Sinh địa là loại thảo dược quý bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó di thực vào Việt Nam và được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc, Trung, Nam ngày nay. Dược liệu có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị chảy máu cam, kinh không đều, suy nhược cơ thể, làm mát, cầm máu,… Vậy sinh địa là cây gì? Sinh địa có tác dụng gì? Để hiểu rõ hơn về dược liệu này hãy cùng gia công thực phẩm chức năng Life Gift qua bài viết dưới đây!
Sinh địa là cây gì?
Trước tiên để biết sinh địa có tác dụng gì, ta cùng tìm hiểu về đặc điểm của cây:
Sinh địa là cây địa hoàng có tên khoa học là Rehmanma glutinosa, thuộc họ hoa mõm chó, với nhiều tên gọi khác như địa hoàng, nguyên sinh địa, sinh địa hoàng, thục địa, sinh địa.
Địa hoàng là loại cây thân thảo sống lâu năm, đối với cây trưởng thành có chiều cao khoảng 10 – 30cm. Toàn bộ thân cây phủ lớp lông tơ mềm và lông tiết có màu tro xám trắng.
Lá đơn mọc vòng ở gốc, xòe rộng ở mặt đất, ít mọc trên thân cây. Phiến lá có hình bầu dục hoặc hình trứng ngược, thuôn dài và nhọn dần ở đầu và hơi tròn ở gốc. Mép có răng cưa không đều, được phủ lông, ở mặt dưới lá có gân hình mạng lưới nổi rất rõ làm cho lá như bị rộp, chia lá thành nhiều múi nhỏ rất đặc trưng.

Hoa mọc thành chùm trên một cuống chung dài ở đầu cành, tràng và đài có hình chuông, tràng hơi cong. Mặt ngoài có màu tím đẫm, mặt trong có màu hơi vàng với những đốm tím. Quả có hình trứng, quả nang bế đôi, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ.
Rễ cây thuộc loại rễ củ, thân rễ phình to thành củ mọc thẳng đứng. Đâm chồi rễ ở củ hom khoảng 10 ngày, các rễ tơ mọc trên mầm củ hom nhiều và ngắn. Rễ mọc nửa chừng có khả năng hình thành củ nhưng nếu gặp thời tiết bất lợi rễ sẽ không thể hóa thành củ được. Rễ củ xuất hiện ở mầm thường có sau 45 ngày.
Phân loại
Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng không biết sinh địa, thục địa, địa hoàng có phải là một hay không? Chính xác tên gọi của cây thuốc này trong thiên nhiên là địa hoàng, còn tiên địa hoàng, thục địa, sinh địa, can địa hoàng là những dạng bào chế khác nhau của cây thuốc
Từ địa hoàng, có thể cho 4 vị dược liệu như:
Tiên địa hoàng: Là rẽ sinh địa tươi, có vỏ ngoài mỏng, có màu màu vàng hoặc màu đỏ cam giống như củ cà rốt. Theo Y học cổ truyền, loại dược liệu này có vị ngọt, hơi đắng, có tính hàn nên được quy vào kinh can, tâm thận. Có tác dụng tốt trong việc dùng chữ các bệnh mang tính nhiệt như sốt cao, mê sảng, phát cuồng,… Hoặc các triệu chứng ban chẩn, tiêu khát, xuất huyết, tái trệ,… Tiên địa hoàng đem thái mỏng, sắc lấy nước uống ngày uống 50 – 100ml uống 2 lần trước bữa ăn hoặc giã nát lấy dịch tươi uống hoặc nẫu cháo để ăn.
Can địa hoàng: là tiên địa hoàng sấy nhẹ cho khô, theo y học cổ truyền can địa hoàng cũng có vị giống như tiên địa hoàng. Nhưng can địa hoàng có tác dụng điều trị các trường hợp xuất huyết như chảy máu cam, nôn ra máu, kinh nguyệt không đều, băng kinh, băng huyết, động thai,… Dược liệu dùng ở dạng nước sắc, ngày dùng 12 – 24g, chia làm 2 – 3 lần để uống và uống trước bữa ăn. Kiên trì sử dụng nhiều ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm hẳn.
Thục địa: Là sinh địa được đem nấu hoặc chưng với các nguyên liệu là rượu, gừng tươi hoặc gừng tươi, sa nhân và rượu. Theo y học cổ truyền, thục địa có vị ngọt, tính ấm nên được quy vào 3 kinh can, tâm, thận. Thục địa có tác dụng dưỡng huyết, tư âm, dùng trong các trường hợp thiếu máu, gầy yếu, da xanh xao,… hoặc cơ thể kho héo do chức thận âm kém hoặc âm hư.
Sinh địa: Là tiên địa hoàng sấy khô, ruột có màu vàng nâu, vỏ có màu xám.
Khu vực phân bố
Cây có nguồn gốc từ vùng ôn đới ẩm và được tồng nhiều ở các tỉnh của Trung Quốc và hiện Trung Quốc đang độc qyền dược liệu này. Ngoài ra cây còn đang được trồng với quy mô nhỏ ở một số nước như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản.
Ở Việt Nam, sinh địa thích nghi với thời tiết nóng ẩm và được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Cao Bằng, Phú Thọ,…
Thu hoạch và chế biến
Hàng năm, dược liệu được thu hoạch vào hai vụ là vụ đông xuân vào tháng 2 – 3 và vụ hạ vào tháng 8 – 9.
Những cây có tuổi thọ ít nhất là 5 – 6 tháng thì mới thu hoạch được phần rễ sinh địa. Củ tươi có hình trụ, có những vùng bị thắt chia củ thành nhiều khoanh, vỏ ngoài có màu vàng đỏ, rất dễ gãy. Dược liệu sau khi thu hoạch về rửa sạch rồi để ráo, sau đó tiến hành sấy dược liệu cho đến khi phần mặt cắt của của rễ xuất hiện màu đen và dính là được. Cuối cùng là đem dược liệu sấy nhẹ hoặc phơi đến khô.
Can địa hoàng và tiên địa hoàng được chế biến khá đơn giản còn thục địa và sinh địa lại đỏi hỏi có nhiều kỹ thuật hơn.
Chế biến sinh địa: Lấy rễ củ rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ, đem phơi hoặc sấy trong 6 – 7 ngày
Có 2 cách chế biến thục địa
- Cách 1: Lấy những củ nhỏ nấu thành nước, tiếp đó tẩm nước này vào những củ to đã được chọn lọc, đem đồ xong phơi khô và tiếp tục tẩm nước. Làm liên tục như vậy đến khi đủ 9 lần và dược liệu chuyển sang màu đen làm được.
- Cách 2: Lấy củ rễ nấu với nước và rượu 40 độ trên lửa nhỏ, liên tục khuấy đều để rượu ngấm vào củ, nấu đến khi nước cạn hẳn. Cuối cùng là cho thêm nước và gừng nấu lần 2 cho đến khi củ chuyển sang màu đen nhánh
Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu cho thấy, thành phần trong sinh địa có chứa nhiều hoạt chất quý, cụ thể như: mannit, catalpol, glucose, một ít caroten và rehmannin. Dược liệu còn chứa tới 15 acid amin và D-glucozamin, acid phosphorie và các cacbohydrat, chủ yếu là stachyoza còn có chất campesterol.
Tác dụng dược ý – Sinh địa có tác dụng gì?
Trong y học hiện đại sinh địa có tác dụng gì?
Rễ củ của cây địa hoàng có tác dụng:
- Chống viêm kháng viêm mà nhất là nước sắc từ rễ củ địa hoàng
- Có tác dụng ổn định đường huyết và hạ đường huyết khi dùng nước sắc từ củ địa hoàng
- Bổ trợ tim, hạ đường huyết, hạ huyết áp, cường tim, bảo vệ tế bào gan
- Nước sắc từ địa hoàng có tác dụng ức chế hệ miễn dịch cơ thể kiểu corticoid nhưng không làm ức chế hay làm teo tuyến thượng thận
- Giúp lợi tiểu và cầm máu tốt
- Có tác dụng chống chất phóng xạ, chống nấm hiệu quả
Sinh địa có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?
