Bạch truật là gì? Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dùng

Bạch truật còn có tên gọi khác như đông truật, triết truật, ư truật,… Từ lâu, bạch truật đã được xem là vị thuốc quý trong những bài thuốc chữa bệnh từ Đông y. Thường được dùng giúp nâng cao sức khỏe, bồi bổ thể trạng, chữa suy nhược cơ thể, ăn uống kém. Tuy nhiên, dược liệu này còn có nhiều công dụng khác nhau mà ít ai biết đến. Vì vậy để hiểu rõ hơn về lọai dược liệu này, hãy cùng gia công thực phẩm chức năng Life Gift tìm hiểu nhé!

Mô tả đặc điểm cây bạch truật

Bạch truật
Bạch truật

Bạch truật là gì?

Dược liệu bạch truật có tên khoa học là Atractylodes macrocephala Koidz. Cây thuộc họ Cúc với nhiều tên gọi khác nhau như sinh bạch truật, sơn liên, sơn khương, truật, triết truật, đông truật, bạch đại thọ, dương phu, mã kế,…

Bạch truật là loại cây thân thảo sống lâu năm, có thân rễ to, mọc sát đất, cao khoảng 80cm. Thân cây thẳng, phần dưới thân hóa gỗ, mọc đơn hoặc phân nhánh ở bộ phận trên. Lá mọc thưa, mọc so le, dai, phần dưới của thân có cuống dài, phần trên cuống ngắn. Lá ở dưới gốc rộng, ôm lấy thân. Phiến lá xẻ sâu 3 thùy, thùy giữa to có hình trừng hoặc hình bầu dục. Hai đầu nhọn gốc lệch, mép có răng cưa đều và nhọn. Các lá gần ngọn thân có phiến nguyên, hình mũi mác hoặc hình thuôn, mép có răng cưa. Phần dưới có một lá bắc hình lông chim hoặc hình lá xẻ sâu, gân lá nổi rất rõ ở mặt dưới.

Cụm hoa hình đầu, lớn, mọc khá nhiều, mỗi hoa thường có hai màu, màu đỏ tím ở phần trên và màu trắng phần dưới xẻ làm 5 thùy hình mũi mác, xoắn ra ngoài. Hoa có 5 nhụy liền nhau trông như sợi chỉ, chỉ nhị hình sợi dẹp.

Bầu hoa có màu nâu nhạt, mặt ngoài có lớp lông nhung mềm phần trên có hình lông chim.

Quả bế có hình bầu dục hoặc hình cầu, hơi dẹt có màu xám và kích thước quả hơi bé. Cây thường cho hoa và quả và tháng 8 – 11 hàng năm.

Khu vực phân bố

Những năm trước đây bạch truật được nhập từ Trung Quốc (dược liệu được trồng nhiều ở Hồ Nam và Triết Giang) vào nước ta. Gần đây đã di thực vào Việt Nam nhưng chỉ mới được bắt đầu đưa vào trồng rộng rãi trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, điều đặc biệt là nước ta có thể trồng ở cả miền cao có khí hậu lạnh và những khu vực đồng bằng nóng, thấp. Đồng bằng là nơi được trồng thu lấy củ và nơi cao lạnh củ yếu là nhân và giữ giống. Nếu trồng bạch truật ở nơi núi cao lạnh phải 2 – 3 năm mới thu hoạch được, nhưng thời gian trồng và thu hoạch ở đồng bằng có thể rút ngắn thời gian xuống còn 10 – 12 tháng.

Thu hái, chế biến

Bộ phận dùng của bạch truật

Phần dược liệu đước lựa chọn làm thuốc là phần thân rễ cứng chắc, ruột màu trắng ngà, có mùi thơm nhẹ, củ rắn chắc có nhiều dầu là tốt.

Thân rễ khi phơi khô, dạng khối lồi chồng chất hoặc rễ con dạng chuỗi liền, hình dài, cong queo không đều, dài 3 – 9cm, thô 1,5 – 7cm hoặc đến hơn 3cm.

Bên ngoài màu xám nâu hoặc màu nâu đất, phần dưới phình lớn có nhiều vết nhăn dọc nối dài, vân rãnh cứng giòn, phần trên có gõ tàn của thân, mặt cắt ngang màu nâu nhạt hoặc màu vàng trắng không bằng phẳng thường có những lỗ rỗng và có mùi thơm mạnh. Là loại củ cứng chắc, giữa trắng ngà, có dầu thơm nhẹ là tốt.

Bạch truật là gì?
Bạch truật là gì?
#header-newsletter-signup
#header-newsletter-signup

Thu hái

Thời gian từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 là thời gian thu hoạch bạch truật. Nếu thu hoạch quá sớm, củ còn non, cây chưa già, hoa nhiều, tỷ lệ khô thấp. Thu hoạch quá nhiều khiến cây phải mọc lên nhiều chồi mới trong thời gian ngắn, làm tiêu hao nhiều dinh dưỡng của cây và trở nên kém chất lượng.

