Trong đông y, ma hoàng được xem là vị thuốc quen thuộc và dược liệu này thường nhập khẩu chủ yếu ở Trung Quốc. Vị thuốc ma hoàng thường được sử dụng chữa viêm phế quản, hen suyễn, viêm cầu thận cấp, cảm lạnh, cảm cúm, sốt, đau đầu, đau nhức toàn thân, ho gà, lợi tiểu, huyết áp,… Vậy ma hoàng là gì? Ma hoàng có tác dụng gì? Để hiểu rõ hơn về công dụng của ma hoàng căn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ma hoàng là gì?
Ma hoàng thuộc họ ma hoàng có tên khoa học là Ephedra sinica Stapf – Thảo ma hoàng, Ephedra intermedia Scherenk – Trung ma hoàng và Ephedra equisetina Bge – Mộc tặc ma hoàng. Bên cạnh đó, ma hoàng còn được gọi với nhiều tên gọi khác như long sa, cẩu cốt, xích căn, ty diêm, ty tướng, đậu nị thảo,…
Hình ảnh ma hoàng

Trong đó, cây ma hoàng được chia thành 3 loại như thảo ma hoàng, mộc tặc ma hoàng và trung ma hoàng.
Cây thảo ma hoàng là loại cây thảo, có thân mọc thẳng đứng, cao khoảng 30 – 70 cm. Các đốt thảo ma hoàng dài hơn mộc tắc ma hoàng khoảng 3-6cm, trên thân cây thảo ma hoàng có nhiều rãnh dọc rõ rệt. Lá cây mọc đối xứng, nhọn ở đầu lá và con, ở dưới có màu nâu hồng, phía trên có màu trắng. Hoa đực mọc khác cành và cụm hoa đực thường sẽ có nhiều hoa hơn khoảng 4 – 5 đôi, quả có màu đỏ. Chất giòn, dễ gãy, vết bẻ có xơ, ruột màu nâu đỏ, vị hơi đắng, chát và có mùi thơm nhẹ.
Mộc tặc ma hoàng có thân mọc thẳng đứng, phân nhiều nhánh, có màu xanh xám hơi trắng với chiều cao khoảng 2m. Thân có các đốt dài từ 1 – 3 cm, lá cây có màu tía dài khoảng 2mm, đầu lá không cuộn lại, ruột có màu đỏ nâu đến màu nâu đen. Hoa đực và hoa cái mọc trên các cành khác nhau, quả ma hoàng có hình cầu.
Chiều cao và chiều dài các đốt của cây trung ma hoàng tương tự như thảo ma hoàng. Nhưng các cành lớn hơn và có đường kính khoảng 2 mm, có thân mập hơn, đầu lá nhọn, lá mọc vòng, trong khi đó cành của thảo ma hoàng chỉ có đường kính khoảng 1,5mm.
Ma hoàng căn có tác dụng gì? Ma hoàng căn là rễ của cây thảo ma hoàng, nên chọn loại rễ to hơn đầu đũa, được thu hoạch vào mùa đông, loại bỏ rễ xơ, rửa sạch, cắt thành từng đoạn. Sau đó đem phơi khô đến khi bên ngoài có màu vàng nâu, phần thịt bên trong chắc thơm, không bị cũ mốc, mất mùi là loại tốt. Ma hoàng căn có công dụng giúp bổ khí, chỉ hãn, cố biểu thường dùng trị chứng sinh xong ra mồ hôi liên tục, ra mồ hôi do tự hãn,…
Khu vực phân bố – Ma hoàng có tác dụng gì?
Cây ma hoàng chưa từng mọc hoang và trồng ở nước ta. Trên thế giới, cây ma hoàng được trồng ở châu Âu, châu Phi, châu Mỹ nhưng ít hoạt chất, chỉ có cây ma hoàng trồng ở châu Á chứa nhiều hoạt chất nên được thế giới công nhận là dược liệu dùng làm thuốc chữa bệnh. Ở Ấn Độ, Pakistan và đặc biệt là Trung Quốc là những nhà cung cấp chính. Trung Quốc thường xuất khẩu ma hoàng vì sản lượng cao, sau đó là mộc tặc ma hoàng, trong khi trung ma hoàng bình thường được tiêu thụ ở những nơi có cây.
