Vị thuốc tỳ giải là một trong những vị thuốc Bắc được sử dụng phổ biến ở các nhà thuốc hiện nay. Trong đông y, dược liệu tỳ giải thường được sử dụng chữa các bệnh phong thấp gây đau lưng mỏi gối, bệnh gout, viêm bàng quang, lợi tiểu, mụn nhọt,… Vậy cây tỳ giải là cây gì? Tỳ giải có tác dụng gì? Để hiểu rõ hơn về công dụng của tỳ giải, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.
Tỳ giải là cây gì?
Cây tỳ giải thuộc học củ nâu Dioscoreaceae có tên khoa học là Dioscorea lokoro Makino. Ngoài ra, tỳ giải còn được gọi với nhiều tên gọi khác như xuyên tỳ giải, phấn tỳ giải, củ kim cang, bạt kế, tắt giã, bì giải,…
Hình ảnh tỳ giải

Cây tỳ giải là một loại cây leo sống lâu năm, thân cây có hình dáng nhỏ và gầy.
Các lá có hình trái tim, màu xanh lục và có tua cuốn do lá kèm tạo thành, các lá nối với thân bởi một cuống dài và nhỏ. Mặt trên của lá có 7-9 gân lá trở lên bắt nguồn từ một điểm trên cuống lá và tỏa ra hai bên.
Hoa tỳ giải là loài hoa đơn tính thường nở vào mùa hạ hoặc mùa thu, hoa mọc thành chùm, có màu xanh nhạt.
Quả có kích thước nhỏ, có cánh ở mép, rìa giống cánh.
Mô tả dược liệu
Củ tỳ giải được tạo thành từ phần rễ phình to, củ có các cạnh không đều, kích thước có thay đổi và dày khoảng 2-5mm. Bên ngoài vỏ có màu vàng hơi nâu hoặc hơi nâu, bao quanh bởi các rễ nhỏ mọc rải rác, dajg hình nón nhô lên. Mặt cắt bên trong màu trắng, xám hoặc hơi xám, có các bó mạch nằm rải rác màu nâu vàng . Phần củ cứng chắc, khi nếm thấy có vị đắng, mùi nhẹ, không rõ rệt, củ chứa nhiều chất bột, không mốc mọt, không nát vụn là loại tốt.
Khu vực phân bố
Cây tỳ giải có nguồn gốc từ Trung Quốc và được phân bố chủ yếu ở các tỉnh giáp biên giới phía Bắc Việt Nam như Vân Nam, Quảng Đông hay Quảng Tây.
Hiện nay ở Việt Nam loại tỳ giải giống Trung Quốc chưa được tìm thấy, nước ta chủ yếu khai thác tỳ giải là các cây thuộ họ củ nâu. Dược liệu này được sử dụng cho mục đích nội địa và xuất khẩu.
Thu hái, chế biến
Người ta thường dùng phần thân rễ hay còn gọi là phần củ, dược liệu được thu hoạch vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên vào mùa đông củ có dược tính tốt nhất.
Củ tỳ giải được đào ra cẩn thận để không bị dập, vụn nát. Khi đem về, bạn nên chọn những củ không bị mối mọt, cắt bỏ rễ, rửa lại với nước nhiều lần cho sạch đất cát, cắt thành từng miếng nhỏ, đem phơi khô và dùng sống.
Hoặc trong dân gian áp dụng cách chế biến như sau: Ngâm củ trong nước vo gạo và để qua đêm, sau đó lấy bàn chải chà sạch và ủ cho đến khi mềm. Cuối cùng, đem cắt thành từng lát mỏng, phơi khô và sử dụng trong các phương pháp điều trị cụ thể. Dược liệu sau khi bào chế cần được bảo quản trong túi kín, cất trữ nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và đậy kín sau mỗi lần sử dụng.
Thành phần hóa học – Tỳ giải có tác dụng gì?
Vị thuốc tỳ giải có hai chất saponozit là dioscorea sapotoxin và dioxin. Dioxin là hợp chất có tinh thể, không tan trong nước, hơi tan trong axeton, tan trong nước, tan trong cồn, độ chảy 2880C.
Ngoài ra, trong dược liệu còn có tinh bột, saponin steroid.
Tác dụng dược lý – Tỳ giải có tác dụng gì?
Theo đông y, vị thuốc tỳ giải có vị đắng, tính bình nên được quy vào 2 kinh can và vị. Dược liều tỳ giải có tác dụng chữa viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu dắt, nước tiểu đục, đi tiểu nhiều lần, phông tê thấp, đau nhức xương khớp, bệnh gout, gai cột sống, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, dị ứng ngoài da, mẩn ngứa,…
Ngoài ra, dược liệu còn được dùng để gây độc cho cá, tán nhỏ, khi thả xuống nước cá ăn phải sẽ nổi lên mặt nước.
