Cây xương rồng là một loại thực vật vô cùng quen thuộc đối với người dân nước ta và thường mọc hoang ở nhiều nơi. Chúng thường được người dân trồng để làm cảnh mang ý nghĩa phong thuỷ trong nhà hoặc dùng để chế biến món ăn, nhưng ít ai biết được công dụng chữa bệnh thật sự từ loại cây này. Vậy cây xương rồng có tác dụng gì? Cây xương rồng ba cạnh chữa bệnh gì? Để biết chi tiết hơn về tác dụng của cây xương rộng ba cạnh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.
Mô tả đặc điểm cây xương rồng
Cây xương rồng thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae, có tên khoa học là Euphorbia antiquorum L và chúng thường được gọi với các tên gọi khác như cây xương rồng ba cạnh, hoá ương lặc.
Hình ảnh cây xương rồng
Trong tự nhiên có hơn 2000 loài xương rồng khác nhau, tuy nhiên trong số đó chỉ có hai loại xương rồng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh là:
- Cây xương rồng ông hay còn được gọi là cây xương rồng ba cạnh.
- Cây xương rồng bả có gai hay còn được gọi là xương rồng bẹ hoặc xương rồng tai thỏ bởi có hình dáng cây giống tai thỏ.
Cả hai loại xương rồng này vừa mọc hoang dại vừa được trồng khắp nơi ở nước ta.
- Cây xương rồng ông: Là loại cây có thân nhỏ, toàn thân mọng nước và có gai bao phủ với chiều cao trung bình từ 1 – 3m và thậm chí là 7 – 8m, cây phân thành nhiều cành, cành cây có 3 cạnh lồi. Loại cây xương rồng này có ít lá, lá có kích thước nhỏ hình trứng ngược, chóp tròn, thường mọc từ cạnh mép cành, phần lớn biến thành gai, gân lá không phân rõ. Hoa có màu vàng hoặc màu đỏ thường nở vào ban đêm, mọc thành cụm ở những chỗ lõm của mép cành, cuống hoa ngắn. Quả hình cầu, có màu xanh và đường kính khoảng 1cm.
- Cây xương rồng bẹ (thuộc học xương rồng Cactaceae và có tên khoa học là Opuntia microdasys): Là một loại cây nhỏ, thường xanh, sống quanh năm, với chiều cao của cây khoảng 90cm, chiều ngang khoảng 1.8m, gồm các thân cây màu xanh lá tạo thành bụi dày. Thân mọng nước, có nhiều gai, phân thành nhiều cành có hình dáng giống nhau nhưng khác nhau về kích thước. Quả khi còn non có màu xanh và chuyển sang màu đỏ hồng khi đã chín. Loại xương rồng bẹ thường được sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị đau lưng.
Khu vực phân bố, chế biến
Dựa theo một số tài liệu ghi chép lại cho thấy, cây xương rồng có nguồn gốc từ Ấn Độ, đến nay chúng được xuất hiện ở hầu hết khắp nơi kể cả ở những vùng đất nóng bức như sa mạc, nhiệt đới nóng ẩm ở châu Phi, châu Mỹ, châu Á,… Nhờ vào phần thân mọng nước mà chúng có thể phát triển được ở những vùng đất đai khô cằn, nhiệt độ cao.
Ở nước ta, cây xương rồng được trồng với mục đích làm hàng rào hoặc làm cảnh trong khuông viên nhà giúp không gian nhà tươi sáng hơn, đẹp hơn. Cây xương rồng được trồng rất rộng rãi, thường được trồng bằng cách giâm cành, cây thường ra hoa vào mùa xuân, khoảng tháng 3 – 4 hàng năm.
Người ta thường sử dụng phần thân, lá, hoa, nhựa cây,… Để làm thuốc chữa bệnh, thường được dùng tươi. Cây xương rồng được thu hoạch quanh năm, phần thân cay sau khi thu hái về đem gọt bỏ gai, bỏ vỏ rồi đem nướng cho đến khi chuyển sang màu nâu hoặc rang với gạo cho đến khi chuyển sang màu nâu là được. Hoặc có thể ăn trực tiếp để cải thiện và tăng cường sức khoẻ hoặc bào chế thành dạng bột, dạng viên nang trong gia công thực phẩm chức năng.
