Cây bán hạ Việt Nam hay thường được gọi là bán hạ nam, là vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong đông y. Cây bán hạ được biết đến với công dụng chữa hen suyễn có đờm nhiều, chống nôn mửa cho phụ nữ có thai, tiêu hóa kém mà bụng ngực đầy trướng, chống nôn do viêm dạ dày, đào thải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch, giảm ho,… Vậy cây bán hạ là cây gì? Cây bán hạ nam có tác dụng gì? Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng cũng như công dụng của bán hạ nam, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau.
Cây bán hạ là cây gì?
Cây bán hạ thuộc họ ráy Araceae có tên khoa học là Typhonium trilobatum Schott. Bên cạnh đó cây bán hạ còn được gọi với nhiều tên gọi khác như củ chóc, ba chìa, bán hạ ba thùy, cây chóc chuột,…
Hình ảnh cây bán hạ:

Dựa vào đặc điểm và nguồn gốc của thực vật, dược liệu này được chia làm 3 loại chính và được phân biệt dựa vào những đặc điểm sau:
- Cây bán hạ nam hay cây bán hạ Việt Nam có tên khoa học là Typhonium divaricatum Decne, Typhonium trilobatum Schott: Là một loại cỏ không có thân, củ có hình cầu, đường kính có thể đạt tới 2 cm. Lá mọc từ củ hình mác, hình tim hoặc chia 3 thùy, dài 4-15cm, rộng 3,5-9cm, cuống lá dài pha màu đỏ tím nhạt và ở phần gốc loe ra thành bẹ. Hoa bán hạ mọc thành cụm còn được gọi là bông mo, phần hoa đực dài khoảng 5-9mm, phần trần dài 17-27mm. Hoa có màu xanh pha đỏ tím, hoa đực nằm ở trên hoa cái nằm ở dưới. Quả mọng có hình bầu dục, dài 6 mm.
- Cây bán hạTrung Quốc có tên khoa học là Pinellia tuberifera Tenore, Breiter hoặc Pinellia ternata Thunb: Hình dạng cây tương tự như cây bán hạ Việt Nam, nhưng khác ở chỗ thùy xẻ rõ rệt hơn.
Khu vực phân bố
Ở Việt Nam, cây bán hạ mọc hoang ở các vùng đất ẩm, có bóng râm trên cả nước, cây mọc ngoài ánh nắng hoặc bị che bóng toàn phần thường còi cọc.
Ở Trung Quốc, cây mọc ở các tỉnh dọc sông Trường Giang như Giang Tô, Tứ Xuyên, Hồ Bắc,…
Bên cạnh đó, cây cũng được phân bố ở Nhật Bản, Ấn Độ, Campuchia, Lào, Malaysia, Indonesia và các nước khác.
Thu hái, chế biến
Người phần củ nằm sâu trong lòng đất thường dùng làm thuốc chữa bệnh. Thời vụ thu hoạch từ mùa thu sang đông, tháng 8-9 là tốt nhất. Khi thu hái, chọn củ đào về rửa sạch đất, cắt bỏ vỏ ngoài phần vỏ có màu xám tro và rễ tơ, sau đó đem phơi khô để dùng dần. Loại củ lớn được gọi là nam tinh và phân củ nhỏ còn gọi là bán hạ.
Dược liệu khi dùng sống sẽ có độc vì vậy nên bào chế trước khi sử dụng. Tùy thuộc vào phương pháp bào chế mà ta thu được các vị thuốc khác nhau:
Bào chế pháp bán hạ:
Lấy củ bán hạ tươi rửa sạch, ngâm nước khoảng 10 ngày cho đến khi xuất hiện bột trắng nổi lên thì vớt ra ngâm lại với bạch phàn theo tỷ lệ cứ 50kg bán hạ thì ngâm 1kg bạch phàn (hay còn gọi là phèn chua). Ngâm trong vòng 1 ngày thì đem thay nước đến khi nhấm thử không còn cảm giác tê cay ở miệng thì vớt ra và phơi trong bóng râm.Lưu ý nên phơi dược liệu trong bóng râm, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Đập dập cam thảo rồi hòa cùng với nước vôi, để lắng, gạn bỏ cặn rồi cho bán hạ vào ngâm. Khuấy đều hàng ngày cho đến khi màu vàng ngấm vào bên trong thì vớt ra phơi trong bóng râm đến khi khô. Cứ 50kg bán hạ thì dùng 10kg vôi và 8kg cam thảo.
