Phụ tử là phần rễ con của cây ô đầu và là vị thuốc quý được sử dụng nhiều trong đông y với vai trò chữa đau răng, đau nhức xương khớp, viêm thận mãn tính, viêm phế quản mạn tính, chân tay lạnh, co rút, mồ hôi ra nhiều, đau bụng, tiêu chảy,… Vậy phụ tử là cây gì? Phụ tử có tác dụng gì? Để hiểu rõ hơn về phụ tử cũng như những công dụng của phụ tử đối với sức khỏe, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.
Cây phụ tử là cây gì?
Phụ tử thuộc họ hoàng liên Ranunculaceae có tên khoa học là Aconitum fortunei Hemsl. Phụ tử là phần rễ con của cây ô đầu Aconitum sinense Paxt với tên gọi khác là hắc phụ, cách tử,…
Hình ảnh hương phụ
Cây ô đầu là loại cây thân thảo, cao khoảng 0,6-1m có thân mọc thẳng đứng và có lông ngắn. Bộ rễ của cây thuộc loại củ to, hình con quay, có phần củ chính có nhiều rễ nhỏ gọi là rễ phụ, mặt ngoài nhẵn và có màu đen.
Lá cây mọc so le nhau, phiến lá rộng xẻ thành 3 thùy, 2 thuỳ 2 bên xẻ làm 2 còn thùy ở giữ thì xẻ làm 3 thùy con. Mặt trên lá có nhẵn bóng có màu xanh lục, mặt dưới lá có màu xanh nhạt, cả hai mặt lá đều có lông và mép khía có răng nhọn. Gân lá hình chân vịt, mép có răng cưa to, đối với những cây con sẽ có lá hình tim.
Cây ô đầu có hoa mọc thành cụm dài ở ngọn thân, kích thước hoa to có màu xanh lam, kèm 5 lá đài. Trong đó lá đài trên thẳng và cong, có hình mũ chụp kín tràng hoa, bầu 3 ô chứa nhiều lá noãn.
Quả gồm 5 đai mỏng, nhiều vảy nhỏ ở mặt trên và bên trong quả có chứa nhiều hạt. Cây ô đầu thường cho hoa và quả vào khoảng tháng 10 – 11 hàng năm.
Khu vực phân bố
Cây ô đầu được phân bố rải rác ở khắp các vùng ôn đới ấm Bắc bán cầu như Việt nam, Trung Quốc, Ấn Độ,…
Ở Trung Quốc, cây chủ yếu mọc hoang và được trồng ở những vùng thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Cam Túc, Vân Nam,…
Ở Việt Nam, cây được phân bố chủ yếu ở vùng miền núi Tây Bắc và mọc nhiều nhất ở dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Mô tả dược liệu – Phụ tử có tác dụng gì?
Phụ tử:
Là phần rễ củ có hình con quay dài 3,5-5 cm, phía trên củ to với đường kính 1,5-2,5 cm, nối với củ cái, không có vết của thân cây, nhỏ dần về phía dưới. Mặt ngoài có nhiều nếp nhăn dọc, có màu nâu đen, xung quanh phần trên củ có nhiều nhánh nhô lên giống như cái bướu. Chất cứng chắc khó bẻ gãy, vết cắt có màu nâu xám, khi nếm có vị nhạt, sau đó có hơi chát và hơi tê ở lưỡi.
Diêm phụ tử:
Có hình dùi tròn dài khoảng 6,6cm và đường kính 3,3cm. Đầu củ rộng hơn, có vết mầm trở xuống ở chính giữa, phần trên đầy, béo, xung quanh có phần nhô lên như cái bướu và thường được gọi là đinh giác.
Lớp ngoài có màu xám đen, được bao phủ bởi bột muối. Thể nặng, cắt ngang dược liệu có màu nâu tro, có các đường gân lệch hoặc có một khoảng trống nhỏ ở giữa ruột và có muối. Khi nếm có vị mặn mà tê, cay, không có mùi và đối với củ to và cứng, bên ngoài nổi bật muối là loại tốt.
Hắc phụ tử:
Những miếng cắt dọc hình dạng khác nhau, rộng ở đỉnh và hẹp ở dưới, dài 2-4 cm, rộng 1,6-2,6 cm và dày 0,5 cm. Vỏ bên ngoài có màu nâu đen, bên trong ruột có màu vàng nhạt, nửa trong suốt, sáng bóng, nổi rõ các đường gân chạy dọc.
Chất cứng, giòn, có vết nứt nát như chất sừng. Khi nếm có vị nhạt, không có mùi, dược liệu đều, bên ngoài có dầu nhuận sáng là loại.