Cây được thu hoạch khi thân cây đã chuyển sang màu vàng, phần ngọc cây đã cứng, dễ bẻ gãy là đúng lức thu hoạch. Khi thu hoạch nên chọn ngày nắng ráo, đất khô, việc thu hái sẽ dễ dàng hơn. Cây sau khi được nhổ, dùng dao cắt bỏ phần  thân lấy củ về chế biến.

Chế biến

Dược liệu sau khi thu hoạch về rửa sạch đem ngâm trước 4h, ủ kín 12 giờ (hoặc có thể đồ khoảng 4 tiếng) cho đến khi mềm. Sau đó, đem bào mỏng hoặc thái lát rồi đem phơi khô (hoặc dùng để sống) hoặc có thể tẩm với bột hoàng thổ rồi phơi khô sao vàng hoặc tẩm nước gạo đặc rồi sao vàng. Hoặc có khi chỉ cần thái mỏng rồi sao cháy.

Những nếu theo kỹ thuật chế biến của Trung Quốc thì chỉ cần sơ chề dược liệu theo hai phương pháp sau:

  • Sấy khô: Đem những củ đã được chọn lọc kỹ rồi đưa lên giàn sấy. Thông thường mỗi lò sấy có thể sấy được 250 củ tươi.
  • Phơi khô: Dược liệu sau khi đem về rửa thật sạch rồi phơi trong 15 – 20 ngày. Phơi đến khi khô kiệt là được, nhưng nếu gặp trời mưa thì cần phải trải ra chỗ râm mát, thoáng gió để tránh dược liệu dồn đống làm dược liệu bị bị mốc, ủng thối.

Khi sấy, lúc đầu để lửa to và đều, sau khi củ nóng thì để lửa nhỏ dần, sấy 5 – 6 giờ đều củ để củ khô đều. Sau đó lại sấy 6 giờ, đến khi củ khô được 50% thì đem cắt, rửa cho củ dẹp, cắt bỏ rễ, chia củ to bỏ xuống dưới, củ nhỏ bỏ lên trên để được khô đều.

Cứ sấy liên tục như vậy khoảng 8 -12 tiếng lúc củ khô độ 70 – 80%. Rồi đem vào sọt ủ 10 – 15 ngày, chờ cho nước trong giữa củ thấm ra ngoài, vỏ ngoài mềm. Sau đó đem ra sấy lại lần cuối khoảng 24 tiếng. Ở những tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam sau khi sấy khô xong cho củ vào rổ rồi sát cho vỏ bong sạch.

Bình thường cứ 3,5kg củ tươi sau khi sấy khô xong sẽ thu được 1,5kg củ khô.

Bạch truật có tác dụng gì?
Bạch truật có tác dụng gì?

Bảo quản

Dược liệu sau khi phơi khô rất dễ bị ẩm mốc và hư hại, nên cần được bảo quản ở nơi khô ráo. Nếu thấy ẩm mốc phải đem phơi sấy hoặc sấy diêm sinh để tránh gây hư hại nghiêm trọng đến dược liệu.

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu cho thấy, trong rễ và củ bạch truật chứa 1,4% tinh dầu và gồm atracylenolid I, II, III, atractylon, eudesmol, Vitamin A,… Tuy nhiên, những thành phần hoạt chất trong bạch truật vẫn chưa rõ ràng.

Tác dụng dược lý

Trong Đông y

Đối với Đông y, bạch truật có tính ấm, vị đắng, mùi thơm nhẹ, chỉ tả, hòa trung, táo thấp, lợi thủy, an thai, có tác dụng kiện tỳ.

Đây được xem là vị thuốc bổ dưỡng, và được dùng để điều trị các bệnh bụng trướng đầy, nôn mửa, ăn chậm tiêu, đi ngoài phân lỏng, phân sống, đau dạ dày, an thai (ốm nghén, nôn ọe, đau bụng), viêm ruột mãn tính, chữa sốt ra mồ hôi, phù thũng.

Đối với y học cổ truyền Trung Quốc, dược liệu còn có tác dụng chống phù, tăng tiết mồ hôi, lợi tiểu, ho, đái tháo đường. Không những vậy, dược liệu còn được chỉ định trong chữa thấp khớp, đau nhức đầu, viêm đường tiêu hóa.

Đối với y học cổ truyền Nhật Bản, đây được xem là dược liệu được dùng để điều trị hoa mắt, tiểu ít, tiểu buốt, di tinh. Hiện nay, dược liệu được dùng để lợi tiểu, tăng cường tiêu hóa, buồn nôn, ho có đờm nhiều, chữa đau mình mẩy, kiết lỵ, di mộng tinh.

Trong Tây y

Theo nghiên cứu cho thấy, bạch truật có tác dụng như sau:

Ảnh hưởng đến ruột

Đối với thí nghiệm trên thỏ, lúc ruột ở trạng thái hưng phấn thì thuốc có tác dụng làm ức chế. Nếu lúc ruột đang ở trạng thái ức chế thì thuốc có tác dụng hưng phấn. Với tác dụng điều tiết 2 chiều, thuốc có liên quan đến hệ thống thần kinh thực vật do dược liệu có tác dụng chữa tiêu chảy và táo bón. Tác dụng điều tiết 2 chiều này bạch truật có ý nghĩa lớn trong việc điều trị bên viêm đại tràng cấp và mãn tính.

Tác dụng giúp chống loét dạ dày

Tác dụng này được nghiên cứu trên 3 mô hình: Loét do histamin, loét do nhịn đói có nguồn gốc tâm lý, loét do thừa dịch vị dạ dày kèm tổn thương mạch máu. Dựa theo nghiên cứu, bạch truật chỉ không có tác dụng với trường hợp loét do histamin.

Điều trị hội chứng ruột kích thích

Nếu két hợp bạch truật cùng với những bài thuốc lâu đời từ Trung Quốc có tác dụng điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả.

Dịch vị dạ dày

Theo từ nghiên cứu cho thấy, bạch truật có tác dụng với dịch vị làm giảm rõ rệt lượng dịch vị tiết ra.

Tác dụng bảo vệ gan

Dược liệu ở dạng nước sắc có tác dụng ngăn ngừa sụt giảm glycopen trong gan và bảo vệ các tế bào gan.

Tác dụng bồi bổ cơ thể

Theo thí nghiệm ở chuột cho thấy, nước sắc từ dược liệu có công dụng tăng cường khả năng miễn dịch, tăng trọng lượng, tăng sức bơi lội, tăng bạch cầu, tăng khả năng thực bào của hệ thống tế bào lưới. Ngoài ra còn có tác dụng kích thích tổng hợp protein ở tá tràng

Từ một số nghiên cứu cho thấy cồn chiết xuất và nước sắc từ dược liệu có tác dụng chống đông máu và giãn mạch máu. Ngoài ra, với nước sắc bạch truật có tác dụng hạ đường huyết.

Với hoạt chất Atractylenoid từ bạch truật có tác dụng kháng viêm (đặc biệt là khớp), giúp chống loét ở các cơ quan tiêu hóa và chống suy giảm chức năng gan.

Ngoài ra, bạch truật có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gây những bệnh ngoài da

An thần

Thí nghiệm trên súc vật cho thấy, bạch truật có tác dụng an thần với liệu dùng nhỏ chất tinh dầu.

Hoạt tính chống chống ung thư và siêu vi khuẩn.

Tác dụng dược lý của bạch truật
Tác dụng dược lý của bạch truật

Công dụng và liều dùng của bạch truật:

Bình thường bạch truật thường dùng ở dạng sắc hoặc hoàn tán. Với liều lượng dùng mỗi lần chỉ dùng khoảng 5 – 15g/ngày, còn nếu dùng để thông tiện thì có thể dùng với liều lượng lớn khoảng 60 – 120g/ ngày.

Bạch truật có tác dụng:

  • Điều trị các bệnh về gan
  • Giúp an thai
  • Hỗ trợ điều trị tốt các vấn đề về tiêu hóa
  • Giúp an thần, bồi bổ sức khỏe
  • Điều trị ra mồ hôi trộm
  • Hỗ trợ làm đẹp da, sáng da, nám da
  • Điều trị viêm loét dạ dày
  • Điều trị phong thấp, ngứa ngáy, sởi
  • Điều trị bồn chồn, bứt rứt, khó chịu ở ngực
  • Chữa cứng miệng, bất tỉnh do trúng gió
  • Chữa đau răng lâu ngày
  • Điều trị chứng bệnh Meniere
  • Chữa chứng chảy dãi ở trẻ
  • Điệu trị táo bón
  • Điều trị bệnh đái tháo đường
  • Chữa chứng mồ hôi chảy nhiều không cầm được
  • Chữa suy nhược cơ thể, gầy yếu, ăn uống không ngon,…

Những bài thuốc từ bạch truật

Điều trị chứng bệnh bỉ khối

Chuẩn bị bạch truật, chỉ thiệt (sao cám) và hoàng bá (sao khử thổ) mỗi dược liệu 40g. Nếu có hàn, thêm 12g mộc hương, 20g can khương. Nếu có hỏa, thêm 40g hoàng liên. Có thực tích thêm thần khúc và mạch nha mỗi dược liệu 20g. Có khí trệ thêm 40g quất bì.Đem tất cả dược liệu tán nhuyễn thành bột mịn, rồi lấy lá sen gói thuốc bột và nấu chín. Sau đó đâm nhỏ cơm nếp trộn đều cùng với thuốc rồi vo thành viên to cỡ hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên, uống cùng với nước sôi.

