Cây chùm gửi hay còn được gọi là cây tầm gửi, là loài cây ký sinh trên các loại cây thân gỗ. Cây chùm gửi có hơn 1000 loài phân bố rải rác ở khắp nơi trên thế giới và là vị thuốc quý được dùng trong điều trị nhiều chứng bệnh trong Đông y. Vậy cây tầm gửi là cây gì? Cây chùm gửi trị bệnh gì? Cây chùm gửi có tác dụng gì? Cây chùm gởi uống trị bệnh gì? Để biết rõ hơn về tác dụng của cây chùm gửi, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.
Cây tầm gửi là cây gì?
Cây chùm gửi có tên khoa học là Loranthaceae, được gọi với nhiều tên gọi khác như cây tầm gửi, chùm gởi, dâu ký sinh, ký sinh cây gạo, mộc vệ trung quốc,…
Hình ảnh cây chùm gửi

Cây chùm gửi là loài cây sống ký sinh trên nhiều loại cây khác nhau như cây gạo, cây khế, cây mít, cây bưởi,… Tùy từng cây chủ mà loại cây này sẽ có những đặc điểm và dược tính khác nhau.
Cây tầm gửi thuộc dạng thực vật thân leo, cành cây giòn, có nhiều đốt và có thể được phủ lông. Rễ tầm gửi thuộc loại rễ giác mút bám chặt vào cây chủ để hút chất dinh dưỡng.
Lá mọc mọc thành cụm, đối xứng nhau, phiến lá hình mác hoặc có hình oval rất dễ nhận biết, mép lá nguyên, gân lá hình lông chim, khi lá còn non có lông ở gân, chóp thuôn, lá xanh có thể tự quang hợp.
Hoa chùm gửi có thể lưỡng tính hoặc đơn tính, tùy thuộc vào từng loại cây chủ. Hoa thường mọc ở kẽ lá, mọc thành chùm, xim, bông hoặc tán, cuống hoa dài hoặc ngắn. Hoa có màu xanh ở bên ngoài và màu đỏ ở bên trong, hoa dài 1.5- 2cm, hoa có các lá bắc nhỏ trông rất giống với đài hoa. Tràng hoa có thể tách riêng ra hoặc có thể tiêu biến, thường chúng sẽ tiêu giảm.
Quả mọng tròn hoặc tròn dài cao 6 – 8mm, có hạt, hạt hầu hết được phủ bởi lớp chất lỏng sền sệt, đây chính là đặc điểm tự nhiên để cây bám vào cây chủ. Cây chùm gửi thường ra hoa vào khoảng tháng 8 – 9 và ra quả vào tháng 9 – 10 hàng năm.
Phân bố, thu hái
Cây chùm gửi được phân bố ở Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines.
Ở nước ta, cây chùm gửi thường mọc trong rừng bám vào các cây gỗ ở Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Tây, Hải Phòng, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Lâm Đồng, Ninh Thuận.
Dược liệu được thu hái quanh năm, nhưng chủ yếu là thu hoạch vào mùa hè vì đây là thời điểm cây có dược tính cao nhất. Dược liệu sau khi thu hoạch về đem cắt dây thành từng đoạn ngắn rồi đem phơi khô bảo quản dùng dần.
Tác dụng dược lý – Cây chùm gửi trị bệnh gì?
Trong đông y cây chùm gửi trị bệnh gì?
Theo đông y, vị thuốc chùm gửi có vị hơi ngọt, đắng, mùi thơm, tính bình nên được quy vào 2 kinh can và thận. Cây chùm gửi trị bệnh gì? Dược liệu chùm gửi có tác dụng chữa viêm cầu thận, huyết áp cao, đau nhức xương khớp, viêm cầu thận sỏi tiết niệu, sỏi thận, phong tê thấp,…
Các loại cây chùm gửi được sử dụng hiện nay
- Cây tầm gửi trên cây dâu: Là loại thông dụng, còn được gọi là tang ký sinh, tang ký sinh có vị đắng, tính bình. Vị thuốc tang ký sinh có tác dụng bồi bổ gan, thận, mạnh gân cốt, an thai, trừ phong thấp. Theo ghi chép từ các tài liệu nước ngoài, vị thuốc tang ký sinh còn có tác dụng kích thích tạo máu, được dùng để chữa chứng thiếu máu, băng huyết ở phụ nữ có thai và sau khi sinh. Ngoài ra, tang ký sinh khi kết hợp với tô ngạnh, ngải diệp, củ cây gai để điều trị chứng thiếu sữa ở phụ nữ sau sinh. Tang ký sinh có thể dùng độc vị bằng cách rửa sạch, phơi khô, cắt đoạn nhỏ sao vàng và sắc uống hoặc dùng kết hợp với các vị thuốc bổ can thận như tục đoạn, cẩu tích, tang chi, đau xương,…
- Cây tầm gửi trên cây gạo: Loại này có tác dụng có khả năng hỗ trợ điều trị sỏi thận, viêm cầu thận, suy giảm chức năng gan, nóng gan. Ngoài ra, có thể kết hợp với chùm gửi chanh, vỏ cây lai chữa động kinh hoặc với cây xương quạ đen để chữa hen suyễn.
- Tầm gửi cây chanh: Loại này có tác dụng chữa ho có đờm, ho khan rất tốt, cách sử dụng tầm gửi cây chanh giống như tang ký sinh. Hoặc có thể sử dụng kết hợp với các vị thuốc chữa ho khác để nâng cao hiệu quả như mạch môn, tang bạch bì, xạ can,…
- Tầm gửi cây cúc tần: Loại này cho hạt với tên gọi là thỏ ty tử có công dụng chữa di tinh, liệt dương, bổ thận tráng dương, đái dầm,…
- Tầm gửi cây táo: Kết hợp dược liệu này với củ sả hoặc củ chuối hột cắt nhỏ, đem sao vàng và sắc lấy nước uống để chữa lỵ ra máu.
- Tầm gửi cây mít: Loại này được dùng để điều trị sốt rét, có thể dùng độc vị hoặc dùng kết hợp dược liệu cỏ sữa lá nhỏ để hỗ trợ tăng tiết sữa.
- Tầm gửi cây dẻ: Loại này dùng để điều trị viêm họng, thấp khớp, các bệnh ngoài da và các bệnh dị ứng.
- Tần gửi cây xoan: Loại này dùng sắc uống để chữa kiết lỵ, táo bón và các bệnh đường ruột.
Trong y học hiện đại cây tầm gửi có tác dụng gì?
- Hoạt chất Catechin trong cây chùm gửi có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành sỏi canxi do đó được dùng trong điều trị sỏi đường tiết niệu.
- Các thành phần hóa học như trans-phytol, afzeline, alpha-tocopherol, catechin trong cây tầm gửi có tác dụng chống oxy hóa, giảm nguy cơ đột quỵ và bảo vệ tim mạch.
- Ở liều 20g/kg có tác dụng chống viêm tương đương sử dụng Aspirin ở liều 150mg/kg.
- Phân tách polysaccharide trong tầm gửi gạo cho thấy các thành phần hoạt tính của nó có tác dụng điều hòa miễn dịch và chống oxy hóa.
Những bài thuốc chữa bệnh từ cây chùm gửi
Chữa thần kinh ngoại biên, đau thần kinh tọa
Lấy 18g tang ký sinh, 15g sinh địa, 12g đảng sâm, 12g phục linh, 9g độc hoạt, 9g bạch thược, 9g tần cửu, 9g phòng phong, 9g đương quy, 9g đỗ trọng, 6g cam thảo, 3g tế tân và 1.5g nhục quế, đem các dược liệu sắc lấy nước uống, chia làm 3 lần uống hết trong ngày.
Chữa hạ huyết áp – Cây chùm gửi trị bệnh gì?
Lấy 32g tầm gửi cây dâu, 20g hà thủ ô, 20g bạch linh, 16g ích mẫu, 16g ngưu tất, 12g đỗ trọng, 12g hoàng cầm, 12g chi tử, 12g thiên ma, 12g đỗ trọng và 2g thảo quyết minh, đem các dược liệu sắc lấy nước uống, chia làm 3 lần uống hết trong ngày.
Chữa đau nhức đầu gối
Lấy tang ký sinh khô sao vàng rồi ngâm cùng với rượu trắng khoảng 40 độ, ngâm sau 1 tháng thì dùng rượu ngâm để xoa bóp lên vị trí đau nhức, kiên trì liên tục sẽ thấy cơn đau nhức đầu gối giảm dần.
Chữa tăng huyết áp, tim hồi hộp
Lấy 32g tang ký sinh đã sao vàng, 32g quyết tử minh, 20g bạch phục linh, 20g hà thủ ô đỏ, 16g cỏ xước, 16g dã thiên ma, 12g đỗ trọng, 12g minh thiên ma, 12g túc cầm và 12g chi tử. Đem các dược liệu sắc cùng với 1 lít nước, đun đến khi nước cạn còn một nửa thì ngưng, chia làm 3 lần uống hết trong ngày, kiên trì áp dụng trong 1 tháng sẽ có hiệu quả.
Chữa sỏi thận, sỏi bàng quang
Lấy 15g tầm gửi cây gạo, 10g xa tiền tử, 10g rễ bạch mao căn, 10g kim tiền thảo và 10g thổ phục linh. Đem các dược liệu sắc cùng với 2 lít nước, uống hết trong ngày, nên uống thường xuyên để đào thải độc tố và lượng canxi dư thừa ra ngoài, uống kiên trì 1 – 2 tháng kích thước sỏi sẽ giảm đáng kể.
Chữa thổ huyết – Cây chùm gửi trị bệnh gì?
Lấy 16g tầm gửi cây dâu, 16g thài lài tía, 10g rễ cỏ tranh và 10g rễ chuối hạt, đem các dược liệu rửa sạch rồi cắt nhỏ và sắc lấy nước uống.
Chữa thấp khớp đau nhức
Lấy 12g tang ký sinh, 12g đỗ trọng, 12g khương hoạt, 12g thiên niên kiện, 12g thổ phục linh, 12g thục địa, 12g xích thược, 12g đan sâm, 12g kê huyết đằng, 10g ngưu tất, 8g nhục quế, 16g hoài sơn và 20g đảng sâm đem sắc lấy nước uống.
Mình cần tư vấn