Quế chi có tác dụng gì và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Quế chi là dược liệu được lấy từ thân cây quế dùng làm thuốc và có tác dụng chữa trị các bệnh lý như  tiêu hóa, phụ khoa, xương khớp, phong hàn,… Vậy quế chi là gì? Quế chi có tác dụng gì? Để tìm hiểu rõ hơn về dược liệu quế chi hãy cùng gia công thực phẩm chức năng Life Gift Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Quế chi là gì?

Trước khi tìm hiểu quế chi có tác dụng gì thì ta hãy cùng tìm hiểu về cây quế chi là gì trước nhé!

Hình ảnh của quế chi:

Quế chi có tác dụng gì?
Quế chi có tác dụng gì?

Cây quế chi có tên khoa học là Cinnamomum cassia Presl, tên khoa học của dược liệu là Ramulus cinnamoni, thuộc họ long não và dược liệu thường có tên gọi khác là liễu quế.

Cây quế chi là loại cây thân gỗ lớn cao khoảng 20cm, thân có màu nâu nhạt và vỏ nhẵn. Lá mọc so le nhau, lá cứng, tương đối giòn, mép lá không có răng cưa, cuống lá ngắn. Lá hình thuôn dài, mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới có màu xanh nhạt và hơi có lớp lông mịn bao phủ, gân lá có màu vàng hiện rõ hình vòng cung chạy dọc.

Hoa quế chi mọc ở ngọn của cành hoặc mọc ở nách lá có màu vàng nhạt hoặc màu trắng. Quả hạch có hình trứng, vỏ ngoài nhẵn bóng, khi chín quả sẽ chuyển sang màu nâu tím.

Cây quế chi thường ra hoa vào tháng 6 – 8 và cho quả vào tháng 10 – 12. Tuy nhiên, có một số cây cho quả vào tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau.

Mô tả dược liệu quế chi

Dược liệu quế chi được lấy từ cành con cây quế, còn dược liệu quế sẽ được lấy ở đầu cành. Dược liệu quế chi có hình trụ tròn, phân thành nhiều nhánh, dài 30 – 75cm và có đường kính 0,3 – 1cm.

Vỏ bên ngoài dược liệu có màu nâu hoặc nâu đỏ, có nếp nhăn nhỏ và có đường sọc. Dược liệu còn sẹo cành, sẹo lá, sẹo cành, bì khổng nhỏ. Dược liệu quế chi chất cứng nhưng giòn rất dễ bẻ gãy. Thái phiến dày 2 – 4mm, phần tủy có hình vuông, mặt cắt phần vỏ có màu nâu, phần gỗ có màu trắng vằng hoặc đến màu nâu vàng nhạt.

Nhục quế và bột quế khá giống với quế chi do đó cần phải phân biệt kỹ trước khi sử dụng. Nhục quế là bộ phận vỏ khô của thân hoặc cành to của cây quế. Còn bột quế là phần tinh hầm của quế đem nghiền thành bột.

Khu vực phân bố

Cây quế là loại cây được trồng khá phổ biến ở nước ta, cây được trồng nhiều ở các tỉnh trên cả nước nhưng đặc biệt là ở các đồi núi ở Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nghệ An, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Tĩnh,…

Những vùng có khu vực trồng quế lớn nhất là Yên Bái, Nghệ An, Quãng Nam Quãng Ngãi, Quãng Ninh, Thanh Hóa.

Thu hái và chế biến

Người ta thường dùng quế chi là cành non để làm dược liệu chữa bệnh. Đối với cây sống trên 10 năm là có thể thu hoạch vỏ, dược liệu thường sẽ được thu hoạch vào mùa xuân. Dược liệu sau khi thu hoạch về đem cắt thành từng miếng hoặc thái lát rồi đem phơi khô ngoài nắng nhẹ hoặc trong bóng râm. Dược liệu sau khi hoàn tất chỉ cần cho vào túi kín gói kỹ để nơi khô thoáng tránh mối mọt, ẩm mốc là dùng được lâu dài

Thành phần hóa học

Một số thành phần có trong dược liệu quế chi như flavonoid, tanin, phenyl glycosid, cinnamyl acetate, coumarin, cinnamylacetat, bazylacetat, aldehyd cinnamic,… Trong đó, tinh dầu chứa 1 – 3% và thậm chí một số cây có thể chứa đến 6% tinh dầu, trong tinh dầu chủ yếu là Andehit xinamic và  và Andehit xinamic.

Tác dụng dược lý

Trong đông y dược liệu quế chi có tác dụng gì?

Dược liệu quế chi có vị ngọt, hơi đắng, có mùi thơm có tính ấm nên được quy vào 3 kinh tâm, phế và bàng quang. Dược liệu quế chi có tác dụng đau khớp, đánh trống ngực, đau bụng lạnh, cổ họng có đờm, đau rát cổ họng, cảm mạo, u xơ tử cung, mất ngủ, khó tiêu, kinh nguyệt không đều,…

Trong y học hiện đại quế chi có tác dụng gì?

