Liên kiều là gì? những bài thuốc từ liên kiều và lưu ý khi sử dụng

Từ xưa, liên kiều được xem là loại dược liệu thuốc nam quý có tác dụng giúp giải độc gan, tan mủ, tiêu viêm. Ngoài ra, dược liệu này còn có tác dụng giúp chữa viêm cầu thận, chữa nhọt, sưng vú,… Vậy để hiểu rõ hơn về những thông tin chi tiết về dược liệu này hãy cùng gia công thực phẩm chức năng Life Gift tìm hiểu qua bài biết dưới đây nhé!

Mô tả đặc điểm liên kiều

Liên kiều
Liên kiều

Liên kiều là gì?

Dược liệu có tên khoa học là Forsythia suspensa Vahl thuộc họ nhài. Dược liệu có nhiều tên gọi khác nhau như liên kiều xác, hạn liên tử, trúc căn, không kiều, đới tâm liên kiều,…

Là cây bụi, có chiều cao trung bình khoảng  2 – 4m, cây phát triển thêm nếu được uốn dáng cạnh tường.Vỏ cây có màu nâu nhạt, trơn nhẵn. Cành non nhìn vào sẽ thấy có 4 cạnh, có nhiều đốt, ở giữa các đốt ruột, bì không rõ. Lá đơn mọc đối xứng nhau hoặc đôi khi mọc thành vòng 3 lá, cuống dài 0,8 – 2cm. Phiến lá hình trứng, phần mép lá có răng cưa không đều nhau, chất lá hơi dày.

Hoa có màu vàng tươi, đơm xen kẽ với lá cây, có hình chuông. Phần đài và tràng có hình ống, xẻ thành 4 thùy, 2 nhị thấp hơn tràng, nhụy hoa có 2 núm. Quả liên kiều khô có hình trứng, dẹt, dài khoảng 1,5 – 2cm và rộng 0,5 – 1cm. Có cạnh lồi ở phía trên quả và nhọn ở phần đầu. Khi chín, đầu quả mở ra như mỏ chim, phần dưới có cuống hoặc chỉ còn sẹo. Phía bên ngoài vỏ có màu nâu nhạt, bên trong quả có nhiều hạt. Tuy nhiên, lượng lớn phần hạt sẽ rơi vãi đi và chỉ còn sót lại một ít. Kích cỡ hạt khá nhỏ, kích cỡ một viên bi ve.

Dược liệu là quả liên kiều có hình trứng, đường kính 0,6 – 1 cm, dài 1,6 – 2,3 cm. Nhọn ở đỉnh đầu đáy nhỏ có cuống nhỏ hoặc đã rụng. mặt ngoài có nhiều đốm nhỏ nổi lên, có vân nhăn dọc không nhất định. Cả hai mặt quả đều có một đường rãnh dọc rõ rệt.

Cây thường cho mùa hoa vào tháng 3 – 5 và mùa quả vào khoảng tháng 7 – 8.

Khu vực phân bố

Cây được mọc chủ yếu ở một số tỉnh của Trung Quốc như Hồ Bắc, Hà Nam, Sơn Tây, Cam Túc, và một số nơi ở Nhật Bản.

Ở Việt Nam, hiện vẫn chưa thể trồng được liên kiều mà phải nhập dược liệu từ Trung Quốc về để làm thuốc. Nhưng với những công dụng tuyệt vời của liên kiều, hiện đã có nhiều cơ sở, trang trại dược liệu đã phối giống nuôi trồng thành công dược liệu này.

Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng phổ biến của dược liệu chính là quả của nó, sau khi đã được sấy khô kỹ càng.

Cây được thu hoạch vào mùa thu, ở những nơi trồng liên kiều, cây thường được trồng để làm cảnh. Nếu dùng làm thuốc người ta sẽ chia ra làm hai loại là thanh kiều và lão kiều. Thanh kiều cũng giống như  lão kiều, nhưng:

  • Thanh kiều được hái vào tháng 8 – 9 khi quả chưa chín, thu hái những quả gần chín và hơi xanh lục. Phần nhiều đầu quả không tách ra như mỏ chim mở, hạt nguyên không rơi rụng, chất cứng, nhỏ dài, một bên có cánh. Sau khi thu hoạch về ta loại bỏ tạp chất, đồ chín, đem phơi khô
  • Lão kiều được hái vào tháng 10 khi quả đã chín vàng, loại bỏ tạp chất đem phơi khô và dùng dần. Lão kiều nứt ra thành hai mảnh hoặc nứt ra từ đỉnh. Ở mặt bên ngoài có màu nâu đỏ hoặc nâu vàng, mặt bên trong có trơn phẳng, có màu nâu nhạt, có một vách ngăn dọc. Lão kiều có vị đắng và không có mùi vị đặc biệt

Dược liệu sau khi bào chế sẽ được bảo quản nơi khô thoáng tránh ẩm mốc, mối mọt. Bảo quản trong túi bóng kín hoặc trong hộp, thi thoảng mang ra phơi rồi tiếp tục bảo quản.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của dược liệu khá đa dạng, chủ yếu là glucoxit là saponin, tinh dầu, vitamin P, phylirin. Ngoài ra, trong liên kiều còn có chứa các hợp chất khác như phenylethanoid glycoside, steroid, Lignans, rutin, ancaloit, pinoresinol, oleanolic acid, forsythin, matairesinoside,..