Tác dụng dược lý – Cây xương rồng có tác dụng gì?
Trong đông y cây xương rồng có tác dụng gì?
Theo đông y, xương rồng có vị đắng, tính hàn và có độc, tuy nhiên mỗi bộ phận của cây đều có những tác dụng khác nhau trong điều trị bệnh, như:
- Thân cây: Có tác dụng kháng khuẩn, thông tiện, chữa viêm da mủ, tiêu thũng, sâu răng, đau răng, thống phong, mụn nhọt, đau lưng,…
- Nhựa cây: Có tác dụng chữa cổ trướng, xơ gan, thấp khớp, đau răng, nấm ngoài da, mụn cóc, tả hạ, chống ngứa.
- Lá cây: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đinh sang, bí tiểu tiện do ứ tích, hoá trệ.
Trong y học hiện đại cây xương rồng có tác dụng gì?
Trong nhiều tài liệu ghi chép cho thấy, thành phần hoá học trong xương rồng khá phong phú và đa dạng, như :
- Chất đạm, carbohydrat, ít đường, lượng calo ít.
- Nhiều vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin K, niacin, thiamin, folates,…
- Đa dạng các khoảng chất như canxi, photpho, kẽm, iron, magie,…
- Các triterpeniod như taraxerone, epifriedelanol, taraxerol, friedelan-3a-ol, friedelan-3b-ol.
- Ngoài ra, còn có các acid citric, fumaric, tartric.
- Nhựa cây có chứa euphol, euphorbol, b-amyrin, cycloartenol.
- Rễ cây chứa taraxerol.
Kháng viêm, giảm đau
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dịch ép từ cây xương rồng có khả năng ức chế sự hình thành bạch cầu, chống viêm, giảm đau. Từ đó làm dịu tình trạng đau nhức, niệu đạo, cứng khớp do viêm nhiễm ở khớp,…
Ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ rối loạn lipit máu
Cây xương rồng là loại thực vật giàu chất xơ, ion, kali giúp ổn định nhịp tim. Ngoài ra, dược liệu có chứa hàm lượng flavonoid cao, kích thích quá trình chuyển hóa cholesterol xấu trong gan, đồng thời góp phần giảm các nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim.
Không chỉ vậy, hàm lượng chất xơ không hòa tan còn giúp người dùng cảm thấy no nhanh hơn và lâu hơn. Nhờ đó làm giảm cảm giác thèm ăn, kích thích tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột, chống táo bón…
Ổn định đường huyết – Cây xương rồng có tác dụng gì?
Dựa trên một số nghiên cứu ở Mehico cho thấy, khi lấy lá xương rồng sắc uống mỗi ngày 3 lần lượng lượng huyết của người bệnh sẽ dần ổn định.
Hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt
Một số thành phần trong cây xương rồng có tác dụng hỗ trợ điều trị tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt mà không gây ra tác dụng phụ như các loại thuốc tây khác.
Tăng cường đề kháng, chống oxy hoá
Xương rồng có khả năng chống oxy hóa mạnh nhờ sự đa dạng các loại vitamin và khoáng chất, từ đó tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa, làn da căng mướt,…
Nếu bạn đang có nhu cầu gia công thực phẩm chức năng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn ngay hôm nay nhé!
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – ĐẦU TƯ LIFE GIFT VIỆT NAM
Văn phòng đại diện: số 68, đường 24B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Nhà máy: Lô A3, Khu công nghiệp Cầu Tràm, xã Long Trạch, huyện Cần Đước, tỉnh Long An
Hotline: 0336 469 088
Email: sales@lifegiftvietnam.net
Website: https://www.giacongthucphamchucnang.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/giacongthucphamchucnanghcm
Tư vấn cho mình nhé