Cát cánh có tác dụng gì?

Cây cát cánh là một loại dược liệu được nhiều người Việt Nam sử dụng rất quen thuộc từ xa xưa. Nó được sử dụng rộng rãi để chữa viêm phế quản, viêm phổi, ho,… Nhưng chắc chắn không phải ai cũng hiểu rõ về cây cát cánh. Các loài cây đàn hương có tác dụng chữa bệnh được sử dụng nhiều trong các bài thuốc. Vậy cát cánh có tác dụng gì? Công dụng của cát cánh trong việc chữa bệnh là gì? Để hiểu rõ hơn về công dụng của cát cánh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Cát cánh là gì?

Cây cát cánh thuộc họ hoa chuông có tên khoa học là Platycodon grandiflorum. Vị thuốc cát cánh còn được gọi với nhiều tên gọi khác như bạch dược, tề ni, mộc tiện, kết cánh, cánh thảo, khổ cánh,…

Cát cánh có tác dụng gì?
Cát cánh có tác dụng gì?

Cây cát cánh là cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 60-90 cm. Thân cây mọc thẳng, thân nhẵn, có màu lục xám, trong thân cây có chứa nhiều nhựa và mủ.

Các lá hầu như không có cuống, chúng mọc đối nhau hoặc vòng  3-4 lá, các lá phía trên thường mọc xen kẽ. Mỗi lá hình bầu dục, mép lá có răng cưa to và không đều.

Hoa cát cánh có hình chuông, mọc đơn độc và thưa ở đầu cành. Hoa có màu xanh lục, kích thước tương đối lớn, dài, có 5 thùy ở mép và thường nở từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.

Quả cát cánh có hình trứng ngược, có chứa nhiều hạt nhỏ, có màu nâu sẫm bóng đặ trưng và có hình bầu dục.

Rễ cát cánh thuộc dạng rễ chùm. Rễ sẽ phát triển thành củ to, dài nếu cây đủ lớn và củ sẽ có màu trắng ngà nổi bật.

Mô tả dược liệu

Rễ cát cánh hình trụ, thuôn nhọn về phía dưới, đôi khi có phân nhánh. Phần trên của gốc thân, có sẹo là vết tích của rễ con. Mặt ngoài dược liệu có màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và ngang.

Chất giòn, dễ gãy và không xơ. Mặt cắt ngang màu trắng ngà, các vân hiện có màu vàng nâu nhạt, có các đường vân giống hoa cúc.

Dược liệu cát cánh không mùi, có vị ngọt và hơi đắng.

Khu vực phân bố

Cây cát cánh là một loài cây mọc hoang dã ở Đông Bắc châu Á như Trung Quốc, Đông Siberia, Nhật Bản, Triều Tiên, …

Ở Việt Nam, đến hiện nay vẫn chưa có nhiều phát hiện về loài cây dại này. Hầu hết các dược liệu dùng làm thuốc hiện nay đều được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Thu hái, chế biến

Phần rễ (hay củ) là bộ phận chính được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong Đông y. Các bộ phận khác hầu như không được sử dụng. Rễ cát cánh được thu hoạch vào mùa đông. Khi cây đã lụi tàn thường là khoảng 1 – 2 năm tuổi.

Phần rễ nằm rất sâu dưới lòng đất. Khi đào chú ý đào sâu tránh làm tổn thương đến dược liệu. Sau khi đào về phải loại bỏ các tạp chất và bụi bẩn xung quanh, sau đó cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài của củ.

Các phương pháp phổ biến nhất của vị thuốc cát cánh là phơi hoặc sấy khô. Người dùng có thể cắt nhỏ hoặc phơi cả củ trực tiếp dưới nắng hoặc sấy ở nhiệt độ nhỏ cho đến khi khô hẳn.

Vị thuốc cát cánh sử dụng lâu ngày cực kỳ dễ bị mối mọt. Vì vậy cần bảo quản dược liệu trong lọ kín, túi kín gió, nơi khô ráo thoáng mát.

