Đinh hương có công dụng như thế nào đối với sức khỏe?

Đinh hương có nguồn gốc từ nụ hoa của cây đinh hương và được xem là vị thuốc được sử dụng từ xa xưa. Trong Đông y, cây có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, trị nấc, làm ấm hệ tiêu hóa,… Ngoài ra, cây còn có công dụng dùng để sát trùng trong nha khoa. Vậy có thật đinh hương có nhiều công dụng như lời đồn. Các bạn hãy cùng Life Gift tìm hiểu về công dụng cũng như cách dùng trong bài viết dưới đây nhé!

Mô tả đặc điểm cây đinh hương

Đinh hương là gì?

Cây có tên khoa học là Flos caryophylatac. Đinh hương còn có nhiều tên gọi khác nhau như công đinh hương, đinh tử hương, đinh tử, hùng đinh hương,…

Cây đinh tử có chiều cao trung bình từ 12 – 15m. Lá mọc đối xứng nhau, phiến là dài, lá có hình bầu dục. Hoa có màu đỏ thẫm mọc thành cụm chi chít và phân nhánh ở đầu cành, lúc đầu hoa có màu nhạt sau đó chuyển sang màu đỏ tươi. Quả mọng dài có hình bầu dục xoan ngược, dài 2,5cm và thường chỉ chứa một hạt.

Đinh tử hương là cây gì?

Bộ phận được sử dụng làm thuốc là nụ hoa có hình như chiếc đinh và có mùi thơm. Nụ hoa có chiều dài 10 – 12mm và đường kính 2 – 3mm, phần bầu dưới của hoa hình trụ. Nụ hoa sẽ được thu hoạch vào tháng 9 hoặc tháng 10, khi nụ hoa đã chín chuyển sang màu đỏ sẫm. Tinh dầu đinh hương thường tập trung ở phần bầu của hoa.

Khu vực phân bố

Cây đinh hương có nguồn gốc từ Indonesia ở đảo Moluccas và nhiều nước ở châu Phi, châu Á và nơi sản xuất nhiều nhất là Zangibar.

Tại Việt Nam, cây được trồng nhiều nhất ở các khu vực miền Trung, và miền Bắc nhưng cây phát triển ít. Đinh tử đòi hỏi sống trong thời tiết khí hậu khô, ẩm, độ cao thấp từ 200 – 300m. Từ xa xưa, người ta thường dùng đinh tử để làm thuốc bằng cách giã giập hoặc dùng nụ khô tán thành bột làm hoàn tán. Khi đưa vào thang thuốc thường sẽ được bỏ sau cùng vì trong đinh hương có tinh dầu. Ngoài ra, người ta con đem mài uống.

Toàn bộ cây thì nụ hoa là bộ phận chứa nhiều dược chất nhất. Nụ được sử dụng làm gia vị và làm thuốc trong chữa bệnh.

Thành phần hóa học

Trong nụ hoa tinh dầu chiếm đến 15 – 20%, thành phần chủ yếu là: Eugenol, eugenin, methyl-n-pentyl ketone, benzyl alcohol, oleanolic acid,…

Nụ đinh hương chứa từ 10 – 12% nước, 610% lipit, 13% tanin, 5 – 6% chất vô cơ và rất nhiều gluxit.

Khu vực phân bố cây đinh hương

#header-newsletter-signup

Tác dụng dược lý

  • Hỗ trợ dạ dày: đinh tử có tác dụng làm kích thích tăng tiết axit và tăng hoạt động của hệ tiêu hóa. Làm giảm đầy hơi, khó tiêu, giảm nôn và buồn nôn.
  • Có tác dụng kháng khuẩn: Theo nghiên cứu cho thấy trong đinh hương có tác dụng chống lại một số vi khuẩn và nấm. Theo như mẫu nghiên cứu, đinh hương có tác dụng diệt khuẩn hoàn toàn và chống lại tất cả các mầm bệnh. Chiết xuất từ cây đinh hương ở mức 3% có tác dụng diệt khuẩn và chống lại các vi khuẩn Escherichia coli( coli), Bacillus cereus và Staphylococcus aureus. Ở nồng độ chiết xuất 1% có tác dụng ức chế tốt.
  • Tác dụng giúp làm giảm đau: Chỉ một lượng nhỏ tinh dầu là có thể khử trùng khoang sâu răng, phá hủy dây thần kinh của nó và làm giảm đau răng.
  • Làm thuốc tẩy giun: Chó bị nhiễm giun tròn thì với 0,5 – 1g dầu có tác dụng làm tê liệt nhưng không thể tẩy giun tròn hoàn toàn.

Nụ đinh hương có những công dụng nào?

  • Phòng ngừa bệnh ung thư
  • Điệu trị bệnh tiểu đường
  • Có đặc tính sát khuẩn
  • Chăm sóc sức khỏe răng miệng
  • Giảm stress
  • Điều trị các bệnh về tiêu hóa
  • Tốt cho xương khớp
  • Giảm đau đầu, chóng mặt, tăng cường hệ miễn dịch
  • Tăng quá trình lưu thông máu
  • Chữa viêm mí mắt
  • Chống ho, cảm lạnh, viêm họng
  • Tăng cường sức khỏe tình dục, cải thiện tăng cường ham muốn
  • Hỗ trợ điều trị mụn, mụn nhọt, trứng cá, …
  • Ổn định lượng đường huyết, cân bằng huyết áp
Đinh hương khô

Những bài thuốc điều trị bệnh từ nụ đinh hương

Điều trị viêm loét miệng

Lấy 5g đinh hương đem tán thành bột mịn rồi ngâm với nước sạch trong vòng 4h. Sau đó lấy bông tăm thấm dung dịch rồi bôi vài vết loét.

