Trong dân gian, hoàng kỳ được xem là loại thảo dược quý không chỉ được ứng dụng trong y học cổ truyền mà còn được ứng dụng trong y học hiện đại dùng chữa bệnh suy nhược cơ thể, xuất huyết trĩ, lupus ban đỏ, sa dạ dày, sa trực tràng, viêm phế quản, viêm thận, đau nhức xương khớp, ung nhọt, lở loét, suy tim, cao huyết áp,… Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn xa lạ với dược liệu hoàng kỳ, không biết hoàng kỳ là gì? Hoàng kỳ có tác dụng gì? Để hiểu rõ hơn về công dụng của hoàng kỳ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Hoàng kỳ là gì?
Cây hoàng kỳ thuộc họ đậu/cánh bướm, có tên khoa học là Astragalus membranaceus. Bên cạnh đó, cây hoàng kỳ còn có nhiều tên gọi khác như bắc kỳ, tiễn kỳ, miên hoàng kỳ, sinh hoàng kỳ, ngải thảo, thục chi, đái thảm, khẩu kỳ,…

Hoàng kỳ là loại cây thảo sống lâu năm, thân cây mọc thẳng, phân thành nhiều nhánh nhỏ, cây cao trung bình khoảng 50-80cm.
Các lá mọc so le nhau có hình trứng dài, đầu lá nhọn hoặc tròn, có lông trắng, có khoảng 15 đến 20 lá trên một cành, mặt dưới lá có nhiều lông mịn.
Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, đài hoa hình chuống có răng cưa, cuống hoa dài 5 – 12cm, hoa có màu vàng nhạt, hoa thường nở vào tháng 6-7.
Quả hoàng kỳ có hình hạt đậu, có lông ngắn, dài khoảng 2,5 cm, rộng 9 mm. Mỗi quả chứa 5 – 6 hạt hình thận, màu đen, cây ra quả vào tháng 8-9 hàng năm.
Mô tả dược liệu
Rễ hoàng kỳ có hình trụ thẳng, đôi khi phân nhánh, to ở phần trên, nhỏ dần ở phần dưới, dài 30-90 cm, đường kính 1-3,5 cm. Mặt ngoài có màu nâu nhạt hoặc màu vàng hơi nhạt, có nếp nhăn và rãnh dọc không đều. Dược liệu cứng, dai, khó bẻ gãy, bề mặt đứt gãy có nhiều tinh bột, nhiều sợi. Phần vỏ rễ có màu trắng vàng, gỗ màu vàng nhạt, có vết nứt và các tia hình rẻ quạt. Phần giữa của rễ già có màu nâu đen hoặc rỗng và đôi khi có dạng gỗ mục nát. Khi nhai dược liệu có vị hơi ngọt, hơi tanh như mùi đậu và có mùi thơm nhẹ.
Khu vực phân bố
Cây hoàng kỳ là loại cây ưa ẩm, ưa sáng thường phân bố ở những khu vực thuộc vùng đất pha cát, vùng rãnh thoát nước, bên bờ rừng. Cây hoàng kỳ được trồng phổ biến ở Trung Quốc thuộc các tỉnh như Hoa Bắc, Hắc Long Giang, Du lâm, Đông Bắc, Tứ Xuyên, Bửu Kê,…
Ở Việt Nam, dược liệu hoàng kỳ có khả năng sinh trưởng vẫn còn hạn chế chỉ được trồng ở Sapa và Đà Lạt.
Thu hái, chế biến
Dựa vào nghiên cứu và kinh nghiệm thu hoạch dân gian cho thấy thời gian thu hoạch của dược liệu hoàng kỳ tối thiểu là 3 năm tuổi, tuy nhiên thời gian thu hoạch tốt nhất của dược liệu là 6 – 7 năm tuổi. Rễ hoàng kỳ được thu hoạch vào mùa xuân và mùa thu, chọn nhưng củ rễ to, chắc, nhiều thịt, thịt dai, ruột vàng vì chúng có chứa hàm lượng hoạt chất cao, có lợi cho việc dùng làm thuốc.
Ta đào lấy rễ đem về, rửa sạch, cắt bỏ hai đầu và các phần rễ con xung quanh, sau đó đem phơi nắng hoặc phơi nắng để bảo quản dùng dần.
Dược liệu sau khi chế biến vỏ ngoài sẽ có màu vàng tro hoặc màu nâu xám, xung quanh gốc rễ có các đường gân dọc. Bên trong củ có màu vàng, chắc, dai và ít xơ.
