Thiếu máu xuất hiện khi lượng hồng cầu bị suy giảm. Tình trạng rối loạn máu này xuất hiện khá thường xuyên. Tờ The Lancet có thống kê rằng khoảng 1/3 số dân của thế giới đang phải chịu đựng ít nhất một dạng thức của bệnh. Thiếu máu là do những rối loạn của hồng cầu, do chúng bị phá huỷ hoặc biến mất. Life Gift sẽ chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích nhất về thiếu máu. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc có cái nhìn toàn diện cùng cách đẩy lùi bệnh trạng này.
Định nghĩa bệnh thiếu máu là gì?
Bệnh thiếu máu là bệnh mà số lượng hồng cầu trong máu thấp hơn so với tiêu chuẩn đã được định mức. Trường hợp các hồng cầu không chứa đủ hemoglobin, bệnh cũng có thể xảy ra. Hemoglobin là hoạt chất giàu sắt có tác dụng làm cho máu có màu đỏ tươi. Chúng còn giúp tế bào hồng cầu vận chuyển oxy từ phổi và cung cấp khắp các ngõ ngách của cơ thể.
Bệnh nhân trong tình trạng bệnh, cơ thể không hấp thu được lượng máu giàu oxy cần thiết cho hoạt động sống. Vì vậy, bạn có thể mệt mỏi hay chán chường, làm gì cũng yếu ớt. Các biểu hiện khác thường thấy là thở dốc, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Tìm hiểu bệnh thiếu máu xuất hiện là do đâu?
Dưới đây là các nhóm nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trạng thiếu máu ở người:
- Do tủy xương bị suy giảm việc sản xuất máu
- Do những bệnh khác làm mất máu như đau viêm dạ dày, rong huyết, chảy máu ở phụ nữ, chảy máu trĩ…
- Do không đủ acid folic: thường thấy ở các bệnh nhân hay uống rượu, không thể hấp thụ dưỡng chất, có dùng thuốc tránh thai…
- Do thiếu B12: Xuất hiện ở bệnh nhân từng phẫu thuật để cắt đoạn dạ dày, người thiểu năng, viêm loét, nhiễm trùng và từng được cắt đoạn hồi tràng
- Do gen di truyền: Chuỗi Hemoglobin ở hồng cầu xảy ra những rắc rối, hồng cầu không thể tồn tại gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm
- Do tình trạng suy thận mạn: Tế bào cạnh cầu thận bị giảm xuống rõ rệt, hoạt chất Erythropoietin thấp xuống

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cao
Người bình thường có thể bị bệnh nếu không có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Cơ thể thiếu chất sắt và vitamin B12 khiến sức khỏe suy giảm, xanh xao, không có sức sống. Rối loạn đường ruột cũng khiến bạn bị thiếu máu. Lúc đó, ruột non của bạn không thể hấp thu dưỡng chất và quá trình chuyển hóa lưu thông máu bị chậm phát triển.
Những phụ nữ đang đến tháng cũng có thể là đối tượng bị thiếu hồng cầu, từ đó hình thành nên việc thiếu máu. Phụ nữ có bầu cũng cần chú ý tình trạng bệnh. Bởi lượng chất sắt đã được dùng hết để cung cấp cho bào thai. Vì vậy mà lượng máu trong cơ thể người mẹ ít đi và có chiều hướng suy giảm rõ rệt.

Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân gặp phải các bệnh mãn tính bao gồm ung thư, suy giảm chức năng thận, gan cũng cần đề phòng vấn đề thiếu máu. Trường hợp gia đình bạn mắc bệnh, nó cũng có thể di truyền sang chính cơ thể bạn. Các yếu tố khác là nghiện chất cồn, hút thuốc, sử dụng các chất độc hại cũng tác động tiêu cực đến lượng hồng cầu. Những người trong danh sách trên nên chú ý bệnh trạng và đến cơ sở y tế để điều trị chuẩn xác.
Dấu hiệu cho thấy bệnh nhân bị thiếu máu
Nếu mắc bệnh thiếu máu, cơ thể bạn sẽ biểu hiện như sau:
- Tâm lý chán chường, gắt gỏng, mệt mỏi và đau nhức thường xuyên
- Móng tay giòn, dễ gãy, choáng nhẹ khi đứng dậy
- Khó thở, da trắng xanh, đau ở lưỡi
Các triệu chứng và nguyên nhân gây ra thiếu máu là gì?
Khi cơ thể mắc bệnh, bệnh nhân có triệu chứng chán ăn, buồn bã cùng những cơn đau ngực. Đôi khi là tình trạng choáng váng, ù tai hoặc nghe không rõ. Phụ nữ có thể bị rối loạn chu kỳ kinh, nặng hơn là vô sinh.

Nguyên nhân gây thiếu máu có thể do một số thuốc mà bạn sử dụng đã có thành phần ức chế việc sản sinh hồng cầu. Vậy nên hồng cầu ít hoặc không có làm đảo lộn cơ thể và hệ thống miễn dịch gây thiếu máu. Một số đổi thay trong niêm mạc của dạ dày, ruột làm chất dinh dưỡng không được chuyển hóa. Ngoài ra, các vấn đề tủy xương, thiếu máu do di truyền cũng là nguyên nhân đáng lưu ý.
Phương pháp nào để điều trị bệnh thiếu máu hữu hiệu?
Để đẩy lùi căn bệnh một cách hiệu quả, bạn cần lưu ý để tiêu diệt bệnh từ các nguyên do sâu tận gốc. Các giải pháp cho bạn tham khảo là:
- Thực hiện việc truyền máu
- Ức chế hệ miễn dịch bằng các Corticosteroid, các loại thuốc với thành phần tương tự
- Sử dụng Erythropoietin để giúp tủy xương sản sinh ra nhiều máu hơn
- Thêm Fe, B12, acid folic, các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể
Các biến chứng gây ra bởi thiếu máu
Nếu thiếu máu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bạn có thể gặp các bệnh lý nghiêm trọng. Điển hình như tình trạng mệt mỏi kéo dài liên miên. Các hoạt động vui chơi giải trí hay làm việc đều bị hạn chế. Bệnh còn làm tim của bạn đập nhanh mất kiểm soát, có thể gây suy tim.
Trường hợp thiếu máu nặng, tình trạng xấu nhất là người bệnh sẽ tử vong. Ví dụ như loại thiếu máu mà hồng cầu có hình liềm, người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào. Mất máu quá nhiều, cơ thể bị tổn thương nặng nề và ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Các cách phòng bệnh thiếu máu nhiều người tin dùng
Để phòng ngừa bệnh, bạn đọc có thể áp dụng những cách sau:
- Ăn uống khoa học, tránh đồ dầu mỡ
- Làm việc, giải trí, nghỉ ngơi đúng giờ giấc
- Lắng nghe cơ thể, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng lượng máu trong cơ thể. Khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe
Kết luận
Hy vọng các thông tin trình bày trên của Life Gift đã cho bạn những đáp án chính xác nhất về tình trạng thiếu máu. Để phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn có thể tìm đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe mà Life Gift đã bào chế sản xuất. Sản phẩm chất lượng được gia công theo tiêu chuẩn khắt khe của Bộ Y tế. Có đăng kí công bố thực phẩm hoàn toàn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cho người tiêu dùng.
Tư vấn cho tôi nhé
Tư vấn cho mình về quy trình gia công sản phẩm