm
- Đau thần kinh tọa
- Đau bụng kinh
- …
Những bài thuốc chữa bệnh từ đỗ trọng
Chữa tai biến hoặc chảy máu cam do cao huyết áp
Chuẩn bị 12,5g đỗ trọng; Lá sen và cam thảo mỗi loại 15,5g; Tang ký sinh, sinh địa, mạch môn mỗi dược liệu 10 và 16g bạch thược. Lấy tất cả dược liệu sắc uống nhiều lần trong ngày và uống liên tục trong 1 tuần.
Chữa hen phế quản
Chuẩn bị đỗ trọng, hoàng bá và quy bản mỗi loại dược liệu 60g; Ngưu tất, mạch môn, thiên môn nhau thai khô mỗi dược liệu 40g và 80g thục địa. Lấy tất cả dược liệu trên tán nhuyễn trộn chung với nhau rồi vo thành viên. Lần uống 10g, ngày uống 2 lần.
Chữa cao huyết áp
Chuẩn bị đỗ trọng và tang ký sinh mỗi dược liệu 16g;Cúc hoa và câu kỷ tử mỗi loại 12g và 20g mẫu lệ đem sắc uống, ngày uống 1 thang.
Hoặc lấy đỗ trọng và hạ khô thảo mỗi loại 80g; Đơn bì và thục địa mỗi loại dược liệu 40g. Đem tất cả dược liệu tán mịn vo thành viên hoàn, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần uống 12g.
Chữa đau lưng do thận hư
Chuẩn bị đỗ trọng và hoài sơn mỗi dược liệu 16g; Đương quy, thỏ ty tử và câu kỷ tử mỗi loại 12g; 10 lộc giác giao; 8g nhục quế; 6g phụ tử và 26g thục địa. Lấy tất cả dược liệu trên đem sắc hoặc tán mịn vo thành viên.
Hoặc lấy đỗ trọng, sơn thù, ngưu tất, thỏ ty tử, hoài sơn, nhục thung dung mỗi loại dược liệu 12g; Câu kỷ tử và sinh địa mỗi loại 16g đem sắc uống hoặc vo viên hoàn.
Chữa viêm tắc động mạch
Chuẩn bị đỗ trọng, đảng sâm, ý dĩ, bạch thược, phụ tử chế, quy bản, hoàng kỳ, miết giáp, hổ cốt, ngưu tất và sinh địa mỗi dược liệu 16g; Đương quy, hoàng cầm, hồng hoa, độc hoạt, đào nhân, phục linh, tùng tiết, tần giao, mộc qua, phòng kỷ, uy linh tiên và xuyên khung mỗi dược liệu 12g; Đan sâm và hoàng bá mỗi dược liệu 20g; Quế chi, trần bì, tế tân và binh lang mỗi dược liệu 8g và 4g cam thảo. Đem tất cả dược liệu trên nấu thành cao và uống hàng ngày.
Những lưu ý khi sử dụng đỗ trọng chữa bệnh
Để sử dụng dược liệu đỗ trọng đạt kết quả cao nhất ta nên lưu ý:
- Dược liệu đỗ trọng không dùng kết hợp với huyền sâm hoặc xà thoái vì chúng sẽ gây ra các tác dụng phụ
- Không sử dụng đỗ trọng đối với trường hợp can thận hư, âm hư hỏa vượng
- Đối với những người khi dùng đỗ trọng nên thận trọng khi dùng
- Khi sử dụng rượu thuốc ngâm đỗ trọng thì tuyệt đối không nên dùng kết hợp với tỏi hoặc cùng hành tây.
- Theo khuyến cáo chỉ nên dùng dao động 8 – 12g/ngày. Tuy nhiên cũng có trường hợp có thể dùng 40g nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Đối với những trường hợp nhạy cảm như việc điều trị bệnh cho phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh nên hỏi ý kiến bác sĩ
tư vấn thêm cho tôi, ib
tư vấn chi tiết, ib thêm
cần tư vấn chi tiết, tôi muốn gia công tpcn
cần tư vấn chi tiết ạ
tư vấn thêm, ib ạ
Tôi cần tìm hiểu về sản phẩm
Tư vấn tôi nhé