Cẩu tích có tác dụng gì?

Cây cẩu tích hay còn gọi là cây cu li, chúng tuy là loại dược liệu quý nhưng chúng không hiếm gặpở nước ta. Cây cẩu tích có tác dụng chữa nhiều bệnh về xương khớp như viêm khớp, tê thấp, thoát vị đĩa đệm, đau lưng,… Bên cạnh đó nó còn giúp cầm máu, chữa thận hư, bạch đới, di tinh, tiểu tiện khó cầm,… Tuy nhiên, cây cẩu tích là cây gì? Cây cẩ tích còn gọi là cây gì? Để hiểu rõ hơn về những công dụng của cây cẩu tích, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Cây cu li là cây gì?

Cây cẩu tích thuộc họ kim mao, có tên khoa học là Cibotium barometz. Cây cây cẩu tích còn có nhiều tên gọi khác như cây cu li, rễ lông cu li, ki mao cẩu tích, cù liền,…

Cẩu tích có tác dụng gì?
Cẩu tích có tác dụng gì?

Cây cẩu tích là loại quyết thực vật có thân cây này rất yếu nhưng có thể cao tới 2,5-3m. Lá cẩu tích là dạng lá kép lông chim, hình lược to, dài 1-2m, mỗi lá gồm khoảng 15 – 20 cặp lá chét. Các lá chét nhỏ, mép có răng cưa và nhọn ở đầu. Mặt trên lá có màu xanh lục sẫm và mặt dưới lá có màu nhạt hơn, có màulục lơ, trục lá không có lông và các lá chét bậc 2 có lông đen. Lá có cuống dài, có màu nâu nhạt, ở gốc có vảy hình dải dài, màu vàng và phủ bóng dày đặc.

Ở túi cây câu tích có hai môi không đều hướng úp vào nhau, trong túi có 2 van. Ổ túi nằm ở mép lá, màu nâu, môi ở bên ngoài có hình cầu, cái bên trong hẹp và hơi thuôn, ổ túi ẩn sâu bên trong.

Túi bào tử chính là cơ quan sinh sản của cây cu li. Là một túi bào tử có vòng cơ giới đầy đủ, có xu hướng mở ra theo đường bên và hơi nghiêng. Túi bào tử mang bào tử ở mặt dưới lá.

Bào tử phân bố đều hai bên dọc theo gân giữa. Bào tử có hình tam giác hoặc hơi tròn, có màu đen hơi xám hoặc sáng, có cánh và sần sùi.

Mô tả dược liệu

Đoạn thân rễ đã loại bỏ đi lớp lông mà vàng nâu bên ngoài, bên ngoài có màu nâu hoặc hơi nâu hồng, nhìn khúc khuỷu, gồ ghề, có những chỗ lồi lên thành mấu, dài 4 – 10cm và đường kính 2 – 5cm. Dược liệu có chất cứng, khó bẻ gãy, khó cắt nhưng đôi khi vẫn còn bị sót lại một ít lông màu vàng nâu. Khi sử dụng dược liệu thường được cắt thành từng lát mỏng, có hình dạng khác nhau, mặt cắt nhẵn, màu nâu hồng hoặc nâu nhạt, có đường vân.

Khu vực phân bố

Cây cẩu tích là loại cây mọc hoang ở các vùng rừng núi Việt Nam, đặc biệt là Tây Bắc như Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai. Bên cạnh đó, cây còn xuất hiện ở một số nước Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Lào, Campuchia, Philipin, một số tỉnh thuộc miền Nam Trung Quốc.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, người dân Hòa Bình rộ lên phong trào mua cẩu tích để nhập cho thương lái Trung Quốc và nguồn cẩu tích đã bắt đầu khan hiếm từ đó.

Thu hái, chế biến

Thân rễ được thu hái quanh năm, nhưng người ta thường thu hái vào mùa thu-đông để đảm bảo dược tính tốt nhất. Dược liệu khi thu hoạch về cạo sạch hết lông để riêng làm thuốc và thường được gọi là kim mao hoặc lông cu li. Nếu không sử dụng thì đem đốt hoặc rang thân rễ với cát nóng cho cháy hết lông. Sau đó đem ngâm nước, rửa sạch, đồ cho mềm cắt mỏng, đem phơi hoặc sấy khô. Khi cần dung thì đem dược liệu tẩm với rượu một đêm rồi đe sao vàng.

Thành phần hóa học – Cẩu tích có tác dụng gì?

Cây cẩu tích có chứa ít tính dầu, chất màu, alkaloid tục đoạn, vitamin E. Bên cạnh đó, dược liệu có vị hơi ngọt, sau tê đầu lưỡi, có phản ứng với tannin rõ rệt, phản ứng acid với giấy quì, có phản ứng dương với các thuốc thử chung với alkaloid, có đường và có thể có saponin.

Ngoài ra, dược liệu còn chứa hợp chất phenolic, saccharide, sterol, phospholipid, Nitơ, mangan, đồng, sắt, canxi, kẽm, nitơ, magie,… Phần thân và rễ có chứa đến 30% aspidinol và tinh bột, phần lông vàng màu nâu có chứa tanin.

Tác dụng dược lý – Cây cẩu tích có tác dụng gì?

Trong đông y cây cẩu tích có tác dụng gì?

Trong đông y, cây cẩu tích có vị ngọt, đắng, cay, có tính ôn nên được quy vào 2 kinh can và thận. Dược liệu chủ trị chữa các bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa cột sống, đau dây thần kinh tọa, viêm đa khớp, thoái hóa khớp, chữa thận hư yếu, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu gắt, khí hư bạch đới ở phụ nữ,…

Trong y học hiện đại cây cẩu tích trị bệnh gì?

Tác dụng chống viêm

Các nhà khoa học cho biết, từ những cuộc thí nghiệm trên những con chuột bị thương và đang trong quá trình hình thành tình trạng viêm, trong  những ngày đầu tiên tiêm thuốc sắc từ cây cẩu tích cho thấy các vết viêm này ở chuột bắt đầu giảm và biến mất chỉ sau 2 tuần sử dụng.

Chính điều này mà các nhà khoa học đã xác định chính xác rằng cây cẩu tích có tác dụng kháng viêm, ức chế chủ yếu ở giai đoạn viêm cấp tính và tác dụng yếu đối với giai đoạn viêm mãn tính của phản ứng viêm.

Cây lông cu li cầm máu – Cẩu tích có tác dụng gì?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các chất dinh dưỡng có trong cây cẩu tích sẽ làm cho máu ở vết thương nhanh chóng đông lại và tác dụng này của cây có được là do quá trình hút huyết thanh trong máu.

Tác dụng gây động dục

Bài thuốc bổ thận của đông y gồm 9 vị, trong đó cẩu tích chiếm 15% trọng lượng bài thuốc đem áp dụng trên chuột nhắt cái. Kết quả cho thấy bài thuốc này có tác dụng gây động dục kiểu estrogen trên chuột nhắt cái.

Tác dụng chống loãng xương – Cẩu tích có tác dụng gì?

Trong cẩu tích có chứa thành phần Cibotium barometz có khả năng gây cảm ứng cao. Đặc biệt, hoạt chất này có tác dụng tốt đến hoạt động của phosphatase kiềm trong nguyên bào xương của thai nhi.

Ngoài ra, một số hợp chất được phân lập từ thân và rễ của cây cẩu tích là cibotiglycerol và cibotiumbaroside B. Hai hoạt chất này có tác dụng ức chế quá trình hủy xương mà không ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của các đại thực bào có nguồn gốc từ tủy xương.

Đặc tính kháng khuẩn – Cẩu tích có tác dụng gì?

Trong y học, chiết xuất từ ​​lá cẩu tích có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Tác dụng chữa thấp khớp và đau lưng

Năm 2002, các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành thí nghiệm về cây cẩu tích . Họ lấy nước sắc từ cây cẩu tích cho một số bệnh nhân bị thấp khớp uống. Điều đáng ngạc nhiên là chỉ sau 1 tháng sử dụng liệu pháp này, tình trạng bệnh của bệnh nhân thấp khớp đã thuyên giảm đến 60%.

Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cẩu tích

Chữa đau ngang lưng, tiểu tiện nhiều lần

Lấy 15g cẩu tích, 12g sinh mễ nhân, 10g đỗ trọng, 10g ngưu tất và 6g mộc qua đem sắc với 2 lít nước đến khi nước sắc lại còn 500l thì ngưng, chia thuốc ra làm 3 lần uống trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít rượu.

Hoặc lấy 16g cẩu tích, 16g thục địa, đỗ trọng, lộc giao (nhung hươu khô), thỏ ty tử, sơn thù du và ngưu tất mỗi loại 12g, đem sắc uống mỗi ngày.

Chữa đau lưng, gân khớp khó cử động – Cẩu tích có tác dụng gì?

Lấy cẩu tích, khương hoạt, nhục quế, đỗ trọng mỗi loại dược liệu 30g; Tỳ giải, chế phụ tử, ngưu tất mỗi loại dược liệu 50g; 40g tang ký sinh. Đem tất cả dược liệu ngâm với 1,5 lít rượu trắng trong 1 tuần, lọc lấy phần rượu uống.

Hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não, cao huyết áp, xơ cứng mạch

Lấy cẩu tích, hoàng tinh, thạch xương bồ, kê huyết đằng, thỏ ty tử, linh chi, đơn bì, đỗ trọng, sắc uống mỗi ngày, tùy theo tình trạng bệnh mà có thể tăng giảm liều lượng cho phù hợp.

Chữa bệnh mỏi xương khớp ở người cao tuổi

Bệnh đau mỏi xương khớp là tình trạng bệnh phổ biến ở người già. Vì vậy, khi áp dụng bài thuốc chữa bệnh ta lấy cẩu tích, hà thủ ô đỏ, ba kích, mộc qua, sinh địa, đơn bì huyết giác, tục đoạn, cốt toái bổ, ngưu tất mỗi loại 12g và 8g cam thảo, đem sắc uống trong ngày.

Chữa đau lưng, mỏi gối thuộc thân âm hư

Lấy cẩu tích, đương quy, phục linh và thỏ ty tử mỗi loại bằng nhau. Đem nghiền thành bột mịn, trộn đều rồi vo thành viên hoàn 9g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 – 2 viên, uống kèm với nước ấm sẽ cải thiện tình trạng đau lưng mỏi gối vô cùng hiệu quả.

Chữa đau thần kinh tọa – Cẩu tích có tác dụng gì?

Lấy bạch cẩu, bạch linh, tỳ giải, đỗ trọng mỗi loại dược liệu 40g; Trạch tả, thiên hùng và hà thủ ô mỗi loại 20g. Đem tất cả dược liệu tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 8g và uống với nước cơm.

Lưu ý khi dùng cẩu tích

  • Theo nghiên cứu, dược liệu có độc tính thấp nhưng đối với những người bị bệnh thận hư nhiệt, nước tiểu vàng không nên dùng vị thuốc này.
  • Trước khi sử dụng, bạn cần cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ của bạn trước khi sử dụng cẩu tích.
  • Vẫn chưa đầy đủ thông tin về trường hợp đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ trước khi dùng cẩu tích.
  • Dược liệu cẩu tích có thể tương tác với một số loại thuốc, các dược liệu khác hoặc thực phẩm chức năng mà bạn hiện đang dùng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu.

2 thoughts on “Cẩu tích có tác dụng gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