Trong đông y, dược liệu ngưu tất có tác dụng chữa đau răng, đau bụng kinh, sốt, viêm họng, suy thận,… Bên cạnh đó, trong y học hiện đại ngưu tất cũng được nghiên cứu có tác dụng kháng viêm, hạ huyết áp, giảm đau, giảm cholesterol trong máu. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng không biết ngưu tất là gì? Ngưu tất có tác dụng gì? Để hiểu rõ hơn về công dụng của ngưu tất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Ngưu tất là gì?
Ngưu tất thuộc họ củ dền có tên khoa học là Achyranthes bidentata Blume. Ngoài ra, ngưu tất còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cỏ xước, xuyên ngưu tất, hoài ngưu tất, ngưu kinh, ngưu tịch, cỏ xước hai răng,…
Hình ảnh ngưu tất
![Ngưu tất có tác dụng gì?](https://www.giacongthucphamchucnang.vn/wp-content/uploads/2022/02/Ngưu-tất-có-tác-dụng-gì.jpg)
Cây ngưu tất là loại cây thân thảo, sống lâu năm, thường mọc cao từ 70-120 cm. Thân cây có màu xanh lục hoặc nâu tía, thân mãnh hơi vuông, thân có các dốt phình lên trông giống như đầu gối chân trâu.
Cây ngưu tất thích hợp ở nơi ẩm, ưa sáng nên cành thường mọc thẳng đứng hướng lên trên. Các cành và lá mọc đối xứng nhau, đường kính cuống lá từ 5 – 22mm. Lá có hình bầu dục, đầu lá nhọn, có gai dọc thân lá, dài 2-10cm, rộng 1-5cm. Mặt trên lá có lông bao phủ, hai bên mép nguyên có hình gợn sóng, phiến lá hình trứng.
Hoa mọc thành từng chùm ở đầu cành hoặc kẽ lá, dễ bám vào quần áo, trong thời kỳ đầu hoa nở thường có kích thước ngắn. Khi hoa phát triển hoàn toàn sẽ có kích thước 15-20 cm.
Quả có hình bầu dục, khi bóc vỏ ra sẽ thấy có một hạt bên trong. Hoa thường nở hoa từ tháng 7 – 9 và bắt đầu kết trái vào tháng 9 – 10 hàng năm.
Cụm rễ củ của loài cây này hình trụ dài, có màu vàng hoặc đôi khi có màu nâu nhạt, kích thước 0,6cm-1cm, mọc nhiều rễ phụ. Các rễ con có nhiều nốt sần, rễ chính phình to, chứa nhiều dược tính.
Khu vực phân bố
Trong điều kiện tự nhiên, dược liệu ngưu tất thường mọc ở ven suối, bìa rừng, nơi có nhiều bụi rậm. Cây dễ dàng sinh trưởng và phát triển mạnh trong điều kiện đất đai màu mỡ, hơi có tính axit và có phủ cát.
Ngưu tất được trồng ở một số nước như Nepal, Nhật Bản, Ấn Độ hay Trung Quốc.
Ở nước ta, ngưu tất được trồng với số lượng lớn để làm thuốc. Loại ngưu tất có nguồn gốc từ Trung Quốc được người dân trồng sẽ cho rễ to hơn các loại cây mọc hoang.
Thu hái, chế biến
Người ta thường dùng rễ ngưu tất làm thuốc chữa bệnh. Cây ngưu tất được trồng bằng hạt, ở vùng đồng bằng cây được trồng vào tháng 9 hoặc tháng 10, ở miền núi cây được gieo hạt vào tháng 2 – 3 và vào khoảng 6 tháng là có thể thu hoạch. Dược liệu thường được thu hoạch vào tháng 10 – 11 hàng năm.
Khi cây già úa vàng sẽ được thu hoạch rễ trước, rễ sau khi thu hoạch đem rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con, đầu rễ, sau đó đem phơi cho rễ hơi héo. Tiếp đó đem hun vài lần với lưu huỳnh rồi tiếp tục phơi nắng cho đến khi khô hẳn thì cắt thành từng lát mỏng. Loại rễ to, dài, dẻo và vết bẻ có màu vàng nâu là loại tốt.
