Có thể bạn chưa biết Protein là thành phần thiết yếu của mọi cơ thể sinh vật trong đó có con người. Nó tham gia vào mọi quá trình bên trong tế bào, nó giúp vận chuyển các chất, bảo vệ cơ thể. Vậy thực chất Protein có tác dụng gì đối với cơ thể hay việc sử dụng nhiều Protein có tốt không? đó là điều mà nhiều người vẫn thắc mắc. Bài viết này Life Gift sẽ trả lời cho bạn.
1.Protein là gì?
Nó chính là những phân tử sinh học hay các đại phân tử chứa nhiều axit amin.
Protein còn được gọi là chất đạm và thực hiện hàng loạt chức năng trong sinh vật như:
- Đáp ứng lại kích thích
- Phản ứng trao đổi chất xúc tác
- Sao chép DNA
- Vận chuyển phân tử từ một vị trí đến vị trí khác
Hiểu đơn giản, chất đạm là 1 trong 3 chất dinh dưỡng đa lượng thiết yếu của mọi cơ thể, nó cung cấp năng lượng cho chúng ta. Và cứ 1 gam protein sẽ cung cấp tới 4 calo cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa, protein còn chiếm tới 50% khối lượng thô của tế bào, nó cũng chính là thành phần thiết yếu hình thành, duy trì và tái tạo cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc con người muốn sống, hoạt động, làm việc, tư duy cần bổ sung đạm hàng ngày. Thiếu đạm cơ thể sẽ hay bị ốm, suy dinh dưỡng, chậm lớn ….
2. Công dụng và vai trò của protein là gì?
Như đã nói trên, protein là thành phần thiết yếu của mọi cơ thể sinh vật. Con người có thể hoạt động, tồn tại cũng nhờ vào các chất đạm. Vậy vai trò của protein là gì?
Giúp tăng trưởng và duy trì các mô
Để xây dựng, sửa chữa các mô bị bệnh, bị thiếu hụt, cơ thể cần phá vỡ lượng protein nhất định. Điều này khiến vai trò của protein rất cần thiết trong quá trình tăng trưởng và duy trì các mô. Thế nhưng, ở một vài trường hợp lượng protein cần nhiều hơn mức bình thường khiến cho cơ thể cần tìm nguồn bổ sung.
Các phản ứng sinh hóa được tạo ra nhờ protein
Là chất có mặt trong mọi phản ứng sinh hóa, nói cách khác, nhờ có tác động của protein mà các phản ứng sinh hóa được hình thành bên trong và ngoài các tế bào. Protein cũng có nhiệm vụ là tạo ra các enzyme, khi kết hợp với những phân tử bên ngoài tế bào giúp thúc đẩy phản ứng cần thiết cho hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Và chỉ khi các hoạt động trao đổi chất được diễn ra cơ thể mới phát triển.
Hỗ trợ truyền tín hiệu giữa các tế bào
Trong nhiều trường hợp, Protein đóng vai trò làm kích thích tố, hỗ trợ giao tiếp giữa các mô, cơ quan, hỗ trợ chúng giao tiếp, truyền tín hiệu giữa các tế bào. Cụ thể, chức năng của protein ở đây chính là khi các mô hoặc các tuyến nội tiết sinh ra nội tiết tố. Nội tiết tố được vận chuyển tới các mô và nhờ Protein trên bề mặt các tế bào.
Giúp định hình cấu trúc mô tế bào
Nhờ một số protein có cấu trúc dạng sợi tạo nên độ cứng chắc cho các mô cũng như tế bào như:
- Collagen: Chính là cấu trúc của nhiều protein đóng vai trò cấu tạo nên da, dây chằng, gân và xương.
- Keratin: Cũng thuộc một dạng protein cấu tạo nên da, tóc và móng tay.
- Elastin: Với sự linh hoạt hơn collagen gấp vài trăm lần. Nó làm tăng độ đàn hồi nhằm giúp các mô có thể trở lại trạng thái ban đầu ngay cả khi bị kéo giãn.
Giúp duy trì độ Ph
Vai trò của protein còn tham gia điều chỉnh nồng độ Ph trong máu, chất dịch trong cơ thể. Duy trì nồng độ Ph ở mức trung bình giúp cơ thể hoạt động ổn định. Bởi một sự thay đổi nhỏ của nồng độ Ph cũng có thể khiến cơ thể nguy hiểm hay tử vong.
Giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng
Các chất dinh dưỡng được các protein vận chuyển đến các tế bào theo đường máu. Nhờ đó các tế bào sinh sôi, phát triển tạo ra năng lượng hoạt động. Các protein còn tham gia lưu trữ nhiều chất có lợi cho sức khỏe, đem tới nguồn bổ sung dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể mọi lúc.
Giúp tăng cường hệ miễn dịch
Là thành phần giúp cấu thành nên kháng thể bảo vệ cơ thể, hay hiểu rằng, protein chính là một thành phần của các tế bào kháng thể của cơ thể nhằm bảo vệ, chống lại sự xâm nhiễm của vi khuẩn. Hoạt động của các tế bào chống lại sự nhiễm khuẩn do virut để bảo vệ cơ thể.
Giúp cơ thể tràn đầy năng lượng
Là thành phần của nhiều dưỡng chất, chất đạm giúp cung cấp năng lượng cho toàn cơ thể. Chỉ khi tiêu thụ đạm bạn mới thấy cơ thể khỏe hơn, sung sức hơn. Và ngược lại, khi thiếu đi lượng đạm cần thiết bạn sẽ thấy mệt mỏi, uể oải. Mỗi gram đạm chứa tới khoảng 4 calo, trong chất béo cũng cung cấp lượng lớn calo. Nhưng chỉ có đạm mới giúp cơ thể tiêu thụ các chất tạo ra năng lượng.
3. Những điều cần lưu ý khi cơ thể thiếu, thừa protein
Tuy có vai trò thiết yếu với cơ thể và sự sống của các sinh vật, thế nhưng, việc thiếu, thừa đạm lại gây ra nhiều hậu quả khá nghiêm trọng.
Khi cơ thể thiếu protein
- Yếu cơ, giảm cân, hay tình trạng mất cơ
- Hệ thống miễn dịch bị suy giảm, dễ nhiễm các bệnh lây truyền
- Khó ngủ, kém ăn, tâm trạng không ổn định
- Cơ thể bị phù nề
Khi cơ thể thừa protein
- Đau khớp, tăng nguy cơ mắc bệnh gout, hay khát nước
- Rối loạn tiêu hóa.
Hiện nay, việc bổ sung protein bằng các loại thực phẩm tuy thuận lợi nhưng lại kém hiệu quả khi thực hiện sai cách. Bởi vậy, các loại thực phẩm chức năng chứa đạm giúp bổ sung lượng đạm thiếu hụt được coi là giải pháp thuận tiện, an toàn nhất. Và Life Gift – đơn vị gia công thực phẩm chức năng chứa protein nhằm giúp cơ thể lấy lại lượng protein mất đi, giúp duy trì thể trạng, sức khỏe, sinh lý…..
Tôi cần tư vấn gói protein thực vật
Mình cần gia công gói protein
Mình cần tư vấn