Trong thời gian gần đây, hen suyễn là căn bệnh được nhắc tới khá nhiều, bệnh gặp ở lứa tuổi trẻ em là phổ biến hơn cả. Bệnh không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà còn phổ biến trên toàn thế giới với tỷ lệ tử vong lên tới 80%. Vậy bệnh hen suyễn là gì? Nguyên nhân do đâu? Có triệu chứng nhận biết ra sao? Điều trị thế nào hiệu quả? Những câu hỏi này sẽ được Life Gift giải đáp dưới đây, mời các bạn cùng theo dõi.
Bệnh hen suyễn là gì?
Hen suyễn hay còn được gọi bằng cái tên khác là hen phế quản, có tên tiếng Anh là Asthma. Bệnh có liên quan đến đường hô hấp. Khi lớp niêm mạc bị viêm nhiễm, sưng lên do các cơn hen. Sau khi bị co thắt do suyễn, đường dẫn khí ở phần hô hấp trên sẽ bị thu hẹp lại, làm cho lượng không khí đến phổi bị giảm xuống.
Khi tình trạng hen suyễn ngày càng trầm trọng hơn thì diện tích sẽ bị thu hẹp đi đáng kể ở đường dẫn khí. Lúc này, người bệnh sẽ khó thở, tình trạng khò khè diễn biến liên tục vô cùng khó chịu.
Hen phế quản bao gồm 5 nhóm bệnh chính. Đó là:
- Hen phế quản do nghề nghiệp.
- Hen phế quản về đêm.
- Hen phế quản do hoạt động thể lực.
- Hen phế quản dị ứng.
- Hen phế quản do ho đơn thuần.
Triệu chứng của bệnh
Bệnh hen suyễn với triệu chứng vô cùng đa dạng. Đôi khi người ta còn nhầm lẫn bệnh này với một số bệnh đường hô hấp khác như: giãn phế quản, lao phổi, COPD… Dưới đây là một số triệu chứng điển hình các bạn không nên bỏ qua:
- Hơi thở gấp gáp: Triệu chứng điển hình của hen suyễn là hơi thở gấp gáp. Tình trạng này sẽ nặng hơn khi người bệnh tham gia vận động như chạy bộ, thể dục thể thao hay leo cầu thang…
- Ho, ho nhiều nhất là vào ban đêm: Ho là một phản ứng có điều kiện của cơ thể khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc muốn đẩy đờm ra khỏi cơ thể. Nếu tình trạng ho kéo dài về đêm thì rất có thể người bệnh đang bị hen phế quản.
- Đau thắt ngực: Người bệnh luôn có cảm giác như có ai đó đang siết chặt ngực hoặc có vật gì đó đè chặt lên ngực.
- Thở khò khè, khó thở: Triệu chứng này là tình trạng âm thanh bị rít ở cổ họng. Ống phế quản bị phù nề, nên không khí đi qua khu vực này bị cản trở. Đặc biệt, tình trạng càng trầm trọng hơn khi trời trở lạnh.
- Mặt nhợt nhạt và vã mồ hôi: Biểu hiện vã mồ hôi và mặt tái nhợt, thiếu sức sống do lượng oxy không được cung cấp đầy đủ cho cơ thể.
Tuy nhiên với mỗi triệu chứng kể trên, ở mỗi người bệnh sẽ có những sự xuất hiện khác nhau. Mà không đồng thời ở cùng một thời điểm.
Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn
Cho đến thời điểm hiện tại, người ta vẫn chưa xác định được chính xác bệnh hen suyễn có nguyên nhân từ đâu. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chính sự tương tác qua lại giữa môi trường. Yếu tố di truyền là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh này.
Đối tượng dễ mắc bệnh
Hen suyễn là bệnh lý mãn tính gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng dễ mắc nhất là ở trẻ em và người lớn tuổi. Yếu tố nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như:
- Người bị chàm, dị ứng.
- Tiền sử trong gia đình có người bị hen suyễn thì các thành viên khác sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
- Người mắc các bệnh về đường hô hấp bị nhiễm trùng.
- Những người sống trong môi trường có hóa chất độc hại, nhiều khói bụi như: Công nhân xây dựng, giáo viên, người làm ở các mỏ than, làm công việc ngoài trời…
Hen suyễn nên tránh những tác nhân gây bệnh nào?
Hen suyễn không chỉ do di truyền mà còn do rất nhiều tác nhân khác từ môi trường tác động đến con người. Trong đó, một số tác nhân chủ yếu có thể kể đến như: lông từ động vật nuôi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại, mạt nhà, cây trồng và phấn hoa, thức ăn, ẩm mốc…
Vì thế, để phòng ngừa hen suyễn có hiệu quả, chúng cần chú ý:
- Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa thường xuyên.
- Không nuôi động vật trong nhà hoặc tránh xa các loài động vật đó.
- Tốt nhất không nên ăn hoặc hạn chế hấp thu các loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao.
- Mỗi khi ra đường hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi cần đeo khẩu trang để tránh tác nhân gây bệnh.
Cách phòng tránh bệnh hiệu quả
Để phòng tránh hen suyễn có hiệu quả, chúng ta cần thực hiện theo nguyên tắc hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Dưới đây là biện pháp phòng tránh hiệu quả, các bạn có thể tham khảo:
- Sống trong môi trường trong lành, không chịu tác động của khói bụi ô nhiễm.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.
- Sử dụng các thực phẩm chức năng phù hợp để tăng sức đề kháng.
- Khi thời tiết chuyển lạnh, cơ thể cần được giữ ấm.
- Nên tầm soát COPD và hen suyễn định kỳ để phát hiện, điều trị kịp thời, tránh được những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe con người.
Hen suyễn là bệnh đường hô hấp, có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu đúng về bệnh. Thường chủ quan về bệnh này khiến cho tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua bài viết này, Life Gift muốn các bạn có cái nhìn tổng quan hơn và bảo vệ sức khỏe của mình toàn diện hơn trước nguy cơ mắc hen phế quản.
Tư vấn giúp mình ạ
Mình cần tư vấn