Hiện nay, vị thuốc tỳ giải còn là nguồn nguyên liệu được nhiều nước để chiết xuất saponin sterolic, nguyên liệu trung gian chế coctizon và hocmon.
Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu tỳ giải
Chữa gai cột sống
Lấy 16g tỳ giải, 16g sinh địa, 16g hộc huyết, 16g đỗ trọng, 12g ngưu tất nam, 12g thỏ ty tử, 12g củ mài, 12g khoan cân đằng, 20g hoài sơn và 20g cẩu tích. Đem các dược liệu sắc uống mỗi ngày 1 thang, hoặc có thể đem ngâm chung với rượu số lượng lớn dùng dần, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần uống 15ml.
Chữa đau nhức xương khớp, đầu căng và đau nhức dữ dội, giang mai, nhọt độc
Lấy 20g tỳ giải, 20g hà thủ ô, 20g bạch hành, 20g hồi thảo, 6g quy bản, 2.4g xuyên quy, 2.4g nghiệt bì, 2.4 bách chiểu, 2.4g hồ ma, 2.4g mã kế, 2.4g bạch xương bồ, 2.4g mộc thông, 2g mã kế, 1.8g khương hoạt, 1.8g xuyên tiêu và 1.2g hồng hoa. Đem các dược liệu sắc lấy nước rồi hòa với một ít rượu. Trong trường hợp bị bệnh ở phần trên thì nên uống sau khi ăn và ngược lại thì uống lúc bụng đang đói.
Chữa sỏi đường tiết niệu, nước tiểu lắng cặn
Lấy 12g tỳ giải, 12g ý dĩ, 12g ô dược, 12g vảy rồng và 12g ngưu tất nam. Đem các dược liệu sắc uống mỗi ngày, uống trong 1 thời gian dài để đánh tan sỏi.
Chữa viêm đường tiết niệu, đau mỏi lưng do thấp nhiệt, tiểu buốt, tiểu rắt
Lấy 12g tỳ giải, 12g phục linh, 12g nghiệt bì, 12g táo bì, 12g thủy đề, 12g ngưu tất, 14g huyết quỷ, 16g hoài sơn và 20g địa hoàng. Đem các dược liệu sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống một thời gian sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.
Chữa bệnh gout
Lấy 12g tỳ giải, 12g bạch truật, 12g ngưu tất, 16g đan sâm, 8g phụ tử và 8g chỉ xác. Đem các dược liệu tán thành bột mịn, trộn với mật vo thành viên hoàn, uống kèm với rượu nóng, khoảng 12g mỗi ngày.
Hoặc lấy 12g tỳ giải, 12g ngưu tất, 12g hà thủ ô, 12g đương quy, 12g đan sâm, 12g đỗ trọng, 12g mộc qua, 16g ý dĩ và 4g cam thảo. Đem các dược liệu sắc lây nước uống, sắc đến khi nước còn 200ml thì ngưng, chia làm 3 lần uống trước khi ăn.
Tiểu không tự chủ
Lấy tỳ giải, ba kích, lộc nhung, ích trí, bạch phục linh, hoàng kỳ, đỗ trọng, nhân kim mao cẩu tích, thỏ ty tử và nhục thung dung. Đem các dược liệu tán thành bột, trộn với rượu hồ làm hoàn, to cỡ hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên, uống kèm với rượu ấm.
Chữa đau dây thần kinh tọa – Tỳ giải có tác dụng gì?
Lấy tỳ giải, hà thủ ô, thiên hùng, bạch linh, tư tiên, lông cu li và mã đề nước với liều lượng bằng nhau. Đem tất cả tán thành bột mịn, mỗi ngày uống hòa với 8g uống cùng với nước cơm.
Lưu ý khi sử dụng dược liệu tỳ giải
- Tùy theo cơ địa, thể trạng và mức độ bệnh mà có thể dùng 4-20 g tỳ giải mỗi ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với các nguyên liệu khác làm thuốc sắc hoặc bào chế thành viên hoàn.
- Chất saponin có trong dược liệu nếu sử dụng với liều lượng cao trong thời gian dài có thể khiến hồng cầu bị phá vỡ và gây ra nhiều tác dụng phụ bất thường như say, mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt. Ngoài ra, một số người bị dị ứng với tỳ giải do cơ thể quá mẫn cmar với các thành phần trong dược liệu.
- Trong trường hợp bị âm hư hỏa vượng (mệt mỏi, gầy, mồ hôi trộm, hoa mắt, chóng mặt, nóng trong người, lòng bàn tay bàn chân nóng,…) Tuyệt đối không dùng.
- Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng dược liệu tỳ giải.
Bài cùng chuyên mục: