Hồng hoa có tác dụng gì? Vị thuốc hồng hoa

Hồng hoa là vị thuốc quý được sử dụng từ lâu trong đông y để chữa đau bụng kinh, viêm loét dạ dày, ban sởi…Vậy hồng hoa có tác dụng gì? Hồng hoa là gì? Vị thuốc hồng hoa chữa bệnh gì? Trà hồng hoa và rượu hồng hoa. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Hồng hoa là gì?

Hồng hoa tên khoa học là Carhamus tinctorius L thuộc họ Cúc Asteraceae. Ngoài tên gọi hồng hoa thì dược liệu còn được biết đến với tên đỗ hồng hoa, hoàng lan hoa, cây rum…

Hồng hoa có tác dụng gì
Hồng hoa có tác dụng gì

Cây hồng hoa thuộc loại thân thảo sống hằng năm với chiều cao khoảng hơn 1m, thân cây nhẵn, có phân cành, bề mặt có vạch dọc.

Lá cây hồng hoa mọc theo kiểu so le, gần như không có cuống, đầu lá chót nhọn như gai, mép lá có nhiều răng cưa. Phiến lá hình bầu dục hoặc hình trứng, mặt lá màu xanh sẫm có gân chính giữa lồi lên cao.

Hoa của cây hồng hoa màu đỏ cam, thường mọc thành cụm ở ngọn và chót cành, chứa nhiều hoa nhỏ gộp lại thành hình gù rất đẹp. Mùa hoa đẹp nhất là vào từ tháng 6 đến tháng 8.

Quả hồng hoa hình trứng có 4 cạnh lồi, thời điểm quả sai nhất là khoảng từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 9.

Khu vực phân bố – Hồng hoa có tác dụng gì?

  • Tại nước ta, cây hồng hoa mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc đặc biệt là ở tỉnh Hà Giang.
  • Hiện tại cây hồng hoa cũng đã được nhân giống rộng rãi ở nhiều nơi trên khắp nước ta bởi nó có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe của chúng ta.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến – Hồng hoa có tác dụng gì?

  • Bộ phận dùng của cây rum là hoa có tên khoa học Flos Carhami chứa nhiều thành phần có giá trị dược lý.
  • Thời điểm thu hái dược liệu thích hợp là vào mùa hè, chỉ thu hái những cánh hoa có màu đỏ khi còn trên cây, không nên thu hoạch hoa đã rụng.
  • Sau khi thu hái, người ta sơ chế bằng cách bỏ đi phần đài hoa, chỉ giữ lại phần cánh hoa và hạt. Cánh hoa đem giã nát rồi vắt thành từng miếng, còn phần hạt thì đem ép để lấy dầu.
  • Sau khi đã sơ chế thì đem dược liệu đi phơi khô ở nơi có bóng râm, thông thoáng, không nên để phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
  • Cần bảo quản dược liệu trong hộp kín có nắp đậy cẩn thận để tránh làm ẩm mốc, hư hại.

Cách dùng, liều dùng – Hồng hoa có tác dụng gì?

  • Dược liệu hồng hoa có thể dùng ở dạng tươi hoặc dạng khô như là trà hoa hồng hoặc dùng để ngâm rượu hoa hồng.
  • Liều dùng khuyến cáo mỗi ngày từ 3 đến 10g/ngày.

Thành phần hóa học – Hồng hoa có tác dụng gì?

  • Phần hoa của hồng hoa mang 2 sắc tố chính, sắc đỏ chứa 0,3-0,6% carthain và sắc vàng còn lại thì tan trong nước chính là isocarrthamin.
  • Còn phần hạt của hồng hoa chứa khoảng 20-30% dầu glycerid và khoảng 12-15% protein.

Hồng hoa có tác dụng gì?

Theo y học hiện đại hồng hoa có tác dụng gì?

  • Tăng co bóp tử cung: thử nghiệm trên động vật có thai, kết quả cho thấy chiết xuất dược liệu làm tăng co bóp tử cung một cách rõ ràng.
  • Kích thích cơ trơn: chiết xuất dược liệu có tác dụng tạo ra hưng phấn đối với cơ trơn của ruột trong thời gian ngắn.
  • Hạ huyết áp: thí nghiệm trên chó được gây mê thu cho thấy lưu lượng máu đến động mạch vành tăng, dẫn đến hạ huyết áp trong trường hợp huyết áp cao.
  • Ngừa nhồi máu cơ tim: thí nghiệm song song trên chuột bạch và thỏ cho thấy, dược liệu có tác dụng ngừa nhồi máu cơ tim ở chó, gây thiếu máu cơ tim ở chuột bạch.

Vị thuốc hồng hoa có tác dụng gì?