Liên kiều là gì?
Liên kiều là gì?

Tác dụng dược lý

Trong Đông y

Dược liệu có vị đắng, hơi chua, hơi hàn, không độc được quy vào 4 kinh tâm, tan tiêu, đởm và đại trường. Có tác dụng tán khách nhiệt ở những kinh, chữa sang thũng. Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng trong tán chư kinh huyết ngưng, lợi thủy đạo, khí tụ và đặc biệt là chỉ thống, làm tiêu mủ, sát trùng, tiêu thũng. Dược liệu thường được sử dụng trong những trường hợp điều trị mụn nhọt. Vi huyết quản dễ đứt vỡ,giải độc, tràng nhạc, ghẻ lở và còn được dùng trong những đơn thuốc chữa chứng nôn mửa, thông tiểu tiện, đả thông kinh nguyệt

Trong y học hiện đại

Theo một số nghiên cứu cho thấy trong dược liệu có tác dụng:

  • Tác dụng kháng khuẩn: Với hoạt chất phenol đặc trưng có trong dược liệu có tác dụng ức chế rất nhiều loại vi khuẩn như trực khuẩn ly, bạch hầu, virus cúm, vi khuẩn tự cầu vàng, ho gà, liên cầu khuẩn, nấm,…Ở nhiều mức độ khác nhau. Chiết xuất từ liên kiều có tác dụng kháng khuẩn như dược liệu kim ngân hoa.
  • Tăng sức đề kháng: Dược liệu có tác dụng giúp giảm sưng và đồng thời giúp ngăn ngừa những bệnh dẫn từ đường hô hấp đến cơ thể như đau họng, sốt, viêm phế quản, viêm amidan. Giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa, phòng tránh và hỗ trợ điều trị các bệnh giang mai, bệnh lậu, HIV, phát ban da do sốt, nôn gây ra bởi các vi khuẩn.
  • Tác dụng hạ huyết áp, dãn mạch: Dược liệu giúp tăng cường lượng máu lưu thông trong cơ thể, cải thiện chức năng của tuần hoàn và hạ huyết áp
  • Chống viêm: Dược liệu giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của các tế bào.
  • Bảo vệ gan: Dược liệu có tính mát, giải nhiệt tốt, giúp lợi tiểu, dùng trong các trường hợp gan hư, yếu. Đặc biệt, khi gan độc mà không thể thải độc khi đó gan sẽ tự động đào thải qua da, gây mụn và làm da xấu đi. Nếu dùng liên kiều sẽ giúp quá trình thải độc, thanh lọc cơ thể sẽ dễ dàng hơn.
  • Đối với mắt: Trong dược liệu có thành phần giúp điều trị xuất huyết võng mạc, gây giảm thị lực. Nước sắc từ liên kiều có công dụng chữa bệnh này rất hiệu quả.
  • Đối với thận: Nước sắc từ dược liệu giúp điều trị bệnh này rất tốt, sẽ giúp làm giảm protein, cấp hây tiêu phù, viêm thận, ảnh hưởng đến quá trình lọc thận.

Công dụng và liều dùng

Liên kiều có tác dụng gì?

  • Trị mụn nhọt, đơn độc, ban chẩn
  • Sốt ở trẻ
  • Dị ứng, phát ban, nổi mẫn, thủy đậu
  • Lưỡi bị loét, nứt
  • Tràng nhạc và ổ gà (viêm hạch ở nách)
  • Nôn mửa
  • Đầu gối sưng đau, đi lại khó khăn
  • Lao thận và viêm cầu thận cấp tính
  • Vú sưng, vú sưng có hạch gây đau nhức
  • Thanh nhiệt, giải độc
  • Điều hòa huyết áp
  • Viêm họng, viêm amidan
  • Xuất huyết do giảm tiểu cầu,…
Tác dụng của liên kiều đối với sức khỏe
Tác dụng của liên kiều đối với sức khỏe

Liên kiều có công dụng:

Liều lượng sử dụng liên kiều đối với từng bệnh nhân không giống nhau mà tùy thuộc vào từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị bệnh. Tuy nhiên, liều dùng giới hạn được khuyến cáo là khoảng 6 – 12g /ngày.