Thành phần hóa học

trong rễ cát cánh có thành phần chủ yếu là saponin: các polygalacin D, D2, các platycodin A, C, D, D2.Các sapogenin là acid polygalacic và platycodigenin. Ngoài ra, trong vị thuốc cát cánh còn chứa một lượng đáng kể các chất thuộc nhóm tannin và phytosterol.

Tác dụng dược lý – Cát cánh có tác dụng gì?

Trong đông y cát cánh có tác dụng gì?

Trong đông y, dược liệu cát cánh có vị đắng, tính ôn nên được quy và kinh phế, nó có tác dụng thông phế quản, tiêu đờm, tiêu mủ độc.

Công dụng của cát cánh bao gồm: dduo

  • Chữa đau họng, khàn giọng, ho có đờm tanh hôi, nhọt ở phổi, tức ngực, thở khò khè, khó thở, kiết lỵ
  • Theo tài liệu cổ, vị thuốc cát cánh còn có tác dụng chữa ho ra máu, đau ngực, tức ngực.
  • Trong y học Trung Quốc, nó được dùng làm thuốc giảm ho, long đờm, chữa viêm phế quản và một số bệnh về phổi.
  • Chữa bệnh ngoài da
  • Kết hợp cát cánh với một số vị thuốc khác để điều trị bệnh viêm ruột thừa
  • Ở Nhật, cát cánh được dùng để chữa viêm họng, tiêu đờm, viêm phế quản, nhọt và các bệnh khác
  • Ở Ấn Độ, rễ là một vị thuốc quan trọng trong thuốc long đờm, thuốc làm săn, thuốc bổ, chữa đầy bụng. Đôi khi nó được nhai và nuốt lấy nước hoặc dùng dưới dạng thuốc sắc với cam thảo.

Trong y học hiện đại cát cánh có tác dụng gì?

Đối với hệ hô hấp: Với những thử nghiệm lâm sàng đã được các nhà khoa học thử nghiệm trên chó và mèo. Từ thử nghiệm cho thấy, sau khi dùng cát cánh, dịch tiết niêm mạc phế quản của động vật thí nghiệm tăng lên. Vì vậy, người ta ước tính rằng vị thuốc cát cánh có tác dụng long đờm rất mạnh

Đối với chức năng nội tiết: Chinese Herba đã nghiên cứu bằng cách uống nước sắc dược liệu có khả năng làm giảm lượng đường trong máu của thỏ. Một số thí nghiệm trên chuột cũng cho thấy, uống nước sắc từ thảo dược có thể làm giảm cholesterol trong gan.

Chống oxy hóa: Các saponin trong vị thuốc cát cánh có thể làm tăng hoạt động của các enzyme chống oxy hóa và với những thử nghiệm trên chuột bị viêm phế quản mãn tính do hút thuốc trong thời gian dài sẽ bị giảm nồng độ các gốc tự do trong mô phổi của chúng.

Các saponin và tannin trong cát cánh là những hoạt chất có tác dụng kháng viêm mạnh. Vì vậy thuốc cát cánh được đánh giá là có tác dụng ức chế các loại nấm da thông thường. Ngoài ra, cây cánh mèo còn có tác dụng giải nhiệt, giảm đau, chống viêm loét dạ dày.

Các saponin trong vị thuốc cát cánh được đánh giá là có khả năng tán huyết mạnh hơn khoảng 2 lần so với saponin trong Viễn chí. Tuy nhiên, do chúng ta thường sử dụng cát cánh ở dạng uống nên dịch chiết của nó rất dễ bị thủy phân bới dịch vị và mất khả năng tán huyết.

Ngoài các hoạt tính dược lý nêu trên, vị thuốc cát cánh còn có tác dụng chống tổn thương phổi, chống béo phì, chống mệt mỏi, điều hòa miễn dịch và các hoạt động sinh học khác.

Vị thuốc cát cánh có tác dụng gì?

