Bách bộ có tác dụng gì?

Cây bách bộ là loại dược liệu rất quý nhưng dân ta rất ít người biết đến công dụng của dược liệu này. Cây bách bộ mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh thuộc khu vực phía Tây Bắc nước ta, có tác dụng chữa ho, viêm phế quản, hen suyễn, hen phế quản,… Nhưng cây bách bộ có tác dụng gì? Củ bách bộ ngâm rượu có tác dụng gì? Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về công dụng của bách bộ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Cây bách bộ là cây gì?

Cây bách bộ thuộc họ bách bộ, có tên khoa học là Stemona tuberosa. Cây bách bộ còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như dây ba mươi, đẹt ác, bách bộ thảo, cửu trùng căn, cửu thập cửu điều căn, bách nãi, củ rận trâu, bà phụ thảo, thấu dược,…

Bách bộ có tác dụng gì?
Bách bộ có tác dụng gì?

Cây bách bộ thuộc loại cây leo sống lâu năm, có thân nhỏ thon, nhẵn và có chiều dài trung bình khoảng 6-8m.

Các lá mọc đối hoặc mọc so le, phiến lá đôi khi thuôn dài hoặc có hình tim, lá tương đối giống với lá củ nâu. Gân nổi rõ trên mặt lá, gân chính hình vòng cung, từ cuống lá đến ngọn lá. Ngoài ra còn có hệ thống 10-12 gân ngang nhỏ, dày và chạy song song với gân chính.

Hoa bách bộ to, có màu vàng hoặc màu đỏ, cụm hoa mọc ở kẽ lá, thường có 1 – 2 hoa to và cuống dài 2 – 4 cm. Hoa có 4 nhị dài 4-5 cm, nhị ngắn, có mùi thối và thường nở vào mùa hè. Quả bách bộ rất nặng, có chứa nhiều hạt, mỗi quả chứa 2 – 8 hạt.

Cây có nhiều rễ củ thường mọc thành chùm khoảng 10 – 20 hoặc 30 củ. Nhiều cây  có thể phát triển đến gần 100 củ, chiều dài mỗi củ khoảng 15-20 cm, rộng 1,5-2 cm.

Khu vực phân bố

Cây bách bộ là loại dược liệu nhiệt đới và cận nhiệt đới, cây có thể phát triển được trong bóng râm, dễ dàng tìm thấy chúng ở các khe suối, cửa rừng nơi không có quá nhiều bóng cây hoặc chân núi đá vôi. Cây bách bộ thường bắt đầu ra hoa vào tháng 6 và cho quả vào khoảng tháng 7 – 9 hàng năm. Khi quả già có thể tự phát tán hạt để nhân giống hoặc rễ và chồi gốc cũng có khả năng tái sinh thành cây mới.

Ở nước ta, cây bách bộ được phân bố rất rộng rãi gồm các tỉnh đồng bằng, trung du, miền núi và thậm chí là các tỉnh ven biển. Cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Hòa Bình, Thái Nguyên.

Bên cạnh đó, cây bách bộ còn mọc nhiều ở khu vực các nước Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn độ, Lào và Campuchia.

Thu hái

Người ta thường sử dụng củ rễ cây bách bộ để làm thuốc chữa bệnh.

Cây bách bệnh thường được thu hái vào cuối thu đầu đông, thường đào lấy củ già, củ càng lâu năm sẽ càng to, dài, nhiều thịt đồng thời sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng và dược tính hơn.

Cách sử dụng và bào chế dược liệu bách bộ

Dùng khô: Cắt bỏ hai đầu rễ, đem nhúng với nước sôi hoặc đem đồ vừa chín, củ nhỏ để nguyên, củ lớn thì cắt đôi, sau đó có thể đem phơi nắng hoặc tẩm rượu sấy khô.

Dùng tươi: Dược liệu sau khi làm sạch, ủ mềm rút lõi, cắt mỏng rồi đem phơi khô hoặc để dùng sống hoặc đem tẩm mật ong một đêm rồi sao vàng (dùng chín ).

Ngâm rượu: Rửa sạch phần rễ củ bách bộ, cắt mỏng hoặc để nguyên cả củ đem sao vàng rồi ngâm với rượu trắng nồng độ trên 40 độ.

