Cam thảo là gì?Những bài thuốc chữa bệnh từ cam thảo

Cam thảo hay còn có tên gọi là cam thảo bắc, từ xa xưa đã được sử dụng như một loại dược liệu quý trong việc chữa và điều trị bệnh. Vậy cam thảo có công dụng chữa những bệnh nào, có dễ sử dụng không. Các bạn hãy cùng Life Gift tìm hiểu nhé!

Mô tả đặc điểm cây cam thảo

Cam thảo là cây gì?

Cây có tên khoa học là Clycyrrhiza uralensis fish và Glycyrrhixa glabra L. Cây còn có tên gọi khác là cam thảo bắc, cam thảo nam, cam thảo dây, quốc lão, cam thảo đất, sinh cam thảo,…

Cam thảo bắc

Là loài thuốc quý, sống lâu năm, thân cao khoảng 0,5 – 1,5m, thân yếu có lông mềm, ngắn. Rễ có màu vàng nhạt, lá kép lông chim lẻ, mọc so le nhau, có khoảng 9 – 17 lá chét hình trứng (hoặc hình trái xoan tù).

Hoa có hình bướm, hoa nhỏ màu tím nhạt hợp thành chùm dài mọc đứng ở kẽ lá. Quả như quả đậu, thuôn, dẹp, thẳng hoặc hơi cong có lông cứng. Trong quả có 2 – 8 hạt nhỏ dẹt có màu đen nhạt hoặc màu xám nâu, mặt bóng.

Cây thường cho hoa vào tháng 6 – 7 và cho quả vào tháng 7 – 9

Cam thảo nam

Là loài cây nhỏ, thân cao khoảng 0,4 – 0,7. Thân cây khi già đi sẽ hóa gỗ ở gốc và rễ to hình trụ, thân non sẽ có nhiều khía dọc, thân mọc thẳng đứng. Lá mọc đối hoặc mọc vòng 3 lá một, có hình trứng hoặc hình mác, phiến nguyên, hẹp dần ở gốc, mép có răng cưa, lá không có lông, gân lá hình lông chim.

Hoa nhỏ có màu trắng, mọc riêng lẽ hoặc mọc thành đôi ở kẽ lá. Quả có hình cầu, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ, luôn mọc ở kẽ lá tạo thành điểm nhấn đặc sắc của cây. Rễ chính nhỏ và có nhiều rễ phụ, có màu nâu đỏ nhạt, cây có mùi thơm nhẹ vị đắng nhưng sau hơi ngọt.

#header-newsletter-signup

Phân bố

Đối với cam thảo bắc được trồng chủ yếu ở Trung Quốc, chúng phát triển tốt ở các vùng địa hình núi cao ở các tỉnh như Hắc long Giang, Cam Túc, Liêu Ninh, Thiển Tây.

 

Tại Việt Nam, từ xưa cam thảo nam thường mọc hoang ở dọc bờ ruộng, ven đường đi, ở các bờ ao. Cây thuộc vùng nhiệt đới thích hợp vơi khí hậu ẩm ướt. Cam thảo nam được tìm thấy ở châu Mỹ, miền Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.

Từ xưa đây được xem là nguồn dược liệu quý, như chữa các bệnh về đường hô hấp, trào ngược dạ dày, nâng cao hệ miễn dịch, viêm phế quản,… Thông thường, nguồn dược liệu cam thảo tại Việt Nam đều được nhập từ Trung Quốc về.

Bộ phận dùng

Bộ phận được sử dụng làm thuốc là phần thân và phần rễ của cây. Do đó cam thảo được thu hoạch quanh năm, nhưng theo kinh nghiệm dân gian cây sẽ được thu hoạch từ tháng 2 – 8. Vì đây là thời gian thích hợp nhất do cây mang nhiều dưỡng chất và rất có lợi cho sức khỏe.

Cam thảo sau khi thu hái về sẽ được bào chế ở nhiều dạng khác nhau. Nhưng chủ yếu là bào chế ở dạng bột, phơi khô và tẩm mật. Dược liệu sau khi được bào chế sẽ được đựng trong lọ kín hoặc túi nilon dày dặn để tránh không khi lọt vào. Dược liệu được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh ẩm mốc hoặc côn trùng gây hại.

Cam thảo có công dụng gì?

  • Điều trị các bệnh về da như viêm nang lông, chốc lở, viêm mô tế bào da,…
  • Giúp giảm khó tiêu và trào ngược axit
  • Làm dịu các tình trạng về hô hấp như khó thở, suy nhược hô hấp,…
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
  • Làm giảm giai đoạn tiền mãn kinh
  • Hỗ trợ điều trị viêm gan C
  • Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
  • Chữa viêm họng, ho có đờm
  • Điều trị thấp chẩn, mụn rộp, eczema
  • Chữa viêm gan, vàng da
  • Điều trị suy giãn tĩnh mạch
  • Làm đẹp da, chữa nhọt
  • Giúp bồi bổ khỏe, chống suy nhược cơ thể
  • Giúp cải thiện chức năng gan, làm mát gan giải độc, điều trị viêm gan do virus
  • Ngăn ngừa các bệnh về răng miệng và chữa sâu răng
  • Giúp ăn ngon miệng, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, thúc đẩy quá trình hệ tiêu hóa

Những bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả từ cam thảo

Điều trị viêm họng, ho có đờm

Lấy 10g cam thảo đem pha như nấu trà, để trà ngấm 10 – 15 phút là có thể sử dụng. Với bài thuốc này có thể sử dụng hàng ngày và dùng đến khi nước hết vị ngọt thì nên nấu lại bình mới.