Tác dụng ức chế vi nấm, kháng khuẩn

Theo nghiên cứu cho thấy, dịch chiết từ dược liệu quế chi có tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển vi nấm. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng kháng khuẩn và kìm hãm sự tái phát của vi nấm. Cồn quế chi có tác dụng sát khuẩn rõ rệt trên trực khuẩn thương hàn và tụ cầu vàng.

Tác dụng tăng tuần hoàn máu

Từ nghiên cứu cho thấy, trong chiết xuất của dược liệu quế chi có một số hạt chất có tác dụng hỗ trợ hệ hô hấp, thúc đẩy quả trình bài tiết và tăng tuần hoàn máu trong cơ thể. Ngoài ra, dược liệu giúp giải nhiệt, thoát mồ hôi và giảm các triệu chứng sốt.

Tác dụng hỗ trợ phòng ngừa ung thư

Quế chi có chứa các chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do, ngăn ngừa sự hình thành các khổi u và bệnh xơ vữa động mạch.

Bên cạnh đó, dược liệu quế chi còn có tác dụng co bóp tử cung, co bóp ruột và tăng cương nhu động ruột

Dược liệu quế chi có tác dụng gì?

Quế chị có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

  • Đau bụng lạnh
  • Phù thũng
  • Dương suy ở ngực
  • Viêm loét dạ dày hoặc viêm loét tá tràng
  • Chậm kinh, kinh nguyệt không đều
  • Viêm mũi dị ứng
  • Tiêu chảy
  • Cảm mạo
  • Suy nhược cơ thể do ảnh hưởng của bệnh tiêu hóa
  • U xơ tử cung
  • Đau nhức xương khớp
  • Bí tiểu
  • Ho có đờm
  • Tim đập nhanh
  • Thải độc
  • Các bệnh ngoài da
  • Giảm lượng đường trong máu

Những bài thuốc chữa bênh từ quế chi

Quế chi chữa đau nhức xương khớp

Chuẩn bị 4g quế chi, 4g cam thảo, 2g gừng nướng, 2g ma hoàng, 8g bạch giới tử, 12g lộc giác giao, 40g thục địa. Đem dược liệu sắc cùng với lượng nước vừa đủ uống trong ngày.

Chữa bệnh ho có đờm

Chuẩn bị quế chi, bạch truật, cam thảo mỗi dược liệu 8g và 12g phục linh. Đem sắc với 700ml nước đến khi nước cô lại còn ½ thì ngưng, chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Quế chi có tác dụng chữa u xơ cổ tử cung

Chuẩn bị quế chi, đào nhân, xích thược, miết giáp, mẫu lệ, hải tảo mỗi loại 16g; Nhũ hương, một dược, nga truật, sơn lăng mỗi loại 8g và 10g hồng hoa. Lấy tất cả dược liệu nghiền thành bột mịn rồi cho mật ông vo thành viên hoàn. Mỗi lần uống 10 – 15 viên, ngày uống 2 – 3 lần và uống với nước ấm. Bài thuốc này chữa u xơ tử cung hoặc khối u trong bụng

Quế chi chữa cảm mạo

Chuẩn bị 20g quế chi, 5g cam thảo, 15g thược dược, 10g sinh khương và 3 quả đại táo. Lấy tất cả dược liệu trên đem sắc với lượng nước vừa đủ, kiên trì uống liên tục bệnh sẽ thuyên giảm một cách nhanh chóng.

Quế chi chữa chứng bí tiểu

Chuẩn bị quế chi, bạch truật, trư linh, trạch tả, phụ tử mỗi loại dược liệu 10g; Phục linh và đảng sâm mỗi loại dược liệu 15g và 12g ô dược. Lấy tất cả dược liệu trên sắc với 600ml nước đến khi cô cạn còn 200ml thì ngưng, chia là 2 lần uống trong ngày

Chữa đau bụng kinh, thai lưu, ứ huyết ở phụ nữ

Lấy quế chi, đào nhân, phục linh, đơn bì, thược dược mỗi loại 8g. Đem tất cả vị thuốc tán thành bột làm viên hoàn hoặc sắc uống

Lưu ý khi dùng quế chi

Tuy dược liệu quế chi được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Nhưng cũng như các loại thảo dược khác không thể tùy tiện sử dụng, do đó trước khi dùng cần lưu ý:

  • Đối với phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 7 tuổi tuyệt đối không sử dụng
  • Không nên lạm dụng quá nhiều hoặc sử dụng quá mức cho phép
  • Người bị tổn thương yết hầu hoặc người bị âm hư hỏa vượng nên cẩn trọng khi dùng

6 thoughts on “Quế chi có tác dụng gì và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