Bệnh tiểu đường là gì? Cách điều trị đái tháo đường

Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh mãn tính, thường gặp ở người Châu Á. Căn bệnh này xuất hiện khi lượng glucose trong máy bị gia tăng một cách bất thường, vượt ngưỡng 126 mg/ dL trong máu dù cơ thể nhịn ăn ít nhất 8h đồng hồ. Đối với người bình thường, lượng đường trong máu chỉ đạt khoảng 70 – 100 mg/ dL. Vậy có mấy loại đái tháo đường? Triệu chứng bệnh và cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng Life Gift Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là một căn bệnh mãn tính. Biểu hiện rõ nhất của chứng bệnh này chính là lượng đường trong máu luôn tăng cao hơn so với bình thường, vượt ngưỡng khuyến cáo của các chuyên gia y tế đưa ra.

Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do cơ thể thiếu hụt insulin, hoặc đề kháng insulin nạp vào cơ thể. Do đó, việc chuyển hóa đường trong máu dẫn đến tình trạng rối loạn. Khi mắc phải chứng bệnh này, cơ thể sẽ không thể chuyển hóa chất bột đường từ thực phẩm ăn hàng ngày thành nguồn năng lượng.

Điều này khiến cho lượng đường tích tụ ngày càng tăng dần trong máu. Thời gian dài dẫn đến nguy cơ bị các căn bệnh khác như bệnh tim mạch cùng nhiều bệnh lý liên quan đến mắt, thận, thần kinh,…

Có mấy loại đái tháo đường?

Vậy có mấy loại đái tháo đường? Về cơ bản, bệnh tiểu đường được chia thành 3 loại chính cụ thể như sau:

Tiểu đường tuýp 1

Thường xuất hiện khi tuyến tụy không thể sản xuất insulin hoặc do cơ thể bị thiếu insulin. Khi bị thiếu insulin, cơ thể không thể thực hiện chuyển hóa thực phẩm đường bộ thành năng lượng. Điều này khiến cho đường bị ứ đọng trong máu.

Bệnh tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1

Những người thường mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 là trẻ em và những người trẻ tuổi. Xu hướng nhiễm tiểu đường tuýp 1 đang gia tăng trên toàn thế giới. Đa phần người bị đái tháo đường tuýp 1 là do di truyền.

Tiểu đường tuýp 2 

Khác với tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin. Tuy nhiên, lại không thể chuyển hóa lượng đường trong máu trở thành năng lượng. Yếu tố di truyền, béo phì, tổn thương Beta tuyến tụy là nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đường tuýp 2.

Bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2

Theo con số thống kê mới nhất, 95% người bị bệnh tiểu đường đều thuộc tuýp 2. Đa phần những người bị tiểu đường tuýp 2 đều là người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, người bệnh có thể là trẻ em và những người trẻ.

Để phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2, bạn cần phải có lối sống cân bằng cùng một chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể dục thường xuyên. Tuyệt đối không để bản thân rơi vào tình trạng béo phì.

Tiểu đường trong thai kỳ

Căn bệnh này thường chỉ xuất hiện ở phụ nữ đang mang thai, trước đó, người này có thể chưa bao giờ bị bệnh tiểu đường. Tiểu đường thai kỳ thường sẽ tự kết thúc khi hết giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, về sau này, khả năng phụ nữ bị đái tháo đường sẽ rất cao.

Triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường

Dấu hiệu bệnh
Dấu hiệu bệnh

Có rất nhiều triệu chứng để nhận biết bệnh tiểu đường. Những dấu hiệu dễ biết nhất cụ thể như sau:

  • Thường xuyên khát nước cho dù đã uống khá nhiều.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Cân nặng sụt giảm bất thường.
  • Cảm giác đói và mệt mỏi thường trực.
  • Thị lực yếu dần đi từng ngày.

Nếu bạn thấy xuất hiện những triệu chứng này nên đi xét nghiệm ngay lập tức để có hướng điều trị phù hợp và kịp thời.

Bệnh tiểu đường và cách điều trị

Hiện nay, có khá nhiều cách điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn cần phải tuân thủ theo đúng yêu cầu mà bác sĩ đưa ra. Một số phương pháp điều trị chứng bệnh này như sau:

Thiết lập chế độ ăn uống khoa học

Hãy tự thiết lập cho mình một chế độ ăn uống khoa học, ăn đúng bữa, đúng giờ là điều quan trọng nhất. Bạn nên tự bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả thay vì chất đường bộ. Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 2 bữa thịt trong ngày.

Cách điều trị
Cách điều trị

Không chỉ vậy, cho dù ăn ngon miệng, bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Hạn chế ăn đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, một ngày nên ăn từ 5 – 6 bữa.

Vận động thường xuyên

Liên đoàn đái tháo đường thế giới khuyến cáo những người mắc bệnh tiểu đường nên vận động thể dục, thể thao thường xuyên, thời gian kéo dài từ 30 – 45 phút. Mỗi tuần bạn nên tập luyện từ 3 – 5 ngày.

Ưu tiên vận động các bộ môn thể thao như bơi lội, nhảy dây, đạp xe,… Có thể tập đối kháng khoảng 3 lần/ tuần. Tuy nhiên, nếu bệnh xuất hiện các biến chứng thần kinh, biến chứng về thận, người bệnh nên giảm cường độ tập luyện. Bạn chỉ nên duy trì vận động ở cường độ nhẹ đến vừa.

Như vậy, Life Gift Việt Nam đã chia sẻ cho bạn biết những thông tin hữu ích về bệnh đái tháo đường. Căn bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng nếu không kịp thời điều trị sẽ gây ra biến chứng về gan, thận. Chính vì thế, người bệnh nên thực hiện điều trị kịp thời theo phác đồ của bác sĩ.

2 thoughts on “Bệnh tiểu đường là gì? Cách điều trị đái tháo đường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