Bạch phụ tử:
Tương tự như hắc phụ tử nhưng mỏng hơn, dài 0,3cm, toàn bộ đều có màu trắng, nửa trong suốt. Khi nếm dược liệu không vị, không mùi, loại phiến đều màu trắng vàng, dầu nhuận, nửa trong suốt là loại tốt.
Thu hái, chế biến
Dược liệu được thu hái vào khoảng tháng 8 là thời gian trước khi cây nở hoa, đây là thời điểm thích hợp nhất. Vì dược liệu có độc tính cao vì vậy cần phải điều chế trước khi dùng. Cách bào chế phụ tử như sau:
Diêm phụ tử:
Rễ chọn loại củ to, rửa sạch cho vào vại, thêm nước, muối ăn và magnesi clorid. Cứ 100kg phụ tử thì dùng 60 lít nước, 30kg muối ăn và 40kg magnesi clorid, ngâm dược liệu 10 ngày, lấy raphơi khô rồi cho lại vào vại. Ngày phơi khô và tối ngâm nước sâm sấp củ, thỉnh thoảng magnesi clorid, muối ăn, và nước để đảm bảo nồng độ ban đầu.
Sau đó vớt ra phơi khô để muối ngấm vào giữa củ, mặt ngoài thấy tinh thể màu trắng bên ngoài là được. Trước khi sử dụng cắt lát mỏng khoảng 5mm, rửa sạch bằng nước cho đến khi hết tê cay, rồi đem phơi hoặc sây khô.
Hắc phụ tử:
Chọn những củ con trung bình, rửa sạch cho vào vại, thêm nước và magnesi clorid ngâm vài ngày, cứ 100 kg phụ tử thì dùng 20 lít nước và 40kg magnesi clorid. Đem dược liệu đun sôi khoảng 2-3 phút rồi vớt ra rửa sạch, để nguyên vỏ rồi cắt thành từng lát mỏng, dày 5mm và ngâm lại trong nước magie clorua.
Cuối cùng, cho dầu hạt cải và đường nâu vào tẩm cho đến khi lát mỏng có màu nâu sẫm rồi đem rửa lại bằng nước cho đến khi hết tê cay thì đem phơi nắng hoặc sấy khô.
Bạch phụ tử:
Chọn những củ nhỏ, rửa sạch cho vào vại và ngâm vài ngày trong nước magnesi clorid.
Sau đó nấu cho đến khi chín đến giữa củ, bóc bỏ vỏ và cắt theo chiều dọc, dày 3 mm. Tiếp đó rửa sạch cho hết vị tê cay, hấp chín, sấy khô, xông hơi bằng lưu huỳnh rồi đem phơi đến khi khô hẳn.
Đạm phụ tử:
Lấy diêm phụ tử ngâm nước, thay nước 2-3 lần/ngày cho hết muối. Tiếp đó đem nấu cùng với đậu đen và cam thảo cho thấm, khi cắt ra thử thấy lưỡi không cay hay tê thì ngưng.
Sau đó vớt ra, bỏ hết đậu đen và cam thảo, cạo bỏ vỏ, cắt làm đôi, cho vào nồi, thêm nước, nấu trong 2 giờ. Đun đến khi dược liệu chín thì vớt ra để ráo, ủ cho đến khi mềm, cắt miếng rồi đem phơi đến khô.
Trong đó, phụ tử là thuốc độc bản A, diêm phụ, bạch phụ, hắc phụ là thuốc độc bảng B.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học trong phụ tử rất đa dạng higenamine, salsolinol, coryneinechloride, neoline, aconitine, salsolinol, beiwutine,…
Tác dụng dược lý – Phụ tử có tác dụng gì?
Trong đông y phụ tử có tác dụng gì?
Theo đông y, vị thuốc phụ tử có vị cay, nóng, có độc nên được quy vào 3 kinh tâm, thận và tỳ. Vị thuốc phụ tử có tác dụng chữa chân tay lạnh, chân tay phù nề, tiêu chảy, lưng gối đau lạnh, đau nhức xương khớp, phong thấp, tê mỏi chân tay, viêm phế quản mạn tính, ung nhọt không thu miệng, nôn mửa, dạ dày lạnh,…
Trong y học hiện đại phụ tử có tác dụng gì?
- Theo thí nghiệm trên súc vật, cho chúng uống nước sắc từ phụ tử hoặc tiêm trong màng bụng sẽ thấy có tác dụng chống viêm rõ rệt.
- Phụ tử có tác dụng tăng cường miễn dịch.
- Nước sắc phụ tử có các chức năng tăng lưu lượng máu, tăng cường sức co bóp cơ tim, tăng huyết áp và cường tim.
- Một số thí nghiệm cho thấy nước sắc từ dược liệu có thể làm tăng chuyển hóa chất béo, đường, protein và tăng tiết hormone vỏ thượng thận.
