Hoài sơn là gì? Những bài thuốc từ hoài sơn

Trong Đông y, hoài sơn có tác dụng kéo dài tuổi thọ, chữa chấn thương, bồi bổ cơ thể, tăng sức cơ bắp, chống đói. Ngoài ra, hoài sơn là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, là một vị thuốc quý. Tuy nhiên, hoài sơn có tác dụng gì? Dược liệu được sử dụng như thế nào? Hãy cùng gia công thực phẩm chức năng Life GIft tìm hiểu về hoài sơn nhé!

Mô tả đặc điểm hoài sơn

Hoài sơn
Hoài sơn

Hoài sơn là gì?

Dược liệu hoài sơn thuộc họ củ nâu có tên khoa học là Dioscorea persimilis và có nhiều tên gọi khác nhau như củ mài, khoai mài, sơn dược, củ lỗ,…

Hoài sơn là loại dây leo quấn, thân nhẵn, có màu hồng và hơi có gốc cạnh. Những củ nhỏ thương mang ở nách lá gọi là thiên hoài, mỗi cây có khoảng 1 – 2 củ rễ. Lá mọc đối xứng hoặc so le nhau, đầu nhọn, có hình tim dài hoặc đôi khi là hình mũi tên, có 5 – 7 gân gốc, có cuống dài.

Hoa mọc thành cụm gồm nhiều hoa nhỏ mọc ở kẽ lá, có màu vàng. Hoa cái và hoa đực khác gốc, cụm hoa đơn gồm các hoa khúc khuỷu. Quả nang có 3 cánh, có dìa, quả khô cây không còn lá, hạt màu nâu xỉn có cánh mỏng. Cây thường ra hoa vào tháng 5 – 7 và ra quả vào tháng 8 – 10.

Củ có hình trụ tròn hơi dẹt mọc đơn độc hoặc từng đôi. Củ ăn sâu vào đất hàng chục mét, hơi phình ở gốc, thịt mềm màu trắng, vỏ ngoài có màu nâu xám.

Từ xưa, củ mài loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được dân ta sử dụng hàng trăm năm. Trong thời kỳ kháng chiến, nhờ có hoài sơn mà bộ đội ta sử dụng làm lương thực để tiến hành đấu tranh trong lòng địch.Vào thời kỳ đói kém, dân ta dùng củ mài làm lương thực giúp đồng bào ta chống đói.

Khu vực phân bố

Dược liệu hoài sơn xuất hiện nhiều nước ở khu vực Đông và Đông Nam Châu Á như Trung Quốc, Lào, Campuchia,… Cây mọc hoang ở những khu vực rừng núi với độ cao khoảng 100 – 600m.

Ở Việt Nam, cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta chủ yếu là Thanh Hóa, Nghệ An, Lào Cai, Yên Bái, Quãng Bình, Hà Tĩnh,…

Thu hoạch và chế biến

Dược liệu được thu hoạch vào được thu hoạch vào khoảng tháng 10 –  11 đến tháng 3 – 4 vì đây là thời điểm dược liệu có chất lượng tốt nhất. Người ta thường dùng thân rễ hoài sơn làm dược liệu hoặc làm lương thực.

Dược liệu sau khi đào về đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ, ngâm trong nước phèn chua để loại bỏ nhớt, cứ 10g phèn chua ngâm trong 1 lít nước, đem sấy 2 ngày 2 đêm rồi lấy ra phơi. Tuy nhiên, nếu muốn xuất khẩu cần phải chế biên phức tạp hơn.

Dược liệu sau khi thu hoạch về phải chế biến trong vòng 3 ngày nếu không dược liệu sẽ bị hỏng.

Chế biến hoài sơn

Việc chế biến dược liệu gồm 3 giai đoạn:

Sấy diêm sinh lần thứ nhất:

Dược liệu sau khi gọt vỏ đem xông diêm sinh, cứ 100kg hoài sơn dùng 2kg diêm sinh. Trong lò sấy, xếp dược liệu thành hình cũi lợn để các dược liệu đều hưởng diêm sinh. Sau khi sấy diêm sinh 2 ngày 2 đêm, cần u lại một đêm, rồi đem sấy nhẹ cho khô hoặc đem phơi nắng nhỏ. Tiếp tục đem ngâm nước 2 ngày 2 đêm rồi rửa sạch, đem phơi nắng đến khi khô hẳn là được.