- Dược liệu hoàng kỳ sống: Đem phần củ rễ ủ mềm, thái thành từng lát mỏng 1-2mm, rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô.
- Dược liệu hoàng kỳ tẩm mật sao: Đem phần củ rễ ủ mềm, thái thành từng lát mỏng 1-2mm, ngâm với mật ong pha loãng với nước sôi, cứ 10 kg dược liệu tương đương với 3 kg mật ong. Sau khi ngâm 2 – 3 ngày thì đem sao vàng cho đến khi các miếng dược liệu mỏng, hết dính và để nguội rồi đem bảo quản.
Thành phần hóa học
Trong dược liệu hoàng kỳ có chứa các thành phần hóa học đa dạng như betain, axit amin, cholin, glucose, alcaloid, vitamin, protid, canxi, photpho, chất nhầy, gôm, axit folic, soyasaponin, sacarose,…
Tác dụng dược lý – Hoàng kỳ có tác dụng gì?
Trong đông y hoàng kỳ có tác dụng gì?
Theo đông y, hoàng kỳ có vị ngọt, tính ẩm nên được quy vào 4 kinh phế, tỳ, tâm và đại trường. Hoàng kỳ được sử dụng dùng để chữa bệnh viêm phế quản, suy nhược cơ thể, ra nhiều mồ hôi, rong kinh, băng huyết, tay chân mỏi, kháng viêm, cao huyết áp, viêm thận mãn tính, bệnh tiểu đường, tiêu chảy cấp, viêm đường tiết niệu, viêm xoang, đào thải độc tố,… Hoặc thậm chí đối với những người hay bị mụn nhọt, có máu xấu sử dụng hoàng kỳ sẽ giúp cân bằng cân bằng khí huyết và giúp hút sạch mủ đối với nhọt.
Trong y học hiện đại hoàng kỳ có tác dụng gì?
Hoạt chất Astragaloside IV trong dược liệu hoàng cầm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tim mạch, kháng viêm, kháng virus, bảo vệ gan.
Isoflavonoid trong dược liệu có tác dụng chống oxy hóa, chống thiếu máu cục bộ, ức chế vi rút có hại, chống viêm đối với bệnh viêm khớp mãn tính.
Tác dụng đối với hệ miễn dịch: Chiết xuất polysaccharid trong dược liệu giúp tăng khả năng thực bào của bạch cầu đa nhân và đại thực bào. Từ đó điều chỉnh chức năng tế bào T, tăng hoạt động của interkeukin-2 và cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể.
Tác dụng đối với tim mạch: Dược liệu có tác dụng tăng sức co bóp của tim – rõ rệt nhất trong trường hợp suy tim.
Tác dụng lợi tiểu: Tác dụng lợi tiểu khi mới dùng nhưng khi sử dụng lâu dài không có tác dụng rõ rệt.
Tác dụng chống viêm: Trong dược liệu hoàng kỳ có chứa hoạt chất astramembrannin có thể ức chế tính thấm của mao mạch do serotonin và histamin gây ra nếu tiêm ở liều tĩnh mạch 50 mg / kg.
Tác dụng kháng khuẩn: Dược liệu ức chế phế cầu, tụ cầu, lỵ Shigella và liên cầu khuẩn dung huyết.
Tác dụng đối với sự phát triển thể chất, kéo dài tuổi thọ: Trong nuôi cấy tế bào in vitro, người ta thấy dược liệu giúp tế bào phát triển nhanh hơn, có tác dụng tăng hoạt động của tế bào, kéo dài tuổi thọ.
Tác dụng hạ huyết áp: Dược liệu có tác dụng làm giãn nở mạch máu nên có tác dụng hạ huyết áp.
Tác dụng bảo vệ gan: Hoàng kỳ có khả năng làm tăng albumin và protein huyết thanh, bảo vệ gan và giảm hàm lượng glycogen của cơ quan này.
Tác dụng trên tử cung: Trên thí nghiệm có thấy dược liệu hoàng kỳ gây co thắt ruột ở thỏ cô lập nhưng lại gây co bóp tử cung ở chuột mang thai.
