Trong y học cổ truyền hiện nay, chi tử được xem là một loại thuốc nam quý với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Vậy chi tử là gì? Công dụng điều trị và liều dùng ra sao? Cần lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng Life Gift theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Chi tử là gì?
Đặc điểm
Chi tử thuộc họ cà phê có tên khoa học là Gardenia jasminoides Ellis, hay còn có tên gọi khác là cây dành dành, sơn chi tử, tiên tử, lục chi tử, hồng chi tử,… Là dạng cây nhỏ cao khoảng 1- 2m, thân nhẵn thường phân thành nhiều nhánh, cành thẳng mềm có màu nâu khía rãnh dọc.
Lá hình thuôn trái xoan, mọc đối nhau hay mọc vòng 3, gốc thót lại, đầu lá tù hoặc nhọn ở đỉnh, mặt trên lá có màu sẵm và bóng, mặt dưới có màu nhạt hơn, gân nổi rõ, nhọn đầu ôm lấy cả cành như bẹ.
Hoa mọc đơn lẻ ở đầu cành, màu trắng và mùi rất thơm. Quả có hình trứng, có 6 – 9 cạnh dọc, có 2 – 5 ngăn, Khi chín có màu vàng đỏ, có mùi thơm vị đắng, chứa nhiều hạt dẹt bên trong.
Cây thường cho hoa vào tháng 4 – 11 và cho quả và tháng 5 – 12 hàng năm.
Phân bố
Chi tử là loại cây thuộc vùng nhiệt đới, ưa ẩm nên thường mọc ở những khu vực gần sông, kênh rạch. Trên thế giới, cây được tìm thấy ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,…
Tại Việt Nam, đây là loại cây mọc hoang ở các vùng trung du phía Bắc như Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương,… Và nhiều nơi tại các khu vực đồng bằng. Ngoài ra, ở một số khu vực ở miền Trung như Hà Tĩnh, Nghệ An,… Cũng thấy xuất hiện nhiều loại cây này.
Bộ phận dùng
Người ta thường dùng quả chi tử chín để làm thuốc chữa bệnh, dược liệu được đem phơi hoặc sấy để được sử dụng lâu hơn.
Thu hoạch và chế biến
Thời gian thu hoạch quả chín là vào tháng 9 – 11. Hái những quả chín khi đã chuyển qua màu vàng đỏ, đem cắt bỏ cuống . Nếu hái quá muộn hoặc quá sớm sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của quả trong việc làm thuốc chữa bệnh.
Quả chi tử sau khi được phơi khô sẽ có hình bầu dục, nhỏ và nhọn 2 đầu. Vỏ bên ngoài sẽ có màu nâu hoặc màu đỏ, có nhiều gân nhỏ xung quanh. Nguyên liệu sau khi chế biến xong phải được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát tránh mốc mọt.
Sau khi thu hoạch về đem bỏ vỏ và tai ở quả, chỉ sử dụng hạt để ngâm với nước sắc cam thảo một đêm. Sau đó phơi khô và tán thành bột rồi dùng dần. Hoặc sau khi quả tươi hái vừa hái về có thể kẹp với phèn chua và cho nước vào nấu sôi khoảng 20 phút. Sau đó đem phơi khô và sấy giòn, với cách này có thể sử dụng trực tiếp hoặc sao vàng đều được. Khi đem đi sao chi tử sẽ dễ bị cháy nên có thể phun vào một ít nước rồi lấy ra phơi hoặc sấy khô.
Công dụng của chi tử đối với sức khỏe?
