Tai biến mạch máu não (Bệnh nhồi máu não) do tình trạng tắc mạch máu não và chảy máu não gây ra. Căn bệnh này đa số gặp ở người lớn tuổi và gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không xử trí kịp thời. Nhiều người thường nhầm lẫn chúng với bệnh đột quỵ. Tuy nhiên, tai biến máu não có phần nguy hiểm hơn so với đột quỵ. Hãy cùng Life Gift Việt Nam tìm hiểu ngay về chứng bệnh này trong bài viết dưới đây.

Xử trí tai biến mạch máu não
Trường hợp nếu trong nhà có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, bạn cần phải nhanh chóng xử trí kịp thời. Thời gian vàng để cứu sống bệnh nhân chính là 4 – 5 giờ đầu, hãy cho người bệnh uống thuốc làm tan máu đông ngay lập tức, Nếu bỏ lỡ thời gian này, bạn hãy nhanh chóng liên hệ tới các bệnh viện xung quanh để tiến hành chữa trị.
Một số yếu tố bạn nhất định phải ghi nhớ:
- Kiểm soát huyết áp thường xuyên.
- Bảo vệ đường thở của bệnh nhân.
- Dùng thuốc chống đông máu Aspirin.
Trong thời gian chờ xe cứu thương tới hãy đặt bệnh nhân nằm nghiêng 30 – 45 độ, mặc quần áo thoáng, tuyệt đối không nên cho bệnh ăn hay uống bất cứ thứ gì. Trường hợp bệnh nhân ngừng tim, hãy lập tức cấp cứu ngừng tuần hòa, kêu gọi người xung quanh hỗ trợ nhanh chóng.
Nguyên nhân gây ra bệnh tai biến mạch máu não

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tai biến mạch máu não. Một số nguyên nhân chính như sau:
Tắc mạch máu não: Mảng xơ mỡ động mạch trong lòng mạch máu dày khiến lòng mạch hẹp làm máu không thể lưu thông lên não dẫn đến tai biến.
Vỡ mạch máu não: Cao huyết áp dẫn đến tăng nguy cơ tai biến, gây áp lực lớn lên thành mạch. Nếu vượt ngưỡng chịu đựng của cơ thế khiến cho động mạch não bị xơ cứng, ít đàn hồi.
Lấp mạch: Những bệnh nhân có nền tảng bệnh liên quan đến tim như tim to, hẹp van tim, rung nhĩ loạn nhịp,… khiến máu lưu thông kém. Từ đó gây tích tụ máu thành huyết khối. Huyết khối này di chuyển lên động mạch làm lấp mạch máu.
Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho người bệnh bị bệnh nhồi máu não.
Hậu quả tai biến mạch máu não

Hậu quả tai biến mạch máu não gây ra đối với người bệnh là không nhỏ. Tùy theo phần não tổn thương mà bệnh nhân khi bị tai biến sẽ có biến chứng khác nhau. Những biến chứng thường gặp nhất bao gồm:
- Tê liệt tay chân, nửa người hay toàn thân. Biến chứng này ở mức độ nhẹ có thể khắc phục bằng việc làm vật lý trị liệu.
- Méo miệng do liệt cơ mặt, gây khó khăn trong giao tiếp và ăn uống.
- Mất trí, trí nhớ kém. Có trường hợp không thể kiểm soát được bản thân làm những việc mình không rõ.
- Không còn khả năng tự chăm sóc bản thân.
Cách điều trị tai biến mạch máu não
Khi cơn bệnh nhồi máu não xảy ra, bạn cần phải lập tức tiến hành các quy trình sơ cứu, vận chuyển bệnh an toàn đến bệnh viện. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị như sau:
Dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu: Tác dụng chính của loại thuốc này là làm giảm sự lan tỏa của huyết khối động mạch, điều trị dự phòng và tắc mạch. Cùng với đó, bạn có thể sử dụng thuốc Ticlopidin nhằm chống kết tập tiểu cầu. Clopidogrel cũng là một sự lựa chọn nhằm kích thích được tiêu hóa.
Sau đó, điều trị chống đông máu, ức chế sự tạo thành của thrombin và giảm cục máu đông giàu fibrin trong đột quỵ cấp tính. Đồng thời làm tiêu cục huyết khối gây tắc mạch nguyên phát hoặc thứ phát.
Thêm nữa, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc bảo vệ tế bào thần kinh. Trường hợp bệnh nhân bị tai biến nặng, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật điều trị tai biến bằng các phương pháp:
- Khai thông đoạn phình mạch, dị dạng động tĩnh mạch bằng kỹ thuật gây tắc mạch hoặc nút mạch.
- Khai thông động mạch.
- Loại bỏ cục máu tụ.
- Phẫu thuật định vị điều trị u mạch, dị dạng mạch.
Cách ngừa tai biến mạch máu não

Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh nhồi máu não? Các gia đình có người già cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này. Một số biện pháp phòng ngừa tai biến cụ thể như sau:
- Không ăn đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa, cholesterol.
- Không ăn quá nhiều muối, gây tích nước trong cơ thể, đồ hộp, bột ngọt có chứa nhiều muối.
- Bỏ thuốc lá, không sử dụng đồ uống có cồn, rượu bia, chất kích thích.
- Tránh tắm khuya, đặc biệt đối với những người bị cao huyết áp.
- Tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng.
- Tránh vận động thể lực quá nặng một cách đột ngột.
- Tránh thức khuya, căng thẳng thần kinh. Nếu có nền tảng bị bệnh tim mạch cần kịp thời điều trị.
Ngoài ra, bệnh nhân nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để nắm rõ những biến đổi khác thường trong cơ thể. Từ đó có thể đưa ra cách điều trị phù hợp.
Tai biến mạch máu não là chứng bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Với những thông tin Life Gift Việt Nam chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết được cách phòng tránh và điều trị, sơ cứu cho bệnh nhân hiệu quả.
Mình cần tư vấn