Nấu cao: Lấy củ bách bộ tươi rửa sạch rồi giã hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước đun sôi trên lửa lớn, hớt bỏ bọt bẩn. Sau đó lọc lấy phần nước đun sôi, tiếp tục đánh cho đến khi đặc lại dưới dạng nước. Không nên nấu thành bánh vì khi cháy sẽ rất đắng và mất giá trị dược tính.

Thành phần hóa học – Bách bộ có tác dụng gì?

Theo nghiên cứu cho thấy, trong rễ củ bách bộ có nhiều alcaloid khác nhau. Bên cạnh đó, củ rễ có chứa 9,25% protid; 2,3% glucid; 0,84% lipit và các axit hữu cơ như oxalic, acid citric, malic,…

Các nhà khoa học đã xác định các alcaloid có trong rễ bách bộ gồm stenin, stemotinin, Tuberostemonin, isostemotinin,…

Tác dụng dược lý – Bách bộ có tác dụng gì?

Trong đông y bách bộ có tác dụng gì?

Theo đông y, dược liệu bách bộ có vị ngọt, đắng, có tính ấm nên được quy vào kinh phế. Dược liệu bách bộ có tác dụng chữa ho, viêm đường hô hấp, tẩy giun, chàm lở, nổi mề đay, diệt ruồi muỗi, ký sinh trùng, bọ gậy,…

Trong y học hiện đại bách bộ có tác dụng gì?

Diệt ký sinh trùng: Theo Trung Dược Học, dược liệu bách bộ có tác dụng diệt muỗi, chấy rận, bọ chét, ký sinh trùng,…

Kháng vi trùng: Theo Trung Dược Học, các thành phần dinh dưỡng trong dược liệu bách bộ có tác dụng kháng khuẩn đối với một số vi khuẩn như Hemolytic streptococus, Neisseria meningitidis, Staphylococus aureus, Streptococus pneumoniae.

Đối với hệ hô hấp: Từ thí nghiệm trên mèo cho thấy, dược liệu ở dạng thuốc sắc sẽ không có tác dụng chữa ho nhưng nó lại có tác dụng làm giảm hưng phấn trùng khu hô hấp ở động vật. Đồng thời, dược liệu này có tác dụng làm giảm kích ứng ở cổ, từ đó làm giảm ho hiệu quả. Dược liệu bách bộ có tác dụng giống như Aminophylline làm giãn cơ, thông khí, Aminophylline đối kháng với Histamin gây co giật. Tuy nhiên, củ bách bộ đã được thí nghiệm là chữa lao hạch cho hiệu quả rất tốt.

Phòng trừ sâu bọ và diệt côn trùng: Từ kết quả thử nghiệm cho thấy, nếu ngâm giun vào dung dịch 0,15% Serotonin sau 15 phút giun sẽ bị tê liệt. Dùng nước bách bộ có thể xổ giun hoặc dùng rượu bách bộ phun lên rận, rệp chúng sẽ chết ngay.

Tác dụng kháng khuẩn: Các thành phần hóa học trong dược liệu có thể tiêu diệt và làm sạch vi khuẩn ở ruột già và giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh phó thương hàn và bệnh kiết lỵ.

Những bài thuốc dân gian chữa bệnh từ bách bộ

Chữa ho – Bách bộ có tác dụng gì?

Để chữa ho ngoại cảm ta lấy 12g bách bộ; Bạch tiền, cát cánh và kinh giới mỗi loại 10g, đem sắc uống, chia làm 3 lần uống trong ngày và uống khi thuốc còn nóng.

Để chữa ho gà thì lấy 10 – 15g bách bộ sắc lấy nước uống.

Để giảm ho do lao và nhiệt thì lấy bách bộ và sa sâm mỗi loại 2 cân. Đem sắc với 10 cân nước rồi bỏ xác, cho thêm 2 cân mật đường, đun trên lửa nhỏ để nấu thành cao. Mỗi lần uống 1 – 2 muỗng canh, 2 ngày uống 1 lần.

Hoặc lấy 20g bách bộ, sắc 2 lần đến khi thu được 60ml. Sau đó chia đều làm 3 phần uống trong ngày, có thể cho thêm đường cho dễ uống.

Ngoài ra, củ bách bộ ngâm rượu cũng có tác dụng trị ho hiệu quả. Chỉ cần lấy củ bách bộ cắt thành từng lát mỏng, đem sao khô rồi cho vào túi vải ngâm trong vò rượu, sử dụng uống dần khi ho.

