Tang diệp hay còn gọi là lá dâu tằm là một loại dược liệu quen thuộc được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc đông y để bào chế làm thuôc chữa bệnh. Trong đông y, tang diệp được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa ho, viêm đường hô hấp, chóng mặt, đau đầu, mắt sưng đỏ, bổ can thận, thanh nhiệt, chữa các bệnh ngoài da, các bệnh về đường tiêu hóa, cao huyết áp,… Vậy tang diệp l;à gì? Tang diệp có tác dụng gì? Tang diệp chữa bệnh gì? Để hiểu rõ hơn về công dụng của tang diệp, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Tang diệp là gì?
Tang diệp thuộc họ dâu tằm Moraceae, có tên khoa học Morus alba L và còn được gọi với nhiều tên gọi khác như lá dâu tằm, nham tang, mạy môn, dâu cang,…

Dâu tằm là loại cây thân gỗ, cao 2 – 3m và thậm chí có thể cao đến 5m. Lá mọc so le, có hình bầu dục, có lá kèm, nguyên hoặc chia 3 thùy, đầu lá nhọn hoặc hơi tù, lá thường nhăn, giòn và dễ gãy.
Mặt trên lá có màu nâu vàng nhạt hoặc màu lục vàng, đôi khi có những nốt sần nhỏ nổi lên, mặt dưới có màu nhạt hơn và có gân tơ trên gân lá. Phần cuống lá hơi bằng hoặc hơi tròn với các răng cưa lớn ở mép, bắt đầu từ cuống lá có 3 đường gân rõ rệt.
Hoa đơn tính khác gốc, hoa đực mọc thành dạng bông có 3 – 4 nhị, có lá đài giống với hoa cái. Hoa cái cũng mọc thành dạng bông hoặc hình khối cầu với 4 lá đài.
Quả dâu tằm mọc trong các lá đài, khi còn non có màu trắng xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc màu đen sẫm. Nó có thể ăn được, ăn rất ngon cũng có thể dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu có vị chua chua, ngọt ngọt và có mùi thơm.
Khu vực phân bố
Cây dâu tằm là loại cây ưa ẩm, ưa sáng, thường mọc tập trung nhiều ở các đồng bằng, bãi sông và cao nguyên như bãi sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình, Lâm Đồng, mọc rải rác trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cây dâu tằm được trồng nhiều ở nước ta, trải dài từ Bắc vào Nam chủ yếu là để dùng làm thuốc hoặc để nuôi tằm.
Trên thế giới, dâu tằm được phân bố rộng rãi ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản thuộc vùng ôn đới ấm hoặc cận.
Thu hái, chế biến
Tang diệp được thu hái vào mùa thu hàng năm, ngày thu hái khi trời có nhiều sương. Không thu hái những phần lá quá non mà chỉ thu hái những lá bánh tẻ, không lấy những phần bị sâu, lá bị vụn nát và úa vàng.
Sau khi thu hoạch về lấy hết phần lá rửa lại với nước sạch nhiều lần cho sạch đất cát, vớt ra để ráo rồi phơi trong bóng râm để lá không bị giòn.
Dược liệu sau khi phơi khô cần được bảo quản trong túi kín để sử dụng dần. Bảo quản dược liệu nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt, thỉnh thoảng nên mang ra phơi nắng để tránh bị mọt hoặc ẩm móc.
Thành phần hóa học
Dược liệu Tang diệp chứa các thành phần hóa học sau:
- Thành phần có chứa tinh dầu dễ bay hơi
- Thành phần không bay hơi: Protein, vitamin, flavonoid, coumarin, carbohydrat,…
- Thành phần flavonoid: rutin, moracetin, quercetin, quercitrin, isoquercitrin,…
- Các dẫn xuất coumarin: scopoletin, scopolin, umbeliferon,…
- Thành phần vitamin: vitamin C, vitamin D, vitamin B,…
- Các dẫn xuất của sterol: β-sitosterol glycosid, β-sitosterol, campesterol, β- ecdyson và inokosterol,…
- Axit hữu cơ: axit oxalic, axit fumaric, axit citric, axit palmitic, axit tartaric, etyl palmitat, axit malic,…
Tác dụng dược lý – Tang diệp có tác dụng gì?
Trong đông y tang diệp có tác dụng gì?