Những bài thuốc có tác dụng chữa bệnh từ dược liệu hoàng kỳ
Chữa suy nhược cơ thể, ăn uống kém, sốt âm ỉ, tim đập nhanh
Lấy 6g hoàng kỳ, 6g đại táo, 5g thược dược, 4g sinh khương, 2g quế chi và 2g cam thảo. Đem sắc lấy nước, chia làm 3 lần uống trong ngày, có thể thêm mạch nha hoặc mật ong vào cho dễ uống.
Hoặc lấy 6 phần hoàng kỳ, một phần cam thảo nửa sống nửa sao đem tán nhỏ. Mỗi lần dùng 4 – 8g sắc lấy nước, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Hoặc lấy 24g hoàng kỳ, 8g bạch truật và 8g phòng phong đem tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng lấy 6 – 8g hỗn hợp bột uống với rượu hoặc nước, ngày uống 2 lần.
Hoặc thậm chí ta có thể lấy 16g hoàng kỳ, 12g bạch truật, 12g đẳng sâm, 12g đương quy, 6g sài hồ, 6g trần bì, 4g thăng ma và 4g trích thảo. Đem các dược liệu sắc uống trong ngày, nếu cơ thể hư nhược nhiều thì thêm 10g huyền sâm và 8g tri mẫu.
Chữa viêm mũi dị ứng – Hoàng kỳ có tác dụng gì?
Lấy 15g hoàng kỳ và 10g đại táo đem sắc với 350 – 400ml nước và đun sôi trong 15 – 20 phút rồi đem ra dùng.
Ngoài ra, ta có thể lấy rễ hoàng kỳ xay nhuyễn rồi vo thành viên hoàn cỡ 1 – 2g và ngày uống 2 – 3 lần.
Giúp tăng cường sức đề kháng, bồi dưỡng cơ thể
Lấy hoàng kỳ đem nướng khô rồi thái mỏng, a giao đem giã nát. Đem 2 dược liệu nấu chung với gạo nếp tạo thành cháo, nấu kèm đường đen và ăn mỗi ngày.
Chữa mạch phù, sợ gió, ra mồ hôi, phong thấp, cơ thể nặng
Lấy 30g hoàng kỳ, 30g phòng kỷ, 20g bạch truật, 20g thổ phục linh, 20g cam thảo, 4 lát gừng và 4 quả đại táo. Đem các dược liệu sắc với lượng nước vừa đủ, chắt lấy nước uống.
Chữa viêm phế quản và ho kéo dài – Hoàng kỳ có tác dụng gì?
Lấy 24g hoàng kỳ, 10g tuyên phục hoa, 10g bách bộ và 6g địa long đem tán thành bột mịn rồi vo thành viên, ngày uống 3 lần dùng liên tục trong 10 ngày, nghỉ vài ngày rồi dùng tiếp, áp dụng 3 – 4 liệu trình bệnh sẽ giảm rõ.
Chữa nhồi máu cơ tim và thiếu máu cơ tim
Lấy 30g hoàng kỳ, 15g xích thược, 15g đan sâm, 12g đương quy và 10g xuyên khung đem sắc uống trong ngày và uống liên tục 4 – 6 tuần.
Lưu ý khi sử dụng hoàng kỳ
- Khi chưa được sự cho phép của bác sĩ, không được tự ý mua và sử dụng dược liệu.
- Tuyệt đối không sử dụng hoàng kỳ cho những trường hợp âm hư hỏa vượng hư chứng để tránh những biến chứng nguy hiểm.
- Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên tự ý sử dụng dược liệu tùy tiện mà nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Bệnh nhân không nên sử dụng hoàng kỳ nếu đang bị nhiễm trùng hoặc sốt rét.
- Trong quá trình dùng dược liệu không nên sử dụng các loại thuốc cortisone, cyclosporine tránh gây kích ứng và giảm thiểu tác dụng của thuốc.
- Để đảm bảo an toàn, người bệnh chỉ nên dùng tối đa 10-15g hoàng kỳ mỗi ngày.
- Trong quá trình sử dụng dược liệu này, nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường như dị ứng, mẫn cảm,… Thì bạn nên dừng thuốc ngay và đến cơ sở y tế kịp thời.
- Để hỗ trợ quá trình chữa bệnh và tăng tác dụng của Astragalus membranaceus trong các bài thuốc, người bệnh cần thiết lập một lối sống lành mạnh với việc tập thể dục thường xuyên. Đặc biệt là các loại vitamin và chất xơ mà cơ thể cần mỗi ngày.
Tôi có nhu cầu gia công sản phẩm
Mình cần tư vấn ạ