Ngưu tất được chế biến dựa vào các cách sau:
Ngưu tất cắt đoạn hoặc thái phiến: Rửa sạch rễ, là, mềm rồi cắt thành từng miếng dày 3-5mm nếu rễ nhỏ, cắt 1-3mm nếu rễ to buộc bằng cồn và có thể chích với rượu rồi sao với cám.
Ngưu tất sao cám: Sao với cám nóng già, bốc khói trắng, sau đó cho ngưu tất phiến vào sao cho đến khi chúng có màu hơi vàng và rây bỏ cám.
Ngưu tất chích rượu: Ngưu tất phiến đem sao nóng, phun rượu theo tỉ lệ 5 : 1sao đến khi khô. Hoặc tẩm với rượu theo tỷ lệ 5 : 1, ủ từ 30 phút đến 1 giờ cho rượu ngấm và sao khô.
Ngưu tất phán: Lấy ngưu tất sao cho đến khi bên ngoài đen hoàn toàn, bên trong ngả vàng sậm và có thể đổ chích sao đen như trên.
Ngưu tất sao đen: Đem ngưu tất phiến sao đen trên lửa nhỏ cho đến khi xuất hiện các đốm đen.
Ngưu tất chích muối: Pha muối thành dung dịch vừa đủ để tẩm vào ngưu tất cứ 10kg ngưu tất phiến thì dùng 0,2kg muối) và ủ trong 30 phút sao khô.
Thành phần hóa học – Ngưu tất có tác dụng gì?
Thành phần hóa học trong ngưu tất có chứa 4,04% saponin và các hoạt chất khi quá trình thủy phân xảy ra của một số chất saponin là axit oleanolic, glucose, galactose, rhamnose.
Ngoài ra, rễ ngưu tất còn chứa muối kali, ecdysteron, inokosteron, peptid – polysaccharid gồm axit glutamic, axit aspartic, serin, glycin.
Tác dụng dược lý – Ngưu tất có tác dụng gì?
Trong đông y ngưu tất có tác dụng gì?
Theo đông y, vị thuốc ngưu tất có vị đắng xen lẫn vị chua, có tính bình không độc nên được quy vào 2 kinh can và thận. Ngưu tất có tác dụng chữa đau bụng, kinh nguyệt khó khăn, đau xương khớp, tăng cường sinh lý, bồi bổ gan thận, mạnh gân xương, giảm cholesterol trong máu, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, làm tăng cục máu đông, tăng cường lưu thông máu,…
Trong y học hiện đại ngưu tất có tác dụng gì?
Chống viêm: Vị thuốc ngưu tất có tác dụng chống viêm đáng kể trên các giai đoạn cấp tính và mãn tính của các phản ứng viêm thực nghiệm.
Ảnh hưởng đến tuyến ức: Dựa trên thí nghiệm ở chuột đực non có khả năng gây teo tuyến ức – Teo tuyến ức là một trong những đặc tính của thuốc ức chế miễn dịch.
Tác dụng hạ cholesterol trong máu: Dựa trên thí nghiệm trên thỏ, dược liệu ngưu tất có tác dụng làm giảm cholesterol máu đối với thỏ do tăng cholesterol máu bằng cách ức chế tổng hợp cholesterol và ức chế hấp thu cholesterol từ ngoài vào trong ở thỏ.
Tác dụng hạ huyết áp: Dựa trên thí nghiệm ở mèo, ngưu tất có khả năng làm giảm huyết áp rõ rệt, mức độ hạ áp từ từ, tác dụng kéo dài, độc tính thấp.
Điều trị bệnh thấp khớp: Việc sử dụng dược liệu ngưu tất và các dược liệu khác để điều trị bệnh thấp khớp với tác dụng chống viêm và giảm đau rõ ràng trên lâm sàng. Kết quả tối ưu và tương đối nhanh chóng đối với sang chấn và đau lưng cấp do lạnh. Đối với tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp, không bị biến dạng khớp, đối với những trường hợp đau đơn thuần thì hiệu quả điều trị tốt hơn. Khi xương, cơ, khớp bị biến dạng sẽ ảnh hưởng nặng hơn và thuốc không gây ra tác dụng phụ đáng kể.