Tác dụng của cát cánh trong chữa bệnh là:

  • Chữa viêm họng, khan tiếng, đau họng
  • Đau ngực, tức ngực
  • An thần
  • Chữa hôi miệng, sâu răng, sưng lợi
  • Ho ra máu
  • Giải nhiệt
  • Giảm đau
  • Chảy máy mũi
  • Viêm amidan
  • Mụn nhọt
  • Viêm phế quản
  • Kiết lỵ
  • Áp xe phổi, viêm phổi
  • Hỗ trợ điều trị viêm não
  • Chữa xuất huyết não

Những bài thuốc chữa bệnh từ cát cánh

Chữa ho, nhiều đờm

Nếu gặp các triệu chứng ho có đờm, ho khan hoặc ho suyễn, ta có thể lấy 4g cát cánh khô và 8g cam thảo sắc với 600ml nước đến khi nước sắc lại còn 1/3 thì ngưng, nên uống khi thuốc còn ấm.

Hoặc cát cánh, cây bươm bướm, mộc thông, chiêu liêu và bạc hà mỗi loại dược liệu 6g. Đem sắc kỹ thuốc và uống trong ngày.

Ngoài ra, có thể lấy cát cánh, bách hộ và kinh giới mỗi loại 200g, 100g trần bì và 60g cam thảo. Đem tất cả dược liệu tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 3 – 9g bột, ngày uống 3 lần, nên uống trước bữa ăn và trước khi đi ngủ

Hoặc ta lấy cát cánh, bán hạ chế, ngưu tất, trần bì, tiền hồ, ngũ vị tử, mạch môn sao và ma hoàng mỗi loại dược liệu 6g. Đem tất cả dược liệu sắc uống trong ngày.

Chữa viêm phổi, ho ra đờm

Lấy 4g cát cánh, 8g rau diếp cá, 8g bối mẫu, 4g cam thảo sống, 12g dây kim ngân, 20g nhân ý dĩ, 24g nhân hạt bí trắng và 63g rễ cỏ tranh, đem sắc uống trong ngày.

Chữa viêm não Nhật Bản B

Lấy 4g cát cánh, 5g dành dành, 1.5g bạc hà, thanh cao, hoàng cầm và cam thảo Bắc mỗi loại dược liệu 6g, cùng với 31g thạch cao (thạch cao đã được tán vụn, nấu trước 20 phút rồi mới cho thêm các dược liệu khác vào sau), cúc hoa, kim ngân hoa và liên kiều mỗi loại 10g. Đem sắc với 1 chén nước trong 20 phút, láy nước uống trong ngày.

Chữa tức ngực do chấn thương lâu ngày

Lấy cát cánh, hương phụ, trần bì mỗi loại dược liệu 10g, 5g mộc hương và 15g đương quy, đem sắc uống trong ngày.

Chữa viêm amidan – Cát cánh có tác dụng gì?

Lấy 8g cát cánh, 4g sinh cam thảo, liên kiều và kim ngân hoa mỗi loại dược liệu 12g. Đem sắc kỹ các dược liệu và uống mỗi ngày đến khi tình trạng bệnh khỏi hẳn.

Lưu ý khi sử dụng cát cánh

Tuy vị thuốc cát cánh là loại thảo dược không độc nhưng để đạt được hiệu quả an toàn nhất, người dùng cần lưu ý những điểm sau:

  • Đối với bệnh nhân âm hư mà bị ho lâu ngày, ho ra máu thì tuyệt đối không dùng cát cánh.
  • Tuyệt đối không dùng dược liệu dưới dạng tiêm và kiêng kỵ với long đởm thảo, thịt lợn, bạch cập.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi dùng.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú và trẻ em nên cân nhắc kỹ trước khi dùng cát cánh chữa bệnh.
  • Nếu trong quá trình sử dụng phát hiện có dấu hiệu bất thường thì phải ngừng sử dụng ngay, đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
  • Trong quá trình sử dụng cần lưu ý phân biệt giữa dược liệu và dược liệu khác để tránh nhầm lẫn.
  • Dược liệu sẽ tương tác với một số loại thuốc tân dược khiến hiệu quả giảm sút, thậm chí có tác dụng phụ nên cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

2 thoughts on “Cát cánh có tác dụng gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