Điều trị mồ hôi ra nhiều

Lấy 20g bạch truật và 12g tiểu mạch, đem cả 2 dược liệu đi sao khô, rồi tán mịn. Lần dùng 4g bột và uống cùng với nước hoàng kỳ sắc.

Chữa đau bụng, tiêu chảy do tỳ hư

Lấy 40g bạch truật và bạch thược đem tán mịn, sau đó cho nước cơm rồi vo thành viên bằng hạt ngô đồng. Mõi lần uống 50 viên, ngày dùng 2 lần và uống cùng với nước nhục đậu khấu.

Điều trị bệnh đại tiện ra máu do trĩ, sắc mặt kém vàng, sa trực tràng

Lấy 640g bạch truật (sao hoàng với thổ) và 320g can địa hoàng. Bạch truật đem nghiền thành bột mịn còn can địa hoàng đem hấp cơm rồi nghiền nát. Cho thêm ít rượu rồi vo thành viên to cỡ hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 15 viên, ngày dùng 3 lần và uống với nước cơm.

Giúp dưỡng huyết an thai

Chuẩn bị 10g thục địa và bạch truật; xuyên khung, chích cam thảo và sa nhân mỗi dược liệu 4g; 15g hoàng kỳ; 6g thược dược; nhân sâm, hoàng cầm, nhu mễ và tục đoạn mỗi dược liệu 5g. Đem tất cả dược liệu sắc uống, ngày uống 1 thang.

Điều trị ra mồ hôi trộm do tỳ hư

Chuẩn bị 160g bạch truật, cám gạo miếng, thạch hộc, mẫu lệ mỗi dược liệu một ít. Bạch truật chia làm 4 phần, lấy 1 phần đem sao với cám gạo miếng, 1 phần sao với thạch hộc, 1 phần sao với mẫu lệ và phần còn lại giữ nguyên. Sau đó, lấy bạch truật đem tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 12g, ngày uống 3 lần và uống với nước cơm.

Những bài thuốc từ bạch truật
Những bài thuốc từ bạch truật

#header-newsletter-signup

Bạch truật giúp giảm táo bón

Chuẩn bị 60g bạch truật, 30g sinh địa, 3g thăng ma, đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống liên tục  từ 1 -4 thang. Hoặc ta lấy 40 – 200g bạch truật sống (tùy trường hợp). Nếu mạch tế nhược, rêu lưỡi đen sạm, đi đại tiện khó ra phân mềm thì thêm nhục quế, phụ tử, can khương và hậu phác. Nếu trường hợp đi noài phân khô thì thêm sinh địa và thăng ma.

Điều trị phù nề

Chuẩn bị bạch truật, trần bì, tang bạch bì, tang bì, sinh khương bì, đại phúc bì tăng giảm liều lượng tùy theo từng mức độ tình trạng mức độ bệnh. Đem dược liệu sắc uống trong ngày, có thể dùng được cho phụ nữ mang thai.

Lưu ý khi sử dụng bạch truật

Những người can thận có động khí, đầy trướng, âm hư hỏa thịnh, thận hư, táo khát không nên dùng bạch truật

Bạch truật kỵ tùng, thái, lý, đào, thịt chim sẻ và thanh ngư.

Hạn chế dùng đối với những người có uất kết, khí trệ, tích tụ khiến cơ thể khó thở, gầy, nổi nhiều mụn nhọt,…

Trường hợp có triệu chứng khí trệ nên thêm mộc hương, sa nhân, trần bì.

Nếu dùng để an thai, bổ khí, kiện tỳ và chỉ hãn nên sao trước khi dùng. Nếu dùng háp táo hoặc lợi thủy  thì dùng bạch truật sống.

Dược liệu có thể gây ra một số tác dụng phụ khi dùng: Buồn nôn, khô miệng, khó chịu trong miệng,…

Hiệu quả chữa bệnh viêm dạ dày phụ thuộc vào tùy cơ địa và mức độ bệnh của từng người.

Dược liệu có tác dụng làm trắng da và hỗ trợ điều trị nám nhưng không thể điều trị mụn trứng cá, mụn bọc hay mụn nhọt.

Không dùng bạch truật cho người mắc bệnh hen suyễn

Không sử dụng dược liệu trong thời gian dài, nếu dùng lâu mà không thấy bệnh cải thiện nên xem xét thay đổi phương pháp điều trị bệnh.

3 thoughts on “Bạch truật là gì? Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