Điều trị các bệnh về khớp

Chuẩn bị 20g nụ đinh hương, 12g long não và 250ml rượu trắng. Đem tất cả nguyên liệu ngâm cùng với rượu trắng, ngâm trong khoảng 1 tuần thì lọc lấy nước và bỏ bã. Dùng thuốc đem xoa bóp vào những nơi đau nhức, ngày bôi 2 lần.

Trị bệnh đau nhức răng

Chuẩn bị 9g tinh dầu đinh hương, 2g tinh dầu gừng, 5g methol, 12g campho, 100ml cồn 7độ. Đem tất cả nguyên liệu trộn đều với nhau, rồi dùng bông tăm chấm thuốc tha vào chỗ răng bị đau 2 – 3 lần/ ngày. Với bài thuốc này có công dụng gây tê, sát trùng, viêm lợi răng, kháng viêm trong đau nhức răng rất tốt.

Điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng

Lấy 2g đinh hương, 12g bạch truật, 6g sa nhân. Đem tất cả nguyên liệu tán đều thành bột mịn rồi trộn đều. Một lần dùng 2 – 4g hòa cùng với nước ấm để uống. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, ngày nên dùng 2 – 3 lần sẽ khỏi hẳn.

Tinh dầu đinh hương

Điều trị trật khớp, bong gân

Chuẩn bị đinh hương, quế chi, đại hồi, huyết giác mỗi nguyên liệu 5g, 3g long não, 8g hương truật, 12g xuyên ô. Đem tấn cả nguyên liệu tán vụn, rồi ngâm với 1 lít rượu, ngâm sau 10 ngày là dùng được. Sau đó bôi thuốc lên chỗ bị đau ngày 2 – 3 lần.

Liều dùng và cách sử dụng tinh dầu đinh hương

Liều dùng:

  • Với tinh dầu được chiết xuất hoàn toàn từ đinh hương thì chỉ dùng ở mức là 120 – 300mg. Nếu bôi ngoài da thì chỉ nên dùng từ 1 – 5 giọt.
  • Rượu thuốc dùng để uống thì dùng khoảng 5 – 30 giọt pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:3 (1 tinh dầu : 3 nước)
  • Rượu thuốc bôi ngoài thì dùng rượu thuốc 15% cồn.
Đinh hương có công dụng gì?

#header-newsletter-signup

Cách sử dụng:

Đối với các bệnh cảm cúm: Có thể trộn tinh dầu với dầu dừa hoặc dầu oliu. Sau đó bôi hỗn hợp lên những vùng trên cơ thể như cổ, sau gáy, ngực,…

Hỗ trợ cho hệ tiêu hóa: Đối với những người hay gặp tình trạng đau bụng, khó tiêu nên sử dụng đinh hương với dầu oliu (dầu dừa) theo tỉ lệ 1:20. Sau khi ăn no khoảng 1 tiếng, thoa hỗn hợp lên bụng quanh vùng rốn, khoảng 15 phút rửa sạch lại với nước ấm. Nên làm đều đặn trong ngày, triệu chứng này sẽ giảm hiệu quả.

Vệ sinh răng miệng: Mỗi ngày, pha 2 – 3 giọt tinh dầu với 100ml nước ấm, rồi đem súc miệng. Chỉ sau 1 thời gian ngắn bạn sẽ có hơi thở quyến rũ và bộ răng chắc khỏe.

Thanh lọc không khí: Trong căn phòng được khuyếch tán toàn bộ tinh dầu và sẽ có không khí rất dễ chịu, có cảm giác thoải mái, thư giãn, dễ chịu

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng tinh dầu đinh hương

  • Da bị kích ứng
  • Phù phổi
  • Làm đông máu trong các mạch máu
  • Co giật
  • Trầm cảm
  • Co thắt phế quản
  • Gây tổn thương đường hô hấp, kích thích mô

Nếu gặp một trong những biểu hiện trên hay nhanh chóng đến gặp ngay bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Những bài thuốc chữa bệnh từ đinh hương

Khi sử dụng đinh hương cần lưu ý những gì?

Khi sử dụng đinh tử bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Đối với trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú tuyệt đối không nên sử dụng đinh tử.
  • Những người mắc bệnh chảy máu dạ dày hoặc bệnh hen suyễn nặng tuyệt đối không nên dùng vì có thể ảnh hưởng đến tổn thương nội tạng.
  • Đối với tinh dầu đinh hương tuyệt đối không được uống, không để tinh dầu gần lửa, không cho trẻ em nghịch.
  • Khi sử dụng tinh dầu nên kết hợp với dầu nền, không được bôi trực tiếp lên vết thương hở.
  • Nên rửa sạch bằng nước nếu không may bị tinh dầu vào mắt.
  • Ngưng sử dụng ngay nếu có dấu hiệu dị ứng.
  • Tinh dầu được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, không để tinh dầu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Ngừng sử dụng ngay nếu tinh dầu có mùi lạ, mùi hôi khó chịu.
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng đinh hương kèm với các vị thuốc khác

Lời kết

Với những công dụng Life Gift đã nêu trên, công dụng của đinh tử quả thật khiến chúng ta phải kinh ngạc. Do đó, nếu mọi người có nhu cầu tìm hiểu về gia công thực phẩm chức năng hoặc các dịch vụ gia công thuốc đông y hãy liên hệ với Life Gift để hiểu rõ hơn nhé!

2 thoughts on “Đinh hương có công dụng như thế nào đối với sức khỏe?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