Hoặc có thể sử dụng cách khác bằng cách lấy 4g – 8g cam thảo, nhân sâm (hoặc đảng sâm), bạch truật, phục linh mỗi nguyên liệu 12g. Đem tất cả nguyên liệu nấu cùng với 600ml nước, đun đến khi nước cô cạn lại còn ½ thì ngưng. Với bài thuốc này, mỗi ngày chỉ được uống 1 lần và uống khi nước còn ấm. Ngoài ra, còn có thể lấy cam thảo khô đem nướng rồi tán ra thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 4g cam thảo đã tán pha với nước ấm để uống. Theo như các chuyên gia, mỗi ngày chỉ nên sử dụng 3 – 4 lần sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.

Điều trị hô hấp suy nhược, khó thở

Chuẩn bị cam thảo 12g, đương quy 10g, nhị sâm 8g. Lấy tất cả nguyên liệu đem tán ra thành bột mịn, mỗi ngày chỉ được sử dụng 4g và pha cùng với nước ấm. Ngày dùng 3 – 4 lần sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.

Giúp làm đẹp da, chữa nhọt

Lấy 3 muỗng cafe bột cam thảo, 2 muỗng cafe mật ong và 1 muỗng sữa tươi. Đem tất cả nguyên liệu trộn đều tạo thành hỗn hợp sánh lỏng. Rửa sạch mặt bằng nước ấm để giúp lỗ chân lông giãn ra sẽ dễ hấp thu dưỡng chất. Lấy hỗn hợp đắp đều lên mặt giữ khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa mặt thật sạch. Mỗi tuần chỉ nên sử dụng 2 – 3 lần, hạn chế lạm dụng quá nhiều. Ngoài ra, có thể dùng kết hợp bằng cách uống kèm với tinh bột nghệ để mang lại hiệu quả tối ưu. Sau một thời gian sử dụng sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ đấy.

#header-newsletter-signup

Điều trị viêm loét dạ dày

Lấy 15ml cao cam thảo lỏng hòa cùng 200ml nước ấm. Ngày sử dụng 4 lần, dùng liên tục 1 – 2 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Hoặc có thể lấy 4g cam thảo, bạch linh, bạch thược, sài hồ, hương phụ, chỉ xác, tô ngạnh, diên hồ mỗi nguyên liệu 12g và xuyên luyện tử 10g. Đem tất cả nguyên liệu trên đun cùng 1,5 lít nước, đun đến khi còn lại 1/3 nước thì ngưng. Lấy nước uống ngày 4 lần dùng liên tục đến khi khỏi bệnh, giúp giảm buồn nôn, trung tiện và tiêu hóa tốt.

Lưu ý khi sử dụng cam thảo

Khi sử dụng cam thảo để chữa bệnh mọi người cần đặc biệt lưu ý sau:

  • Khi sử dụng cam thảo không nên kết hợp với nhân trần vì khi kết hợp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
  • Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng. Đối với trẻ em và phụ nữ đang cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để có được lời khuyên phù hợp, tuyệt đối không được tự ý dùng.
  • Khi đang sử dụng cam thảo tuyệt đối không nên sử dụng cùng với các loại thuốc khác. Đặc biệt là các loại thuốc giúp lợi tiểu, cao huyết áp, bệnh thận, thuốc điều chỉnh nhịp tim, thuốc tránh thai,…
  • Đối với những người không mắc bệnh, mỗi ngày không được dùng quá hai gói trà cam thảo.
  • Những người bị dị ứng và dễ mẫn cảm nên thận trọng trước khi dùng và nếu trong quá trình sử dụng có bất kỳ phản ứng nào nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
  • Trong quá trình sử dụng, nên sử dụng đúng liều lượng và không được tự ý thêm các nguyên liệu khác nếu chưa có ý kiến của bác sĩ. Nếu dùng quá liều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe với một số tác dụng phụ như làm giảm lượng kali trong máu, suy tim, co giật,…

Do đó, với những nguyên liệu đông y không phải có thể sử dụng tùy ý. Nếu có nhu cầu điều trị thì tốt nhất nên gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn. Với bài viết này Life Gift hy vọng có thể giúp bạn tìm hiểu nhiều hơn về loại thuốc này.

2 thoughts on “Cam thảo là gì?Những bài thuốc chữa bệnh từ cam thảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