- Tiêm aconite vào dược liệu với liều 0,1-0,2 mg/kg có tác dụng làm giảm phản xạ có điều kiện, không điều kiện và giảm nồng độ amoniac trong não.
- Do dược liệu có độc tính cao và những dấu hiệu ngộ độc như buồn nôn, hoa mắt, chảy nước miếng, khô miệng, tê bì chân tay, thân nhiệt giảm, hồi hộp, khó thở, mạch chậm, huyết áp giảm,… Lúc này dùng 20 gam sinh khương, 20 gam cam thảo, 80 gam kim ngân hoa, 80 gam đậu xanh, đem sắc uống và thêm đường để giải độc. Hoặc nếu không dùng các dược liệu này, ta có thể sử dụng Lidocaine để giảm nguy cơ tử vong.
Những bài thuốc chữa bệnh từ phụ tử
Chữa hạ huyết áp, chân tay lạnh run, đau bụng
Lất 12g phụ tử, 12g trần bì, 12g đẳng sâm, 12g phục linh, 12g bạch truật, 6g ngũ vị tử, 6g can khương, 4g sinh khương, 4g nhục quế và 0,1g xạ hương. Đem tất cả dược liệu sắc trên lửa nhỏ trừ xạ hương, khi uống trộn thêm xạ hương và uống trong ngày.
Chữa viêm thận mãn tính, lưng mỏi, chân lạnh, phù thũng
Lấy 12g phụ tử, 12g đơn bì, 12g trạch tả, 12g sơn thù, 12g phục linh, 16g thục địa, 16g sơn dược và 4g nhục quế. Đem các dược liệu tán thành bột mịn rồi trộn với mật vo thành viên hoàn, ngày dùng 2 lần mỗi lần dùng 12g.
Chữa đau nhức xương khớp, lưng lạnh, chân tay lạnh, không khát
Lấy phụ tử, đẳng sâm, phục linh, bạch truật và thược dược mỗi loại dược liệu 12g, đem sắc uống trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang.
Chữa mạch trầm, chân tay lạnh, quan cách
Lấy 4g phụ tử, 4g nhân sâm và một ít xạ hương, đem các dược liệu tán mịn, trộn hồ vo thành viên to cỡ hạt ngô đồng, với lớp bọc bên ngoài là xạ hương, mỗi lần uống 7 viên với nước sắc đăng tâm.
Chữa bệnh lậu, ra mồ hôi không ngừng – Phụ tử có tác dụng gì?
Lấy 45g phụ tử (bỏ chế, bỏ vỏ và cuống), 60g bạch truật, 15g thục tiêu và 15g hạnh nhân đã bỏ vỏ và đầu nhọn, đem sao cho ra hơi nước. Đem các dược liệu băm nát như hạt đậu rồi sắc với 5 thăng nước, đun đến khi nước sắc lại còn 2 thang thì ngưng, chia làm 4 lần uống trong ngày và uống khi còn ấm.
Chữa chân tay lạnh, co rút, buồn nôn, tiêu chảy, đổ nhiều mồ hôi
Lấy phụ tử sống đem bỏ vỏ và cắt thành 8 miếng, 80g chích thảo và 60g can khương. Đem các dược liệu sắc với 3 thăng nước đến khi nước cạn lại còn 1 thăng 2 hợp thì ngưng, chia làm nhiều lần uống trong ngày và uống khi thuốc còn ấm.
Những lưu ý khi sử dụng phụ tử
- Phụ nữ có thai không được dùng phụ tử vì đây là loại thuốc hàng đầu gây trụy thai, âm hư dương thịnh và chân nhiệt giả hàn.
- Khi dùng phụ tử nên kết hợp với các vị thuốc có tác dụng làm ấm như hoàng kỳ, can khương, cam thảo, nhân sâm, bạch truật và quế nhục.
- Cần phân biệt được giữa phụ tử (rễ con của cây ô đầu) với dược liệu ô đầu (củ của cây ô đầu) Ô đầu có công dụng tương tự như phụ tử nhưng yếu hơn.
- Do dược liệu có độc tính cao nên cần được sơ chế đúng cách trước khi sử dụng và nên dùng liều thấp hơn trước khi tăng liều lượng.
- Phụ tử rất độc và có tính kiềm, vì vậy nên sắc bố trước với lửa lớn và sắc lâu trong khoảng 4 giờ.
- Vị thuốc phụ tử tương phản với vị thuốc phòng phong.
- Chống chỉ định với bệnh nhân suy thận-dương
- Người bị chứng nhiệt, chứng hỏa, chứng dương, huyết dịch suy yếu, âm hư nội nhiệt không nên dùng
Tôi cần tư vấn
Mình cần tư vấn