Những bài thuốc chữa bệnh từ liên kiều

Chữa mụn nhọt

Lấy liên kiều, kim ngân hoa, bồ công anh, cúc hoa dại với liều lượng 12g. Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà có cách sử dụng thuốc khác nhau. Với trường hợp nhọt sưng to thì giã nát các dược liệu rồi đắp trực tiếp lên da. Còn trường hợp bệnh nhẹ thì đem thuốc sắc với nước để uống.

Chữa sưng vú, có hạch

Lấy 16g liên kiều, 5g kim ngân hoa, 4g bồ kết thích, 12g bồ công anh. Đem tất cả dược liệu sắc với 500ml nước, đun đến khi còn 200ml thì ngưng. Chia làm 3 phần và uống trong ngày

Trị cảm, sốt

Lấy 40g liên kiều; Cát cánh, 24g bạc hà, ngưu bàng tử liều lượng bằng nhau; 20g đậu xị; 30g kim ngân hoa; 16g trúc diệp; 16g kinh giới tuệ. Đem tất cả dược liệu trên tán thành bột rồi vo thành viên cỡ hạt đậu xanh. Ngày uống 1 – 2 lần với liều lượng khoảng 12 – 24g.

Điều trị lao hạch, lao lịch không tiêu

Chuẩn bị liên kiều, huyền sâm, hạ khô thảo mỗi thứ 12g và 20g mẫu lệ. Cho tất cả dược liệu vào ấm sắc cùng 500ml nước, sắc đến khi còn lại 150ml thì ngưng. Uống khi thuốc còn ấm. Hoặc lấy 250g liên kiều và 250g vừng đen đem tán thành bột. Mỗi lần uống khoảng 8g, hòa chung với nước ấm, ngày uống 2 lần.

Hoặc ta có thể dùng ở bài thuốc khác là lấy 8g liên kiều, 6g hạ thảo khô, 6g hải tảo và 4g cam thảo. Đem dược liệu sắc với 600ml nước, đun ở lửa nhỏ đến khi còn lại 1/3 nước. Ngày uống duy nhất 1 thang.

Những bài thuốc chữa bệnh từ liên kiều
Những bài thuốc chữa bệnh từ liên kiều

Chữa viêm họng, viêm amidan

Chuẩn bị liên kiều, kinh giới, huyền sâm, hạ khô thảo, ngưu bàng tử, thạch hộc, bạc hà mỗi dược liệu 12g; Đơn bì và chi tử mỗi dược liệu 8g. Đem tất cả dược liệu sắc với nước lọc, ngày uống 1 thang, uống như nước lọc.

Chữa dị ứng, mẩn ngứa

Chuẩn bị liên kiều và huyền sâm mỗi thứ 10g; Sinh địa, hoàng đằng,bạch môn, sinh địa mỗi thứ 8g; thổ phục linh và quyết minh tử mỗi thứ 6g; 20g kim ngân hoa. Đem tất cả dược liệu nấu với 800ml nước trên lửa nhỏ. Đun đến khi còn 200ml thì ngưng, chia thuốc làm 3 phần và uống trong ngày.

Những người không nên sửa dụng dược liệu liên kiều

Dược liệu có nhiều công dụng cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh rất hiệu quả. Nhưng loại dược liệu này không phải ai cũng có thể sử dụng, do đó chúng ta cần tránh sử dụng đối với những trường hợp sau:

  • Những người thuộc tỳ vị yếu, tiêu chảy, âm hư nội nhiệt không nên dùng
  • Người bị nhọt đã vỡ mủ tuyệt đối không dùng
  • Nếu uống quá nhiều nước sắc từ liên kiều sẽ kém ăn. Chính vì vậy, khi dùng cần sử dụng với liều lượng phù hợp
  • Người sốt kèm khí hư

Lưu ý khi sử dụng liên kiều

Liên kiều cũng giống như những loại dược liệu khác, trước khi dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ để tránh sử dụng không hiệu quả hoặc xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Người bệnh không tự ý dùng thuốc.Nếu trong quá trình sử dụng nếu xảy ra tác dụng phụ cần đến ngay các cơ sở y tế kiểm tra để điều trị kịp thời

Không tự ý kết hợp với các dược liệu khác hoặc sử dụng song song với thuốc Tây. Do liên kiều có thể tạo ra tương tác khi dùng chung với các loại thuốc làm đông máu như warfarin, heparin, dalteparin, enoxaparin,…

3 thoughts on “Liên kiều là gì? những bài thuốc từ liên kiều và lưu ý khi sử dụng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