- Giúp thanh nhiệt, giải độc
- Chữa viêm đường tiết niệu, viêm bể thận
- Chữa bệnh tiểu ra máu, tiểu không thông, tiểu buốt, tiểu gắt
- Chữa bệnh mắt đỏ kèm táo bón
- Trị bong gân do chấn thương
- Chữa bệnh vàng da
- Trị chó dại cắn
- Chữa bệnh nôn ra máu do huyết nhiệt, lỵ ra máu, chảy máu cam
- Điều trị viêm gan
- Chữa ho ra máu, thổ huyết
- Điều trị bệnh cảm sốt, cảm lạnh, buồn nôn
- Làm mờ sẹo
- Bong gân do chấn thương
- Giúp kháng khuẩn, kháng viêm
- Giúp an thần, hạ huyết áp
- Có tác dụng cầm máu tốt
- …
Những bài thuốc chữa bệnh từ chi tử
Chi tử giúp làm mờ sẹo
Chuẩn bị chi tử và hạt bạch tật lê mỗi nguyên liệu lượng bằng nhau. Đem tán nhuyễn hòa chung với giấm, lấy bông sạch thấm thuốc rồi bôi lên. Chỉ bôi vào ban đêm, hôm sau rửa mặt sạch, sử dụng liên tục trong vài ngày.
Chữa tiểu gắt, tiểu buốt
Lấy chi tử, cù mạch, mộc thông, biển súc, hoạt thạch, hạt mã đề mỗi nguyên liệu 12g, đại hoàng 8g và cam thảo nướng 6g. Đem tất cả nguyên liệu nấu cùng với 700ml nước, nấu sôi khoảng 20 – 25 phút đến khi nước còn 150ml. Đem chia ra ngày uống 2 lần, mỗi liệu trình khoảng 10 – 15 ngày, kiên trì sử dụng liên tục vài liệu trình sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Chữa bệnh viêm đường tiểu, viêm bể thận
Chuẩn bị chi tử và cam thảo bắc mỗi nguyên liệu 12g và hạt đười ươi. Đem sắc cùng với 1 lít nước và uống hàng ngày giúp lợi tiểu.
Trị bỏng bị nhiễm trùng khiến cơ thể sốt, bứt rứt, khát nước
Chuẩn bị chi tử, hoàng bá, xích thược, phòng phong, sinh cam thảo mỗi nguyên liệu 12g, đương quy 24g, sinh hoàng kỳ 40 – 60g, sinh địa 20g, khương hoạt 8g, liên kiều 20g. Đem tất cả sắc nước uống thay trà và uống trong ngày.
Chữa đau bụng do nóng lạnh xung đột
Chuẩn bị chi tử và xuyên ô đầu ở lượng bằng nhau. Đem tất cả nguyên liệu tán thành bột rồi trộn với rượu rồi vo thành viên cỡ như hạt ngô đồng. Lần dùng 15 viên và uống với nước gừng sống, nếu đau bụng dưới thì uống cùng với nước sắc tiểu hồi hương.
Điều trị đau nóng ở vùng dạ dày
Lấy 7 – 9 quả chi tử loại lớn, đem sao đen và sắc cùng với 1 chén nước. Đun đến khi còn lại 7 phần rồi uống cùng với nước gừng sống. Nếu thấy không đỡ thì dùng thêm huyền minh khoảng 4g là khỏi.
Lưu ý khi sử dụng chi tử
Tuy chi tử được xem là loại dược liệu quý nhưng nó có công dụng điều trị nhiều bệnh khác nhau. Do đó, khi sử dụng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Khi người bệnh sử dụng những bài thuốc từ chi tử, người bệnh nên cố gắng kiên trì sử dụng để thấy được hiệu quả tốt nhất.
- Phụ nữ và trẻ em nên chú ý cẩn thận trước khi sử dụng, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.
- Trong quá trình sử dụng, người bệnh không nên tự ý kết hợp với các vị thuốc khác và đặc biệt là thuốc Tây.
- Cần phải tìm hiểu kỹ các dược liệu khác trước khi kết hợp để tránh các nguyên liệu kiêng kỵ nhau làm cho bệnh ngày càng nặng hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Tùy thuộc vào các tình trạng bệnh khác nhau mà người bệnh sử dụng liều lượng khác nhau để tránh việc điều trị bệnh không đạt hiệu quả.
- Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Không dùng thuốc đã để qua đêm vì có thể sẽ gây đầy bụng, đau bụng.
Tôi cần tư vấn ạ
Mình có nhu cầu gia công thức phẩm chức năng, tư vấn cho mình nhé