Bào chế khương bán hạ:
Sau khi bào chế theo chế pháp bán hạ đến khi vị thuốc không còn tê cay thì cắt lát gừng tươi cho vào bán hạ và bạch phàn đem đun lên. Đun xong vớt ra để ráo, cắt khúc rồi đem phơi khô. Cứ 50kg bán hạ thì dùng 6,5kg bạch phàn và 12,5kg gừng.
Bào chế thanh bán hạ: Bán hạ nam có tác dụng gì?
Dùng dược liệu như đã chế biến theo chế pháp bán hạ đến khi thuốc hết tê cay thì thêm bạch phàn và nước vào đun kỹ. Sau đó vớt ra để ráo rồi ủ ấm, tiếp đó cắt thành phiến rồi lại phơi trong bóng râm. Cứ 50kg bán hạ thì dùng 6,5kg bạch phàn.
Bào chế bán hạ khúc:
Đem các dược liệu sống đồ vào nồi nước, sau đó cho một ít bạch phàn vào đun sôi và ngâm qua 1 đêm. Qua ngày hôm sau thì đun lại với nước bạch phàn mới đổ bỏ nước cũ, thực hiện liên tục trong 7 ngày 7 đêm rồi đem phơi khô, xay thành bột. Sau đó cho nước gừng vào hòa với hồ làm thành bánh sao vàng.
Vị thuốc sau khi sơ chế cần bảo quản nơi khô ráo, không bị ẩm. Nếu có dấu hiệu nấm mốc, có thể rửa sạch bằng nước rồi phơi khô hoặc có thể dùng lưu hoàng xông, phơi khô và bảo quản.
Thành phần hóa học – Cây bán hạ nam có tác dụng gì?
Vị thuốc bán hạ có chứa khoảng 69.9% nước, 1% chất sợi, 1.4% protein, 0.1% chất béo, 26% những cacbohydrat khác, 1.6% những khoáng chất và những chất vô cơ khác như canxi, photpho, kali, sắt,…
Ngoài ra, dược liệu bán hạ còn có caroten, axit folic, saponin, Thiamin, cholin, fluorin,… Cây bán hạ nam còn có thành phần alkaloid và stigmasterol.
Tác dụng dược lý – Cây bán hạ có tác dụng gì?
Trong đông cây bán hạ nam có tác dụng gì?
Theo đông y, vị thuốc bán hạ có vị cay, tính ấm, có độc nên được quy vào 3 kinh phế, tỳ và vị. Dược liệu bán hạ có tác dụng chữa đau dạ dày mãn tính, ho có đờm, ho lâu ngày, hen suyễn, trị mụn nhọt sưng đau, cổ họng sưng đau, cầm mồ hôi, bụng đầy trướng, tức ngực, khó thở, nôn ói,…
Trong y học hiện đại cây bán hạ nam có tác dụng gì?
- Gây teo tuyến ức: Trên thí nghiệm ở chuột cống trắng non, tiêm dưới da cao bán hạ nam với liều 0,3 g/kg và 0,5 g/kg làm giảm trọng lượng tuyến ức lần lượt là 34,5% và 49,75%.
- Tác dụng chống viêm: Cao bán hạ nam có tác dụng chống viêm đáng kể ở cả giai đoạn cấp tính và mãn tính.
- Đối với khả năng sinh sản: Thí nghiệm được thực hiện trên chuột cống trắng đực và chuột cái, dùng cao củ chóc với liều 0,7g /kg trong 10 ngày và thấy rằng thuốc không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Tác dụng giảm đau: Thí nghiệm được thực hiện trên chuột nhắt trắng, người ta tiêm axit axetic vào xoang bụng sẽ gây đau. Sau đó, sử dụng cao củ chóc ở liều 0,17g/kg và 0,25g/kg cho thấy số lần bị chuột rút đau đớn giảm 48,8% và 60%.
- Saponin trong dược liệu có tác dụng chống viêm tương tự như betamethasone.
- Ức chế hệ thần kinh trung ương: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng cho thấy tiêm dưới da dịch chiết từ dược liệu có khả năng làm ức chế các hoạt động tự nhiên của súc vật.
- Tác dụng chống nôn: Gây nôn cho chó, mèo bằng đồng sulfat và apomorphin. Sau đó, người ta dùng nước sắc dược liệu có thể thấy tác dụng ức chế nôn mửa rõ rệt.
- Tác dụng chống ho: Đem nước sắc bán hạ vào dạ dày mèo với liều lượng 0,1-0,6g. kg thấy có tác dụng ức chế cơn ho.