Chữa ngứa do nổi mề đay, viêm da dị ứng, chấy rận

Lấy 100g củ bách bộ ngâm vào 500ml cồn trong 24 giờ, sau đó bôi vào chỗ chấy rận.

Để điều trị nổi mề đay và viêm da dị ứng thì cắt củ bách bộ thành từng lát mỏng rồi xát vào vùng da cần điều trị, bên sẽ cải thiện rõ rệt.

Để điều trị sẩn phù do mề đay gây ra thì lấy 15g bách bộ, 6g hùng hoàng, 6g bằng sa và 10g khổ sâm sắc lấy nước rửa vùng da cần điều trị.

Chữa lao phổi

Lấy 20g bách bộ; Đào nhân, hoàng cầm và đơn bì mỗi loại 10g. Đem dược liệu sắc với 1 lít nước đun đến khi nước cô cạn lại còn 80ml thì chia làm 3 lần uống trong ngày và uống liên tục khoảng 3 tháng sẽ có chuyển biến rõ rệt.

Chữa giun kim

Lấy bách bộ, binh lang và sử quan tử với liều lượng bằng nhau đem tán thành bột mịn. Sau đó, lấy hỗn hợp trộn chung với vaseline rồi bôi vào xung quanh hậu môn.

Hoặc dùng 30g bách bộ sắc đến khi nước cô cạn còn 10 -20ml, mỗi tối người bệnh nên thụt lưu đại tràng, áp dụng thực hiện 2 – 3 đêm để đạt kết quả tốt.

Hoặc lấy 20g củ bách bộ, 20g cỏ ngọc và 10g vaseline, đem tán nhuyễn các nguyên liệu trộn với vaseline tạo thành hỗn hợp bôi quanh hậu môn.

Trị mũi đỏ – Bách bộ có tác dụng gì?

Lấy 50g bách bộ ngâm với 100ml cồn 95 độ, ngâm khoảng 10 ngày là dùng được, ngày bôi 3 lần, trong tháng sẽ có kết quả tốt.

Cách ngâm rượu bách bộ trị ho, ghẻ lở

Lấy 0,5kg bách bộ đem rửa sạch, bổ đôi rồi đem phơi khô. Sau đó cho vào bình thủy tinh rồi cho 3 lít rượu trắng 40 độ vào rồi đậy kín và ngâm trong 7 – 10 ngày. Rượu có thể uống để trị ho, viêm phế quản, viêm phổi, mỗi ngày uống 30ml cho đến khi các triệu chứng bệnh giảm hẳn. Nếu dùng bôi ngoài để giúp chữa mề đay, ghẻ lở, dị ứng thì bôi một lượng rượu ngâm vừa đủ lên vùng da bị bệnh, sau 3 – 4 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Phương pháp và liều dùng bách bộ

  • Chữa ho: Dùng dưới dạng cao, thuốc sắc, viên hoặc bột, ngày uống 4-12g.
  • Chữa giun: Dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày uống 7 – 10g. Uống khi đói vào buổi sáng sử dụng liên tiếp trong 5 ngày.
  • Diệt côn trùng: Ruồi sẽ chết 60% bằng cách cho một ít đường vào nước sắc bách bộ. Để tiêu diệt bọ gậy ta lấy 1/20 dung dịch bách bộ. Để diệt ruồi, muỗi, rận, bọ chó lấy rễ bách bộ đốt lên, hơ khói. Lấy rễ bách bộ sắc dùng gội đầu hoặc ngâm trong quần áo để tiêu diệt chấy, rận.

Lưu ý khi dùng củ bách bộ

  • Hãy chọn những củ còn nguyên từ 30 củ trở lên, không mua những củ bị rời.
  • Chọn những củ nguyên vẹn, không bị nứt, nhựa chảy ra ngoài sẽ làm mất đi dược tính của nó.
  • Nên chọn mua dược liệu bách bộ khô loại có màu sắc đồng đều, tươi sáng, không có đốm đen, nấm mốc.
  • Nên mua thuốc dược liệu ở nơi uy tín, tránh đến những địa chỉ bán thuốc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, buôn bán không công khai.
  • Những người có chống chỉ định không nên sử dụng bách bộ và trong những trường hợp đang dùng thuốc điều trị các bệnh khác nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
  • Không nên lạm dụng những bài thuốc từ bách bộ vì thành phần của dược liệu có độc tính, dùng quá liều sẽ làm tê liệt trung tâm hô hấp và thậm chí là tử vong.

3 thoughts on “Bách bộ có tác dụng gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