Sấy diêm lần thứ 2:

Xếp dược liệu vào lò như lần đầu rồi đốt diêm sinh 1 ngày 1 đêm, cứ 100kg dược liệu dùng 1kg diêm sinh. Đến khi dược liêụ mềm như chuối là được, nếu dược liệu chưa mềm thì đem sấy lại. Sau khi sấy xong cho dược liệu vào trong vại ủ, đậy vại bằng bao tải đã nhúng nước. Ủ một ngày một đêm, đem dược liệu ra chỉnh dược liệu cho đều đặn rồi đặt lên ván mà lăn, lăn đến khi hai đầu lõm vào. Sau đó đem dược liệu sấy nhẹ cho khô hoặc phơi nắng nhẹ, sửa lại lần nữa cho dược liệu có hình dạng đẹp, rời lăn lại lần nữa cho nhẵn bóng rồi phơi lại thật khô. Lấy dược liệu nhúng nhanh vào nước rồi lấy ra dùng giấy ráp đánh cho bóng.

Sấy diêm sinh lần thứ ba:

Tiếp tục sấy diêm sinh lần nữa, cứ 100kg dược liệu dùng 200g diêm sinh. Sấy 1 ngày 1 đêm, khi đóng hòm cần phân loại dược liệu ra nhiều hạng:

  • Hạng nhất: 4 khúc dược liệu nặng 0,5kg
  • Hạng hai: 6 khúc dược liệu nặng 0,5kg
  • Hạng ba: 8 khúc dược liệu nặng 0,5kg
  • Hạng tư: 10 khúc dược liệu nặng 0,5kg
  • Hạng năm: 12 khúc dược liệu nặng 0,5kg
  • Hạng sáu: 14 khúc dược liệu nặng 0,5kg

Củ mài tốt phải có màu trắng bóng, chất củ rắn chắc, không xốp, không vàng, không bị sâu mọt, không có vết lỗ chỗ. Dược liệu được bảo quản trong túi kín hoặc hộp kín, để nơi khô ráo, tránh nơi ẩm ướt.

Thành phần hóa học

Thành phần chủ yếu trong dược liệu hoài sơn là tinh bột chiếm 60%, 6.75% protein, 2 – 2.8% chất nhầy và 0,45% lipid. Ngoài ra dược liệu còn chứa các hoạt chất khác như vitamin C, saponin có nhân sterol, dioscin, allantoin, cholin, các men oxy hóa, cùng hàng loạt các axit amin và nhiều nguyên tố vi lượng khác.

Tác dụng dược lý

Trong Đông y

Dược liệu hoài sơn có vị ngọt, tính bình nên được quy vào 4 kinh tỳ, phế, vị và thận. Dược liệu thường được dùng trong những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Dược liệu có tác dụng bồi bổ tỳ vị, thận, bổ phế rất tốt.Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, tốt cho các hoạt động bài tiết của thận, bổ phổi, bệnh xuất tinh ở nam giới,…

Ngoài ra, dược liệu sau khi được làm khô có tác dụng tăng cường sinh lực, bổ thận, tráng dương, sáng mắt, tăng cường sinh lực rất tốt.

Trong y học hiện đại

Giúp bồi bổ cơ thể: Hoạt chất Muxin trong dược liệu có tác dụng nâng cao sức khỏe và bồi bổ cơ thể.

Điều trị bệnh tiểu đường: Ở Nhật Bản đã có trường hợp sử dụng củ mài điều trị bệnh tiểu dường đã dùng insulin không khỏi.

Thủy phân đường: Men tồn tại trong củ mài ở nhiệt độ 45 – 55 độ C có khả năng thủy phân đường rất lớn

Tác dụng với viêm loét: Trên những thí nghiệm trên súc vật cho thấy, nước sắc từ dược liệu khi uống có tác dụng làm lành viêm loét ở miệng

Tác dụng trên tiêu hóa: Thí nghiệm trên động vật cho thấy, nước sắc từ củ mài có tác dụng ức chế co thắt ruột do adrenalin gây nên và có tác dụng giúp hồi phục nhu động đều đặn.

Công dụng và liều dùng của hoài sơn

Hoài sơn có tác dụng gì?

  • Giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính
  • Điều trị thận yếu
  • Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
  • Điều trị bệnh viêm đại tràng, viêm dạ dày
  • Điều trị ho, giúp bổ phổi
  • Điều trị di mộng tinh
  • Hỗ trợ điều trị tăng cholesterol máu
  • Giúp bổ thận
  • Điều trị tiểu đêm nhiều lần
  • Chữa huyết áp cao
  • Điều trị suy dinh dưỡng, cải thiện tình trạng gầy yếu ở trẻ
  • Giúp bồi bổ cơ thể sau khi ốm
  • Điều trị sỏi mật
  • Điều trị tiêu chảy kéo dài
  • Điều trị suy nhược cơ thể

Những bài thuốc chữa bệnh từ trắc bách diệp

Điều trị sỏi mật và tiểu đường

Lấy 60g hoài sơn, 120g ý dĩ và 1 lá lách lợn. Đem tất cả dược liệu nghiền nhỏ rồi nấu với gạo nếp thành cháo và ăn trong ngày.

Điều trị suy nhược và bổ huyết ở người cao tuổi

Chuẩn bị hoài sơn, rễ hà thủ ô, đậu đen đã sao cháy, lõi giác huyết và quả tơ hồng mỗi dược liệu 100g, 5g muối rang, 30g hạt vừng đen, 10g gạo nếp, 20g lá ngải cứu và mật ong. Đem tất cả dược liệu tán thành bột, cho mật ong vào rồi vo thành viên. Ngày uống 10 – 20g.

Điều trị suy dinh dưỡng

Chuẩn bị 20g hoài sơn đã sấy khô, 50g gạo, 20g đường trắng, 10g đậu biển và 1 lòng đỏ trứng gà. Lấy gạo và đậu biển xay thành bột, rồi trộn đều với lòng đỏ trứng, cho hoài sơn vào nấu cháo. Sau khi chín, cho thêm đường, ăm khi cháo còn nóng, ngày ăn 1 lần, ăn liên tục trong 15 ngày.

Điều trị tiểu đêm nhiều lần

Lấy hoài sơn (chưng rượu), ích trí nhân và ô dược với lượng bằng nhau. Đem tất cả dược liệu tán mịn rồi vo thành viên hoàn, lần dùng 8 – 12g, ngày uống 2 – 3 lần.

Hoài sơn điều trị thận hư gây đau lưng

Chuẩn bị hoài sơn, nhục thung dung, đỗ trọng, thỏ ty tử, ngưu tất, sơn thù mỗi dược liệu 12g; Sinh địa và câu kỷ tử mỗi dược liệu 12g. Đem dược liệu chế thành viên hoàn hoặc sắc uống. Hoặc lấy 16g hoài sơn, 16g đỗ trọng, 12g câu kỷ tử, 12g đương quy, 12g thỏ ty tử, 10g lộc giác giao, 10g sơn thù, 26g thục địa, 8g nhục quế, 6g kỷ tử. Đem tất cả dược liệu chế thành viên hoàn hoặc sắc uống.

Điều trị tăng cholesterol trong máu

Chuẩn bị củ mài, sơn thù mỗi dược liệu 10g; Phục linh, đơn bì, trạch tả mỗi dược liệu 8g và thục địa 20g. Đem tất cả sắc uống.

Điều trị viêm phế quản mãn tính

Chuẩn bị củ mài, đảng sâm mỗi dược liệu 16g; Chích cam thảo, bắc hạnh nhân, thổ bối mẫu mỗi dược liệu 10g; Phục linh, bách hợp và mạch môn mỗi dược liệu 12g. Đem dược liệu sắc lấy nước uống. Hoặc lấy 100 – 200g củ mài sống sắc nước uống thay trà

Lưu ý khi sử dụng hoài sơn

Để sử dụng dược liệu đúng cách bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng dược liệu có hiệu quả.

Trong quá trình sử dụng hoài sơn nếu có dấu hiệu bất thường nào nên đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị

Đối với trường hợp dùng kiện tỳ chỉ tả chỉ nên sao vàng và trường hợp cần bổ âm thì nên dùng sống

 

 

2 thoughts on “Hoài sơn là gì? Những bài thuốc từ hoài sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