Thu hái, chế biến
Dược liệu được thu hoạch vào cuối mùa thu, cắt lấy thân rồi phơi khô và dùng dần hoặc có thể bào chế theo những cách dưới đây:
- Đem dược liệu đun sôi với giấm sau đó để khô dần là có thể dùng được.
- Cắt khúc 1-2 cm, dùng sống hoặc ngâm giấm/mật sao qua để dùng dần.
- Thêm một ít nước và mật ong, khuấy đều đun cho đến khi sôi, sau đó trộn ma hoàng đã cắt khúc, làm sạch và sao trên lửa nhỏ cho đến khi không còn dính tay.
- Cắt bỏ rễ, đun sôi, vớt bỏ bọt và sử dụng.
Dược liệu sau khi phơi khô có dạng hình trụ dài nhỏ, đường kính khoảng 2 mm, dài 40 cm, có màu vàng lục hoặc màu xanh nhạt. Trên bề mặt thân có nhiều đốt rõ, đường nhăn nhỏ sờ vào có cảm giác thô. Trên thân có 2-3 lá nhỏ, có đầu nhọn, phía trên có màu trắng xám, dưới gốc có màu nâu nối liền cới nhau thành dạng ống. Dược liệu ma hoàng giòn, nhẹ và dễ bẻ. Dược liệu ma hoàng có chất giòn dễ bẻ gãy, khi bẻ có bụi bay ra, trong thân có ruột màu vàng hồng.
Thành phần hóa học – Ma hoàng có tác dụng gì?
Theo nghiên cứu cho thấy, trong dược liệu ma hoàng có chứa alcaloid, chủ yếu là ephedrin và một ít tinh dầu. Tỷ lệ alcaloid toàn phần trong ma hoàng là 1-2,5%, dược điển quy định rằng nó không được dưới 0,8%.
Tác dụng dược lý – Ma hoàng có tác dụng gì?
Trong đông y ma hoàng có tác dụng gì?
Theo đông y, vị thuốc ma hoàng có vị đắng, cay, tính ấm nên được quy vào 3 kinh phế, bàng quang và đại trường. Dược liệu ma hoàng có tác dụng chữa hen suyễn, mắt đỏ sưng đau, phù thũng, sốt cao, không ra mồ hôi, cảm lạnh nhức đầu, chữa chứng hay ngủ, sổ mũi cấp tính, lợi tiểu, hạ đờm, viêm phế quản, ho gà, đau vai gáy, đau nhức các khớp, thận viêm, viêm mũi dị ứng, viêm xoang,…
Trong y học hiện đại ma hoàng có tác dụng gì?
- Chất chiết xuất cao lỏng từ dược liệu ma hoàng đã được phát hiện có tác dụng tăng hô hấp, làm giãn mạch máu ngoại vi và giảm huyết áp khi tiêm vào động vật.
- Rễ ma hoàng hay mà hoàng căn có tác dụng ngược lại với Ma hoàng. Cây ma hoàng có tác dụng làm ra mồ hôi nhưng rễ cây ma hoàng có tác dụng cầm mồ hôi.
- Dược liệu ma hoàng có khả năng làm ức chế vi rút gây cúm.
- Hoạt chất Ephedrin có trong dược liệu có tác dụng gây hưng phấn vỏ não, làm giảm tác dụng của thuốc ngủ, phấn chấn tinh thần, hưng phấn trung khô hô hấp.
- Bên cạnh đó, hoạt chất ephedrin còn có tác dụng làm tăng huyết áp, co mạch nhưng tác dụng thường chậm và kéo dài hàng giờ.
- Thuốc này có thể gây bí tiểu và co thắt cơ bàng quang.
- Hoạt chất Ancaloit trong dược liệu có tác dụng bài tiết nước tiểu và kích thích tiết dịch vị.
- Hoạt chất Ephedrin trong dược liệu có thể làm chống co thắt phế quản, giãn cơ trơn khí quản, cải thiện các triệu chứng hen suyễn, viêm phế quản cấp và mãn tính.
- Theo thí nghiệm ở chuột nhắt có thân nhiệt bình thường thì tinh dầu từ dược liệu ma hoàng có tác dụng hạ nhiệt.
- Vị thuốc ma hoàng gây ra mồ hôi nhiều, do đó nếu dùng liều cao hoặc kéo dài có thể gây suy nhược cơ thể. Để giảm tác dụng này, nên đem vị thuốc ma hoàng nướng với mật ong được khuyên dùng để giảm tình trạng tiết nhiều mồ hôi.
Rễ ma hoàng có tác dụng trái ngược hoàn toàn so với thân, ngọn và cành. Dựa trên thí nghiệm, nếu dùng cao lỏng chiết xuất từ rễ tiêm vào động vật sẽ thấy mạch ngoại vi giãn ra, thở nhanh và huyết áp giảm xuống.
Những bài thuốc có tác dụng chữa bệnh từ ma hoàng
Chữa ho gà, viêm phế quản
Lấy 6g ma hoàng, 6g trần bì, 6g bối mẫu, 6g hạnh nhân, 12g tiền hồ, 12g cát căn, 12g thạch cao và 4g cam thảo. Đem các vị thuốc sắc với 300ml nước, đến khi nước sắc lại còn 100ml nước, uống trong ngày và bài thuốc này dùng được cho trẻ em dưới 5 tuổi.
Chữa viêm khớp, viêm khớp dạng thấp
Lấy ma hoàng, cam thảo, nhũ hương, một dược, cương tàm, ngưu tất, thương truật, toàn yết mỗi loại dược liệu 36g và 300g mã tiền tử. Đem nhũ hương và một dược để lên miếng ngói sao bỏ dầu, còn mã tiền tử thì đem nấu với 300g đậu xanh đến khi đạu xanh nứt ra thì đem mã tiền ra bóc vỏ đen, cắt thành từng lát mỏng, đem phơi khô rồi sao đến khi chuyển sang màu vàng đen. Còn các vị còn lại thì cho vào nồi đất, sao vàng, rồi đem tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng lấy 0,5 – 1g uống kèm với rượu trước khi ngủ và cần tránh gió khi uống. Tuy nhiên nếu dùng cho những người có cơ thể suy yếu và người cao tuổi nên giảm liều lượng.
Chữa mề đay thể phong hàn
Lấy 6g ma hoàng, 6g sinh khương, 8g hoàng kỳ, 8g bạch chỉ, 8g bạch thược, 8g quế chi, 12g đại táo, 12g kinh giới, 12g phòng phong và 12g đẳng sâm, đem sắc uống trong ngày.
Hoặc có thể lấy 6g ma hoàng, 6g tế tân, 8g phòng phong, 8g bạch chỉ, 8g quế chi, 12g kinh giới, 12g tử tô, 12g bạch thược và 12g gừng sống, đem sắc uống trong ngày.
Chữa viêm phế quản, hen phế quản thể hàn
Lấy lấy 12g ma hoàng, 12g khoản đông hoa, 12g bán hạ, 12g tử uyển, 12g xạ can, 12g sinh khương, 6g ngũ vị tử, 4g tế tân và 3 quả đại táo, đem sắc uống trong ngày, ngày uống 3 lần.
Chữa cầm mồ hôi – Ma hoàng có tác dụng gì?
Lấy 6g ma hoàng căn (rễ ma hoàng), 6g nhân sâm, 6g phù tiểu mạch, 6g cam thảo, 6g quế chi, 8g mẫu lệ, 12g hoàng kỳ, 12g đương quy và 16g bạch truật, gày uống 1 thang và uống hết trong ngày.
Chữa viêm phổi, sốt cao – Ma hoàng có tác dụng gì?
Lấy 8g ma hoàng, 8g cam thảo, 8g bách bộ, 8g hạnh nhân, 12g cát cánh, 12g hoàng cầm và 40g thạch cao sống, sắc uống hết trong ngày.
Chữa viêm nhiễm ngoài da hoặc viêm cầu thận
Lấy 8g ma hoàng, 4g cam thảo, 12g liên kiều, 12g tang bạch bì, 12g hạnh nhân, 20g xích tiểu đậu và 3 quả, đem sắc lấy nước uống trong ngày.
Mình cần tư vấn
Tôi có nguyên liệu sẵn cần tư vấn gia công