- Giảm co thắt cơ trơn: Thí nghiệm trên chuột lang cho thấy dịch chiết từ bán hạ có khả năng làm ức chế các cơn co thắt ruột do acetylcholine gây ra.
- Tác dụng đối với tử cung: Thí nghiệm với tử cung chuột cống trắng cô lập cho thấy, nếu dùng cao bán hạ ở liều cao có tác dụng ức chế co bóp nhưng ở liều thấp lại kích thích co bóp.
- Hạ nhãn áp: Nước sắc bán hạ 20% với liều 10ml/kg tiêm trực tiếp vào dạ dày thỏ thí nghiệm thấy có tác dụng hạ nhãn áp.
- Tác dụng chống loét: Dịch chiết từ bán hạ có khả năng làm giảm các vết loét ở dạ dày, nếu tiêm dưới da có tác dụng ức chế sự phân tiết của dịch vị và làm giảm độ acid.
Những bài thuốc có tác dụng chữa bệnh từ bán hạ nam
Chữa rối loạn tiêu hóa – Cây bán hja nam có tác dụng gì?
Lấy 10g bán hạ, 10g đẳng sâm, 10g hoàng cầm, 3g hoàng liên, 3g chích thảo, 5g can khương và 3 quả đại táo. Đem các dược liệu sắc uống trong ngày sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh rối loạn tiêu hóa.
Chữa cao huyết áp, đau đầu, di chứng tai biến mạch máu não
Áp dụng bài thuốc bán hạ bạch truật thiên ma thang gồm 6g bán hạ, 6g quất hồng, 6g thiên ma, 8g bạch truật, 8g bạch linh, 2g cam thảo, 2 lát gừng tươi và 2 quả táo đỏ, đem sắc uống mỗi ngày.
Chữa hen suyễn, thiếu máu
Lấy 8g bán hạ, 10g cam thảo, 10g phục linh, 10g trần bì và 12g đương quy, đem sắc uống trong ngày.
Chữa đau nhức đầu – Cây bán hạ nam có tác dụng gì?
Lấy 280g bán hạ trộn với nước, lấy 4g đinh hương bọc trong giấy bạc đem nướng cho chín. Tiếp đó trộn 2 vị thuốc trộn lại với nước gừng, vo thành viên cỡ hạt mè, mỗi lần uống 20 30 viên và uống với nước trần bì.
Chữa nôn mửa, ho có đờm, ho lâu ngày
Lấy 150g bán hạ, 150g rễ dâu, 150g vỏ quýt khô, 100g lá táo, 100g lá chanh, 100g cam thảo, 100g cát cánh, 100g ô mai và 200g đường. Đem bán hạ, vỏ quýt, rễ dâu, cát cánh đem phơi hoặc sấy khô đến khi khô giòn thì tán thành bột mịn. Ô mai bóc lấy cùi giã nhuyễn, lá táo, lá chanh và cam thảo đem sắc với 400ml nước, đu trên lửa nhỏ đến khi nước cạn lại còn 100ml thì cho đường vào nấu thành siro. Trộn đều tất cả thì vo thành viên nặng khoảng 0,5g, người lớn dùng 15 – 20 viên/ngày, trẻ em dùng 5 – 15 viên tùy vào từng độ tuổi và ngậm nhiều lần trong ngày.
Những lưu ý khi sử dạng bán hạ
- Bán hạ kỵ với một số dược liệu như gừng tươi, gừng khô, tạo giác, đường, máu dê, ô dầu, hùng hoàng, quy giáp, tần bì, mạch nha, hải tảo, vì vậy không dùng kết hợp với nhau.
- Dược liệu khi ăn sống sẽ bị tê miệng lưỡi, uống dược liệu sống quá nhiều sẽ gây ngộ độc. Trường hợp nặng có thể gây khó thở, ngạt thở và tử vong. Vì vậy, cần hạn chế sử dụng dược liệu sống, bắt buộc các bài thuốc có chứa vị thuốc này phải được sử dụng theo hướng dẫn.
- Cách dùng tốt nhất là ngâm với nước nóng khoảng nửa ngày để loại bỏ chất nhớt, nếu không khi uống vào sẽ bị ngứa cổ. Nên dùng sinh khương vị thuốc này có thể khống chế độc tính của bán hạ.
- Phụ nữ có thai, người phong nhiệt, âm hư, ho khan, khạc ra máu không nên dùng.
Bài cùng chuyên mục: