Huyền sâm là gì? Tác dụng của huyền sâm đối với sức khỏe

Từ xa xưa, huyền sâm là một loại dược liệu thuốc nam quý có xuất xứ từ Trung Quốc. Dược liệu có tác dụng chữa bệnh hiệu quả như viêm họng, ho, sốt, giải độc, lở loét,… Được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông y và được lưu truyền đến ngày nay. Vậy dược liệu huyền sâm thật sự có công dụng chữa được bệnh hiệu quả? Hãy cùng gia công thực phẩm chức năng Life Gift theo dõi bài viết sau đây nhé!

Mô tả đặc điểm huyền sâm

huyền sâm
huyền sâm

Huyền sâm là gì?

Dược liệu tên khoa học là Scrophularia kakudensis Franch. Dược liệu có nhiều tên gọi khác nhau như hắc sâm, trục mã, huyền vũ tinh, nguyên sâm, xuyên huyền sâm, thổ huyền sâm, lăng tiêu thảo,…

Huyền sâm là củ của cây huyền sâm, là loài cây thân thảo hay cây bụi sống lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng 1,5 – 2m. Thân cây vuông, màu xanh lục, trên thân có rãnh dọc, bốn góc hơi lồi ra. Lá hình trứng hay hình mác, mọc đối xứng nhau, có cuống dài, đầu nhọn vát, rìa lá có răng cưa, mặt trên lá có màu lục sẫm, mặt dưới lá có màu lục nhạt, ít lông nhỏ rải rác.

Hoa mọc thành chùy tròn, cánh hình môi, có màu tím xám, chùm ở đầu ngọn cây. Ống tràng hoa hình chén, chia làm 5 thùy, cây thường ra hoa vào mùa hè. Quả bế đôi có hình trứng màu xanh, khi chín quả màu đen, bên trong quả chứa nhiều hạt nhỏ, màu đen.

Mô tả dược liệu

Rễ cây phát triển thành củ, kích thước lớn, dài 10 – 20cm. Thân rễ củ nguyên, hình trụ, to mập, phần trên hơi phình to, phần dưới thuôn và nhỏ dần, một số rễ có hơi cong và dài khoảng 3 – 15cm, rộng 0,5 – 1,5cm. Vỏ củ khi tươi có màu trắng hoặc màu vàng nhạt, củ sau khi chế biến có màu có đất sét hoặc màu nâu đất, mềm dẻo, rất khó bẻ gãy. Có nhiều nếp nhăn năm ngang tương đối ít, rõ ràng, rãnh lộn xộn, nhiều vết tích của rễ con hay đoạn rễ nhỏ còn lại, nhiều lỗ bì nằm ngang. Khi cắt ngang thịt củ có màu đen, bên ngoài có lớp bần mỏng, bên trong có nhiều vân tỏa ra, mắt cắt ướt có keo, ở giữa hơi biểu hiện dạng xơ. Dược liệu có mùi đặc biệt giống như mùi đường cháy, có vị hơi ngọt và hơi đắng.

Dược liệu thường được cắt thành từng lát rồi chế biến thành thuốc. Dược liệu sau khi phơi khô có màu đen sẫm nên thừng được gọi là hắc sâm.

Hiện nay huyền sâm được chia làm 2 loại là :

  • Thổ huyền sâm có nguồn gốc từ tỉnh Tứ Xuyên – Trung Quốc. Dược liệu được trồng vào mùa hạ và thu hoạch vào mùa thu hoặc cuối năm sau
  • Quảng huyền sâm được tìm thấy ở Chiết Giang – Trung Quốc. Cây được trồng vào đầu năm và thu hoạch vào cuối năm.

Tuy nhiên còn có một loại khác là huyền sâm mọc hoang được gọi là Dã huyền sâm.

Phân biệt dược liệu Quảng huyền sâm và Dã huyền sâm

  • Quảng huyền sâm có tên khoa học là Scrophularia ningpoensis Hemsl. Thuộc loại cây thân thảo sống lâu năm. Mặt trên và sau lá có lông ngắn mọc chi chít. Thân cây vuông, cao 1 – 1,7m. Lá có hình trứng hẹp, đầu nhọn, mọc đối xứng nhau, có cuống rộng hơn và lá cũng dày hơn lá Thổ huyền sâm, mép lá có răng cưa đều đặn. Cây ra hoa vào mùa hè, cánh hoa hình môi màu tím đỏ, 4 nhị được và 1 nhị cái. Quả bế đôi, hình trứng, quả tương đối nhỏ. Rễ củ hình búa, to mập, vỏ có màu nâu xám, ruột trắng và khi chế biến khô sẽ tự biến thành màu nâu đen.
  • Dã huyền sâm có tên khoa học là Scrophularia oilhami Oliv. Cây có hình dạng giống cây Quảng huyền sâm nhưng chỉ khác là đuôi lá nhọn nhỏ, mặt nhẵn, thân không có lông. Hoa dạng dài nhỏ, tràng màu vàng xanh hơi nhạt, củ gầy gò. Cây thường mọc dại ở ở vùng phía Đông thuộc tỉnh Sơn Đông – Trung Quốc.
Huyền sâm là dược liệu gì?
Huyền sâm là dược liệu gì?

#header-newsletter-signup

Khu vực phân bố

Dược liệu thích hợp với khí hậu vùng ôn đới ấm và vùng cận nhiệt đới.

Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc xuất hiện nhiều ở các tỉnh Chiết Giang, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Quý Châu, Giang Tây,… Ngoài ra, cây còn mọc hoang dại ở nhiều nơi.

Từ những năm 60 cây được di thực từ Trung Quốc vào nước ta và mọc hoang ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Sapa, Hà Giang, Lào Cai,… Ở Việt Nam, cây thích nghi với khí hậu vùng nhiệt đới với độ cao 1.000 đến 1.700m. Cây ưa đất pha cát, màu mỡ, nhiều chất mùn, thoát nước tốt. Ngày nay với giá trị khai thác cao, dược liệu còn được phân bố trồng nhiều tại một số vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng trung du và Đà Lạt để thu hái dược liệu.

Thu hái và chế biến

Thu hái

Củ rễ huyền sâm được phơi khô để dùng làm thuốc chữa bệnh.

Dược liệu thường được thu hoạch vào tháng 7 – 8 đối với khu vực ở đồng bằng và tháng 10 – 11 đối với khu vực miền núi. Vào năm thứ 2 sau khi trồng, thu hoạch lúc cây đã lụi tàn. Để thu hoạch được dược liệu, ta dùng liềm cắt hết phần lá, có thể nhổ hoặc lấy cuốc đào rồi nắm lấy gốc cây rũ lấy củ (cần đào sâu củ để tránh đứt gãy củ), ngắt bẻ lấy củ, cắt rễ con, đầu chồi, tách riêng từng rễ.

Chế biến

Dược liệu được phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 50 – 60 độ C chia ra từng loại to nhỏ. Đến khi củ gần khô (củ còn mềm) thì đem ủ 5 – 10 ngày đến khi ruột có màu đen hoặc đen nâu, rồi tiếp tục phơi hoặc sây ở độ ẩm < 14%.

Cách ủ: Dược liệu sau khi phơi hoặc sấy gần khô thì đem tãi ra nia thành một lớp dày khoảng 15cm. Để ở chỗ mát, lâu lâu trở vài lần, có thể đậy lên trên một lớp rơm mỏng hoặc cái nia khác. Chú ý không nên để quá dày hoặc đậy quá kín dược liệu sẽ dễ bị hỏng thối, hấp hơi. Sau cùng là đem dược liệu phơi ở trời nắng to đến khi khô kiệt. Dược liệu khi cần dùng đem rửa sạch, ủ mềm, thái lát rồi phơi khô.

Phân loại

Nhưng theo các sách thảo dược, mỗi dược liệu có mỗi cách chế biến khác nhau:

  • Đối với việc chế biến Thổ huyền sâm: Dược liệu sau khi thu hoặc về rửa sạch rồi đem sấy khô đến khi khô còn một nửa thì chất thành đống ủ 2 – 3 ngày. Lấy rơm (cỏ rạ) phủ kín bên trên để cho củ ruột thành màu đen, nước bên trong dược liệu thẩm dần ra ngoài. Rồi tiếp tục đem sấy khô 9 phần và loại bỏ đất cát bên ngoài.
  • Đối với việc chế biến Quảng huyền sâm: Dược liệu sau khi thu hoạch về đem phơi nắng được một nửa rồi đem chất thành đống ủ trong 2 – 3 ngày. Sau đó đem phơi nắng qua 40 ngày là khô hoàn toàn. Hoặc có thể dùng lửa sấy nhưng nên chú ý không để ở nhiệt độ quá cao.

Dược liệu sau khi chế biến xong được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Loại tốt củ mập, có màu đen, có dầu, mềm. Còn loại kém có rễ nhỏ, xơ và màu nhạt.