Điều trị các bệnh về nướu: Điều trị viêm cấp tính niêm mạc miệng, trị viêm nha chu, không gây viêm nướu thứ phát, không gây kích ứng niêm mạc, không độc hại.
Những bài thuốc chữa bệnh từ ngưu tất
Chữa bí tiểu ở người cao tuổi
Lấy 12g ngưu tất, 12g xa tiền tử, 12g hoài sơn, 12g thục địa, 8g sơn thù, 8g phụ tử chế, 8g phục linh, 8g trạch tả, 8g đan bì và 4g nhục quế. Đem các vị thuốc cắt nhỏ rồi cho vào nồi đất sắc với 400ml nước, đun đến khi cạn còn 100ml thì ngưng, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Chữa viêm đa khớp dạng thấp
Lấy 12g ngưu tất, 12g thục địa, 12g ý dĩ, 12g phòng phong, 12g tang ký sinh, 12g độc hoạt, 12g đẳng sâm, 12g đương quy, 12g tục đoạn, 12g bạch thược, 10g tần giao, 8g quế chi, 8g xuyên khung, 6g cam thảo và 6g tế tân. Đem các vị thuốc sắc uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang, uống trước khi ăn, uống liên tục 2 – 3 tuần, nghỉ 1 tuần, nếu tình trạng bệnh chưa dứt có thể xem xét uống thêm liệu trình mới.
Chữa nhồi máu cơ tim, cao huyết áp – Ngưu tất có tác dụng gì?
Lấy 5g rễ ngưu tất khô và 10 cây thành ngạch đem sắc với 3 bát nước, đun đến khi nước cạn còn 100ml thì ngưng. Uống trước khi ăn 30 phút, dùng liệu trình liên tục trong 60 ngày, sau đó nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục chuyển sang đợt tiếp theo nếu bệnh chưa dứt.
Chữa huyết hư, rối loạn kinh nguyệt
Lấy 20g rễ ngưu tất, 30g rễ gai, 16g nghệ xanh, 16g cỏ cú và 16g ích mẫu. Đem các dược liệu sắc uống trong ngày, ngày uống 3 lần và tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Chữa chảy máu cam – Ngưu tất có tác dụng gì?
Lấy ngưu tất, tiên hạc thảo và huyết sư theo tỉ lệ 1:1:1. Đem các dược liệu tán thành bột mịn, trộn đều với nhau, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 10g, 1 liệu trình uống liên tục 10 ngày.
Chữa đau lưng mỏi gối, khớp chân có quắp, đau rát họng
Lấy 95g ngưu tất, 95g sinh địa, 95g đậu đen và 1,5 lít rượu trắng. Đem ngưu tất và sinh địa tán nhuyễn, sau đó cho đậu đen vào rang chín, trộn cả 3 nguyên liệu lại rồi đem đi hấp, rồi lấy vải bọc lại ngâm với rượu. Mỗi lần uống 15 – 30ml, ngày uống 2 lần và uống trước bữa ăn.
Chữa viêm cầu thận, vàng da, nhiễm trùng bàng quang
Lấy rễ ngưu tất, rễ cỏ tranh, hồng sâm, mộc thông, lá móng tay, mã đề, huyết dụ mỗi lại dược liệu 15g, đem sắc uống, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng ngưu tất
- Không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc thường xuyên vị băng huyết hoặc bị ra nhiều máu trong quá trình hành kinh.
- Nam giới bị di tinh, hoạt tinh, mộng tinh dùng ngưu tất có thể làm bệnh nặng hơn.
- Trường hợp bị tiêu chảy do tỳ hư nên kiêng dùng ngưu tất
- Theo dược tính luận, ngưu tất kiêng kỵ thịt trâu vì vậy nên tránh dùng thức ăn này trong quá trình điều trị bệnh
Mình cần gia công đóng viên nang cứng