Theo đông y tang diệp có vị ngọt, đắng, có tính hàn nên được quy vào 2 kinh can và phế. Vị thuốc tang diệp có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như:
- Uống nước từ tang diệp có tác dụng giúp lợi tiểu, chữa ho khan, ho có đờm và phù thũng.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và nâng cao sức đề kháng giúp tránh được một số triệu chứng bệnh như cảm lạnh, sổ mũi,…
- Giúp bồi bổ gan thận, trừ thấp, khu phong, dưỡng huyết.
- Vỏ của rễ cây dâu tằm hay còn gọi là tang bạch bì thường được dùng để hỗ trợ điều trị viêm phổi, viêm phế quản, ho ra máu.
- Bên cạnh đó, lá dâu tằm còn được dùng làm nguyên liệu nấu canh hoặc gỏi làm thức ăn nuôi tằm,…
Trong y học hiện đại tang diệp có tác dụng gì?
Tác dụng giảm viêm
Tang diệp chứa nhiều hợp chất chống viêm bao gồm chất chống oxy hóa flavonoid. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tang diệp có thể chống viêm và stress oxy hóa, cả hai đều có liên quan đến nhiều bệnh mãn tính.
Một nghiên cứu trong ống nghiệm trên tế bào bạch cầu của con người cũng cho thấy chiết xuất tang diệp và trà của nó không chỉ làm giảm các protein gây viêm mà còn làm giảm đáng kể tổn thương DNA do stress oxy hóa gây ra. hóa học gây ra. Mặc dù những kết quả này rất đáng chờ đợi, nhưng hầu hết chúng mới chỉ được thực hiện trên động vật, vì vậy cần có thêm nhiều nghiên cứu trên người để chứng minh tác dụng đối với sức khỏe của tang diệp.
Cải thiện sức khỏe tim mạch – Tang diệp có tác dụng gì?
Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất tang diệp có thể cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm huyết áp và nồng độ cholesterol, giảm viêm, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm tổn thương tế bào, tất cả đều là những yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim.
Chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe
Lá dâu tằm chứa nhiều magie – Cần thiết cho hoạt động của cơ bắp, dây thần kinh, duy trì nhịp tim bình thường, tăng chuyển hóa năng lượng, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp xương chắc khỏe, duy trì huyết áp bình thường và kiểm soát lượng đường trong máu.
Bên canh đó, tang diệp cũng rất giàu vitamin B2 – Hỗ trợ sản xuất các tế bào hồng cầu, sản xuất năng lượng, bảo vệ hệ thần kinh, hấp thụ khoáng chất, quản lý sự sinh sản và tăng trưởng, hỗ trợ cho một thai kỳ khỏe mạnh, loại bỏ mụn trứng cá, bảo vệ đường tiêu hóa, sáng mắt và quản lý hoạt động của tuyến giáp.
Các lợi ích sức khỏe khác
Mặc dù nghiên cứu còn hạn chế, nhưng tang diệp có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác như:
- Tác dụng chống ung thư: Một số nghiên cứu trong ống nghiệm đã liên kết tang diệp với hoạt động chống ung thư chống lại các tế bào ung thư cổ tử cung và ung thư gan của con người với những kết quả đáng khích lệ.
- Sức khỏe gan: Các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật đã cho thấy chiết xuất tang diệp có tác dụng giảm viêm gan và bảo vệ tế bào gan khỏi bị hư hại.
- Giảm cân: Các nghiên cứu trên loài gặm nhấm chỉ ra rằng tang diệp có thể làm tăng quá trình đốt cháy chất béo và thúc đẩy quá trình giảm cân hiệu quả.
- Cải thiện sắc tố da: Một số nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất tang diệp có thể ngăn ngừa tăng sắc tố và làm sáng màu da một cách tự nhiên.
Ứng dụng lâm sàng của cây dâu tằm
Những công dụng vô cùng phong phú của cây dâu tằm đã được ứng dụng lâm sàng vô cùng rộng rãi với một số tác dụng đáng chú ý như:
- Lá dâu tằm: Chữa cảm, tiêu đờm, hạ sốt, sáng mắt, cao huyết áp.
- Quả dâu: Giúp tăng cường hệ tiêu hóa, sáng mắt, bổ thận, hỗ trợ điều trị bạc tóc sớm và chứng mất ngủ.
- Vỏ dâu tằm: Giúp lợi tiểu, hỗ trợ điều trị ho có đờm, phù thũng.
- Tang ký sinh: Giúp bồi bổ gan thận, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm và đau nhức xương khớp.
- Tổ bọ ngựa trên cây dâu: Chữa liệt dương, di tinh, bạch đới, tiểu nhiều do thận hư yếu.
Uống tang diệp có tác dụng gì?