Theo đông y, dược liệu hồng hoa tính ấm, vị cay, quy vào 2 kinh tâm và can, chủ trị:

  • Đau khớp, sưng khớp
  • Đau bụng kinh
  • Kinh nguyệt không đều
  • Sản dịch sau sinh
  • Chấn thương, sưng tấy đau nhức

Những bài thuốc dân gian từ hồng hoa

Chữa tai thối kèm chảy nước vàng – Hồng hoa có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị: 1g hồng hoa
  • Thực hiện: chia hồng hoa thành 4 phần bằng nhau, mỗi lần dùng thì nấu sôi lên cùng với một chén rượu trắng. Lưu ý nên dùng khi thuốc còn đang ấm, dùng hết trong ngày.

Giúp điều hòa kinh nguyệt – Hồng hoa có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị: hồng hoa, đương quy, xích thược, ngưu tất, ích mẫu, diên hồ sách, sinh địa, xuyên khung, mỗi vị 4g.
  • Thực hiện: rửa sạch dược liệu với một ít muối ăn rồi cho vào nồi có sẵn 1 lít nước lọc, sắc với lửa vừa cho đến khi còn lại khoảng 300 ml là đạt. Chia thuốc thành 3 phần đều nhau, khi uống cần cách thủy lại cho ấm nóng.

Trị sưng tấy do chấn thương, té ngã sưng đau – Hồng hoa có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị: hồng hoa, đương quy, đào nhân mỗi vị 120g, chi tử 240g.
  • Thực hiện: sau khi rửa sạch dược liệu thì đem phơi khô và tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng thì lấy khoảng 1 muỗng bột thuốc đun nóng cùng một ít giấm ăn, chờ hỗn hợp nguội thì đắp vào vết thương.

Chữa viêm loét dạ dày – Hồng hoa có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị: hồng hoa 50g, đại táo 10 – 12 quả, 60 ml mật ong.
  • Thực hiện: rửa sạch dược liệu rồi cho vào ấm sắc với 300 ml nước lọc đến khi còn lại khoảng một nửa là đạt. Khi dùng cho thêm 60 ml mật ong vào uống khi còn ấm nóng. Mỗi ngày sử dụng 1 thang, kiên trị 7 – 10 ngày sẽ thấy bệnh được thuyên giảm.

Trị đau bụng kinh ở phụ nữ – Hồng hoa có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị: 5g hồng hoa, đương quy, hương phụ, diên hồ sách mỗi vị 9g, xuyên khung 3g.
  • Thực hiện: rửa sạch dược liệu với ít muối rồi sắc với khoảng 500 ml nước lọc trong khoảng 20 phút hoặc đến khi thấy còn lại một nửa là đạt. Nên dùng khi thuốc còn ấm nóng, dùng hết trong ngày, dùng thuốc trước ngày hành kinh.

Chữa cổ họng bị sưng đau, tắc nghẹn

  • Chuẩn bị: 10g hồng hoa và một ít muối.
  • Thực hiện: rửa sạch hồng hoa với ít muối rồi đem sắc với 500 ml nước lọc đến khi còn lại khoảng với 250 ml thì ngưng. Chia hỗn hợp thuốc thành 2 phần và uống hết trong ngày, khi uống giữ lâu ở cổ họng sau đó mới nuốt xuống.

Điều trị ban sởi

  • Chuẩn bị: hồng hoa, hoàng liên mỗi vị 5g, đương quy 6g, ngưu bàng tử, từ hảo, đại thanh hiệp, liên kiều, cát căn mỗi vị 9g, cam thảo 8g.
  • Thực hiện: cho dược liệu đã rửa sạch vào ấm có sẵn 1 lít nước lọc rồi sắc với lửa nhỏ đến khi còn lại khoảng 400 ml là đạt. Nên dùng khi thi thuốc ấm nóng, uống hết trong ngày.

Cần lưu ý gì khi dùng hồng hoa làm thuốc?

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc rong kinh thì không nên dùng hồng hoa.
  • Do hồng hoa có tác dụng phá huyết nên hạn chế dùng nhiều, phải tuân thủ liều lượng.
  • Không kết hợp hồng hoa với xạ hương và trầm hương vì chúng kỵ nhau.
  • Nếu bạn đang dùng tân dược hay sản phẩm từ đông dược nào khác thì cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi dùng hồng hoa.

Hồng hoa có tác dụng gì, hồng hoa là gì, cách sử dụng như thế nào…tất cả đã được liệt kê chi tiết. Tin rằng những thông tin trên đã giúp bạn bổ sung thêm kiến thức về loại dược liệu này và sử dụng đúng cách.

2 thoughts on “Hồng hoa có tác dụng gì? Vị thuốc hồng hoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