Thành phần hóa học

Trong thân rễ dược liệu có chứa các chất iridoid glycosidvới hai chất chính là harpagin và harpagosid. Nhưng các chất này không bền vững dễ bị chuyển hóa thành dẫn xuất màu đen. Ngoài ra, trong thành phần dược liệu còn có chứa các hoạt chất khác như phytosterol, scrophularin, acid béo, tinh dầu, chất đường, alcaloid,…

Tác dụng dược lý

Trong Đông y

Huyền sâm được nhiều nhà nghiên cứu nhiều bởi những nhà dược học nổi tiếng cả Trung Quốc và Việt Nam. Trong Đông y, huyền sâm có công dụng thanh nhiệt giải độc, sinh tân, dưỡng huyết, giáng hảo, tiêu viêm. Ngoài ra dược liệu được dùng dể điều trị các bệnh do nhiệt độc nhập vào phần dinh, phần huyết và phần tâm dẫn đến tình trạng sốt cao, mê sảng, phát cuồng

Dược liệu có vị mặn, đắng, có tính hàn nên được quy vào Kinh, Phế, Thận. Dược liệu thường được phối hợp với thiên môn đồng, thạch hộc và mạch môn để chữa các chứng bệnh do tân dịch bị tổn thương. Hoặc dùng dược liệu kết hợp liên kiều, ké đầu ngựa, kiêm ngân hoa để điều trị viêm ti, viêm họng, mụn nhọt, đau mắt đỏ, ban chẩn,… Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng nhuyễn kiên tán kết, tức là làm mềm các khối rắn như lao hạch, u, nhọt độc, cục và có tác dụng tư bổ thận âm, tiêu khát.

Trong y học hiện đại

Theo két quả nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học, dược liệu có một số tác dụng sau:

  • Tác dụng kháng khuẩn: Kết quả từ nghiên cứu cho thấy, nước sắc từ huyền sâm có khả năng kháng khuẩn mạnh đối với trực khuẩn mủ xanh, giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh về da.
  • Tác dụng an thần: Những thành phần trong huyền sâm có tác dụng chống co giật và làm dịu thần kinh. Trên thực tế, dược liệu này cũng đã được y học cổ truyền sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị khó ngủ, mất ngủ, khó chịu, tinh thần bứt rứt
  • Đối với tim mạch: Dược liệu có tác dụng co mạch, từ đó làm tăng huyết áp
  • Nước sắc từ huyền sâm có tác dụng hạ nhiệt
  • Cồn chiết xuất từ huyền sâm có tác dụng làm tăng lưu lượng máu ở mạch vành và tăng sức chịu đựng của tim ở trạng thái thiếu oxy.
Huyền sâm có tác dụng gì?
Huyền sâm có tác dụng gì?

Công dụng và liều dùng

Huyền sâm có tác dụng gì?

  • Điều trị viêm họng, viêm amidan cấp và mãn tính
  • Chữa viêm tắc mạch máu ở tay chân
  • Điều trị bệnh lao phổi
  • Trị loa lịch lâu năm
  • Trị lở ngứa, mụn nhọt
  • Các chứng nhiệt, thổ huyết, chảy máu cam
  • Phát ban, sốt cao, mê sảng
  • Mất nước, táo bón
  • Viêm động mạch thể uất nhiệt
  • Điều trị da tay bong tróc, khô ráp
  • Chữa bệnh lao phổi gây suy nhược cơ thể kèm ăn uống kém
  • Điều trị chứng bạch hầu
  • Làm sáng mắt
  • Điều trị thoát vị tiểu đường
  • Lở mũi do nhiệt
  • Chữa loét miệng
  • Điều trị lao hạch, viêm hạch chứng nhọt ở ngực
  • Chữa ho dai dẳng không dứt do phế hư phế âm hư,…

Những bài thuốc chữa bệnh từ huyền sâm

Điều trị hạch lao, viêm hạch, nổi hạch ở cổ, vú và lao màng bụng nổi cục

Lấy 20g huyền sâm, nghệ đen, mộc thông, rẻ quạt, bồ công anh mỗi dược liệu 10g. Đem tất cả dược liệu đem sắc nước uống mỗi ngày, uống liên tục đến khi bệnh khỏi hẳn.

Chữa viêm họng, chữa amidan

Lấy 10g huyền sâm, 5g cát cánh, 8g mạch môn, 3g cam thảo và 3g thăng ma. Đem tất cả dược liệu sắc cùng với 600ml nước, đun đến khi còn 200ml thì ngưng. Chắt lấy nước và chia ra làm 3 phần để uống, ngậm hoặc súc miệng.

Trị lao phổi

Chuẩn bị huyền sâm, sinh địa, sa sâm, mạch môn mỗi dược liệu 12g; Bách bộ, thiên môn,a giao mỗi dược liệu 8g. Đem tất cả dược liệu sắc kỹ, chia làm 3 phần uống trong ngày, ngày dùng duy nhất 1 thang.

Hoặc lấy 58-g huyền sâm, 480g mật ong và 180g cam tùng. Đem dược liệu tán thành bột, cho mật ong vào trộn đều rồi bỏ vào hũ kín, chôn xuống lòng đất 10 ngày. Sau khi lấy lên tiếp tục dùng tro luyện với mật, cho vào bình và ủ kín trong 5 ngày. Tiếp đó láy ra đem đốt cháy rồi cho người bệnh ngửi.

Điều trị động mạch viêm tắc

Lấy 40 – 80g huyền sâm, 20 – 60g đương quy, 80 – 100g kim ngân hoa, và 30g cam thảo. Đêm tất cả sắc uống, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Bài thuốc này thích hợp thời kỳ ngón chân tím và bắt đầu viêm loét.

Hoặc lấy 30g huyền sâm, 20 – 30g đương quy, 12 – 15g một dược chế, 15g liên kiều, 20 – 30g đơn sâm, 12g bạch giới tử, 15 – 30g liên kiều, 30 – 60g kim ngân hoa và 15g ngưu tất. Đem tất cả sắc nước uống trong ngày, thích hợp cho người thể uất nhiệt.

Hoặc lấy 20 – 30g huyền sâm, 15 – 30g thạch hộc, 15 – 30g sinh địa, 15g đương quy, 15g xích thược, 20g bồ công anh, 30g kim ngân hoa. Đém tất cả sắc với nước uống, thích hợp với người thể âm hư uất nhiệt.

Những bài thuốc từ huyền sâm
Những bài thuốc từ huyền sâm

#header-newsletter-signup

Trị loét miệng

Chuẩn bị 12g huyền sâm, sa sâm, hoàng bá, mạch môn, ngọc trúc mỗi thứ 12g; Cỏ nhọ nồi và sinh địa mỗi thứ 16g; Đan bì, tri mẫu mỗi thứ 8g và 4g cam thảo. Sắc nước uống trong ngày, ngày uống 1 thang, chia làm 3 lần. kiên trì uống cho tới khi bệnh thuyên giảm hẳn.

Điều trị bệnh tiểu đường gây khát nhiều và táo bón

Chuẩn bị 15g huyền sâm, 4g hạnh nhân, 9g thương truật, mần tưới, hoàng cầm và hoàng liên mỗi dược liệu 6g. Đem sắc uống trong ngày, chia làm 3 phần, ngày dùng 1 thang. Kiên trì dùng liên tục trong 3 -4 tuần sau đó ngưng uống 1 tuần rồi tiếp tục liệu trình.

Trị ban sởi

Lấy 12g huyền sâm và 4g tê giác đem sắc lấy nước uống

Trị lao hạch lâm ba và hạch lâm ba viêm

Lấy 16g huyền sâm, 12g hạ khô thảo, 12g mẫu lệ, 16g liên kiều và 8g bối mẫu đem sắc lấy nước uống

Lưu ý khi sử dụng huyền sâm

Có thể thấy, khi sử dụng các bài thuốc từ thảo dược có thể mang đến hiệu quả an toàn hơn so với thuốc tây và đồng thời không gây hại đến sức khỏe nếu sử dụng dược liệu trong  thời gian dài. Tuy nhiên, khi sử dụng dược liệu mọi người cần chú ý đến những điều sau để có được liệu trình trị bệnh tốt nhất:

  • Đối với những người bị tỳ vị thấp, huyết thiếu, mắt mờ, tiêu chảy, hàn đàm đình ẩm, khí huyết hư tổn, hàn nhiệt, âm hư, chi nhãn, bụng đau mà không có nhiệt hoặc âm hư kèm tiêu chảy , tỳ hư kèm tiêu chảy tuyệt đối không nên dùng
  • Khi sử dụng dược liệu tuyệt đối không nên kết hợp chung với can khương, hoàng kỳ, sơn thù, đại táo, lê lô.
  • Không nên tự ý thêm bớt các dược liệu trong bài thuốc, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn trước khi sử dụng
  • Một số tác dụng phụ có thể gặp như tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn
  • Huyền sâm có thể tương tác với một số loại thuốc tân dược như thuốc ức chế beta, thuốc chống rối loạn nhịp tim, thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thuốc an thần,… Do đó, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
  • Tuyệt đối không dùng huyền sâm cho phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú và trẻ em

3 thoughts on “Huyền sâm là gì? Tác dụng của huyền sâm đối với sức khỏe

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