Công dụng của sinh địa đối với sức khỏe trong việc chữa trị các bệnh như:
- Bổ thận, bổ máu, làm mát máu, chữa ho lao, thông huyết mạch
- Rối loạn thực vật do lao, ho lâu ngày
- An thai, viêm họng, mụn nhọt, giải độc cơ thể
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường, chữa gầy yếu
- Điều kinh, bổ huyết
- Suy nhược cơ thể
- Ra mồ hôi trộm, đau lưng mỏi gối, thận âm
- Rò hậu mô, trực tràng do lao
- Trị tóc bạc, rụng tóc
- Chảy máu cam
Những bài thuốc chữa bệnh từ sinh địa có hiệu quả tốt
Sinh địa chữa ra mồ hôi trộm, đau lưng mỏi gối, thận âm
Lấy 20g sinh địa, câu kỷ tử, sơn dược, thỏ ty tử, ngưu tất, cao ban long, sơn thù mỗi dược liệu 12g. Đem tất cả dược liệu trên tán thành bột cho thêm mật ong vào vo thành viên hoàn, Ngày uống 2 lần vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi ngủ mỗi lần dùng 12g
Hoặc lấy 20g sinh địa, quy bản, tri mẫu, hoàng bá mỗi dược liệu 12g. Đem tán thành bột rồi trộn chung với tủy xương sống của lợn rồi vo thành viên hoàn. Ngày uống 2 lần, nên uống khi bụng đói, có thể uống chung với nước gừng hoặc nước muối nhạt, mỗi lần dùng 12g.
Chữa sốt nóng, viêm họng, miệng khô – Sinh địa có tác dụng gì?
Lấy 12g sinh địa, 8g cam thảo, mạch môn và huyền sâm 10g. Đem tất cả dược liệu cắt nhỏ rồi phơi khô. Sau đó sắc với 200ml nước trên lửa nhỏ đến khi còn 50ml thì ngưng. Nên uống khi thuốc còn nóng uống liên tục 3 – 5 ngày.
Chữa ho lao, ho khan
Lấy 2400g sinh địa, 1200g mật ong trắng, 480g bạch phục linh, 240g nhân sâm. Sinh địa giã vắt lấy nước, cho thêm mật ong vào nấu, kế tiếp cho thêm nhân sâm và bạch phục linh đã tán nhỏ vào. Cuối cùng là cho tất cả vào lọ đậy kín rồi nấu cách thủy trong 3 ngày 3 đêm. Lấy ra để nguội, mỗi lần uống 1 -2 thìa và ngày uống 2 – 3 lần
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, cơ thể gầy yếu
Lấy 800g sinh địa và 600g hoàng liên. Sinh địa giã vắt lấy nước rồi tẩm với hoàng liên rồi đem phơi, liên tục tẩm rồi phơi đến khi hết nước sinh địa là được. Kế tiếp, lấy hoàng liên tán nhỏ, cho thêm mật rồi vo thành viên hoàn cỡ hạt ngô. Lần uống 20 viên ngày uống 2 – 3 lần
Bồi bổ cơ thể – Sinh địa có tác dụng gì?
Chuẩn bị sinh địa và thiên môn mỗi dược liệu 20g và 10g đảng sâm. Lấy đảng sâm và sinh địa cắt nhỏrồi ngâm với rượu trắng 35 độ tầm 10 – 15 ngày. Thiên môn cắt mỏng đem phơi khô rồi sắc với với nước đến khi thành cao lỏng. Tiếp đó cho thêm 150 đường kính, tiếp tục cô đến khi còn 400ml cao thì ngưng. Cuối cùng là để nguội rồi hòa chung với rượu ngâm đăng saam và sinh địa. Nên uống trước bữa ăn 30 phút, mỗi lần uống khoảng 20ml thuốc, ngày uống 2 lần
Lưu ý khi sử dụng sinh địa – Sinh địa có tác dụng gì?
Với câu hỏi sinh địa có tác dụng gì đã được giải đáp rõ từ những thông tin trên. Tuy nhiên để sử dụng sinh địa đạt hiệu quả tốt nhất cần lưu ý những điều sau:
- Nếu có triệu chứng dị ứng hoặc mẫn cảm với dược liệu thì tuyệt đối không dùng
- Tuyệt đối không dùng sinh địa đối với những đối tượng bụng đầy chướng, đi ngoài lỏng, kém ăn, tỳ hư
- Không dừng sinh địa chung với lai phục tử vì có thể gây phản tác dụng hoặc làm phát sinh tác dụng phụ
cần tư vấn
tư vấn cho tôi
cần tư vấn
tư vấn ạ, tôi muốn gia công thực phẩm chức năng
sình địa này trong thực phẩm chức năng có thể được làm dưới dạng nào
tôi muốn gia công dược liệu này
tư vấn nhé, tôi muốn gia công
tư vấn nhé, tôi muốn gia công
cần tư vấn ạ, tôi muốn biết chi tiết
cần tư vấn chi tiết, ib ạ