Ổn định huyết áp
Hoạt chất resveratrol là một flavonoid thiết yếu làm tác động trực tiếp đến hoạt động của một số cơ chế trong mạch máu của cơ thể. Chủ yếu bằng cách làm cho chúng ít có khả năng bị tắc nghẽn bởi angiotensin và một hoạt chất gây co thắt mạch máu.
Trên thực tế, hoạt chất resveratrol làm tăng sản xuất oxit nitric, còn được gọi là chất giãn mạch. Do đó, nó làm giãn mạch máu, giảm thiểu hình thành cục máu đông và các vấn đề về tim như đau tim, đột quỵ. Resveratrol có trong tang diệp rất hiệu quả và ổn định trong việc cân bằng và điều hòa huyết áp.
Làm đẹp da – Tang diệp có tác dụng gì?
Dựa trên hoạt chất axit alpha-hydroxy có trong tang diệp được biết đến như một nguyên liệu làm đẹp da lý tưởng cho chị em phụ nữ, trong đó có công dụng trị nám, tàn nhang. Ngoài ra, tang diệp giúp tẩy tế bào da chết và tái tạo làn da mới, giúp trẻ hóa làn da.
Làm sáng mắt
Loại lá này rất tốt để giảm mỏi mắt, khử khuẩn và ngăn ngừa các bệnh viêm mắt. Ngoài ra, còn giúp mắt sáng nhờ dưỡng chất vitamin B1 và vitamin C có trong lá dâu tằm có thể tăng cường thị lực.
Phòng bệnh cảm lạnh
Lá dâu có vị ngọt đắng, có tính hàn, có tác dụng nhuận phổi, phân tán gió nhiệt, trị phổi khô. Đây là một loại lá có hai công dụng thanh, nhuận rõ ràng có thể giúp bạn điều trị cảm lạnh và cảm cúm.
Điều trị chứng mất ngủ
Nhờ đặc tính dược lý của các chất dinh dưỡng như đường, vitamin C, choline, caroten, tanin, adenin, pentosan, canxi malat, canxi cacbonat,… Trong lá dâu mà đông y đã sử dụng loại thảo dược này để chữa chứng mất ngủ kinh niên vì nó không chỉ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi mà còn giúp bạn ngủ ngon và yên giấc hơn.
Ổn định nhịp tim
Theo một nghiên cứu được các nhà khoa học công bố, dịch chiết của dược liệu có tác dụng ổn định nhịp tim và cải thiện hệ tuần hoàn. Những người mắc bệnh tim mạch nên uống nước tang diệp thường xuyên.
Mỗi ngày uống lấy một nắm lá khô sắc uống giúp ổn định nhịp tim rất tốt. Điều này giúp ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, các cơn đau thắt ngực,… Và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Những bài thuốc có tác dụng chữa bệnh từ tang diệp
Chữa cao huyết áp
Lấy tang diệp, sung úy tử và tang chi mỗi loại dược liệu 20g đem rửa sạch nhiều lần với nước. Sau đó cho vào ấm đất sắc với lượng nước vừa đủ đến khi nước cô đặc đến khi còn lại còn 1 nửa thì dùng phần nước này để ngâm chân, ngâm rửa chân cho đến khi phần nước cô đặc lại.
Chữa chảy máu chân răng
Lấy tang diệp, lá mã đề, cam thảo đất, lá xương sông, biển súc, đương quy mỗi loại dược liệu 16g, 12g chi tử, 12g tông lư đã sao đen, 10g ngũ vị tử, 10g chỉ xác đã sao với cám, 6g hoàng liên và 20g thổ phục linh. Đem các dược liệu sắc uống, nên uống khi thuốc còn ấm.
Chữa ra mồ hôi trộm
Lấy 12g tang diệp, 18g phù triển mạch, 18g mẫu lệ, 9g hoạt thạch, 9g mẫu đơn bì, 9g liên kiều và 6g thông thảo. Đem các dược liệu sắc với 750ml nước, sắc đến khi nước cô lại còn lại khoảng 150 – 200ml nước, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Chữa rubella – Tang diệp có tác dụng gì?
Lấy 16g tang diệp, 16g cành châu, 16g mã đề thảo, 16g nam hoàng bá, 14g lá tre, 14g kinh giới, 12g bạch thược, 12g chi tử, 10g đan bì, 10g sinh địa và 8g chỉ xác. Đem sắc với 1,5 lít nước, đun trên lửa nhỏ đến khi nước sắc lại còn 400ml nước thì ngưng, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Mình cần tư vấn
Mình cần gia công viên uống huyết áp