Từ xa xưa, đông y đã sử dụng trạch tả để chữa bệnh gout vì loại dược kiệu này có tác dụng làm giảm axit uric hiệu quả. Ngoài ra, trạch tả còn sử dụng chữa lipid máu cao, hoa mắt, chóng mặt, phù thũng do thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, lợi tiểu,… Để tìm hiểu trạch tả là cây gì? Trạch tả có tác dụng gì? Để hiểu rõ hơn về công dụng của trạch tả, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Trạch tả là cây gì?
Trạch tả thuộc họ trạch tả có tên khoa học là Alisma plantago aquatica L. Ngoài ra, trạch tả còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cây mã đề nước, mang tu, thủy tả,…

Cây trạch tả là loài cây thân thảo thuộc loài thực vật có hoa mà dân gian thường gọi là cây mã đề nước, cây có chiều cao trung bình từ 0,3 -1 m. Thân rễ nạc, có màu trắng, có hình con quay hoặc hình cầu.
Lá mọc thành cụm từ dưới gốc lên, lá dài dài 15-30 cm, cuống lá dài, lá có hình mũi mác, thuôn hẹp dần về phía dưới cuống lá. Các lá bè to ốp vào nhau, xòe ra như hình hoa thị, mép lá nguyên lượn sóng, phiến lá hình trứng hoặc hình trái xoan, gân lá hình 5 -7 hình cung.
Hoa mọc thành cụm trên một cuống thẳng dài gồm nhiều vòng hoa xếp thành tầng và nhỏ dần về phía ngọn. Mỗi tầng phân thành nhiều chùy nhỏ màu trắng hoặc màu hồng, hoa lưỡng tính đài có 3 răng màu lục và tồn tại đến khi cho quả. Tràng hoa có 3 cánh có 1 cựa màu vàng nhạt mỏng, rụng sớm. Quả bế không nứt vỏ.
Rễ cây mảnh, có màu trắng và mọc thành cụm phân tán ăn sâu vào đất.
Củ có hình cầu tròn, hình trứng hoặc hình bầu dục, đường kính tối đa khoảng 5cm và chiều dài khoảng 6,6cm. Phần ngoài của củ thô có màu trắng vàng, có nhiều sẹo, chứa nhiều rãnh nông nằm ngang, xung quanh rễ củ mọc nhiều rễ nhỏ. Chất bên trong cứng có màu trắng vàng, chứa nhiều tinh bột, có mùi nhẹ và vị hơi đắng.
Khu vực phân bố
ở nước ta, cây trạch tả mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, ở các ruộng lầy, mọc chủ yếu ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng và hiện được trồng nhiều ở các tỉnh như Thái Bình, Hòa Bình, Nam Hà, Hà Tây,…
Thu hái và chế biến
Dược liệu trạch tả được thu hoạch mỗi năm 2 lần là vào tháng 6 và tháng 12. Dược liệu trước khi thu hoạch người dân sẽ cắt bỏ hoa để phần củ rễ phát triển to hơn.
Vào thời kỳ thu hoạch, người dân sẽ nhổ toàn bộ cây lên, tiếp đó cắt bỏ phần thân, lá, hoa và các rễ con. Sau đó đem phần củ rửa sạch rồi đem phơi hoặc sấy khô củ. Những củ to, chắc, chất màu trắng vàng nhiều bột được đánh giá là loại được đánh giá là có chất lượng tốt nhất.
Bên cạnh đó, vị thuốc trạch tả được bào chế ở 2 cách sau:
- Cách 1: Ngâm củ trạch tả cho thấm 8 phân rồi phơi khô với số lượng lớn và lưu trữ để sử dụng dần.
- Cách 2: Cắt củ trạch tả thành từng lát mỏng rồi phun nước muối pha loãng cho hơi ẩm, cứ 720g muối thì phun 50kg trạch tả. Sau đó đem sao trên lửa nhỏ, sao đến khi thấy các vị thuốc ngả sang màu vàng thì vớt ra phơi ngoài nắng to đến khi thật khô.
Thành phần hóa học – Trạch tả có tác dụng gì?
Nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng vị thuốc trạch tả có chứa tinh dầu, protein, 23% tinh bột, 7% chất nhựa, Alismol, alisol C Monoacetate, Epialisol A, Alisol A, B, Choline,…
Ngoài ra, dược điển Triều Tiên quy định cao rượu trên 7%, độ ẩm dưới 15%, tro không tan trong HCl dưới 2%, tro dưới 7%.
Tác dụng dược lý
Trong đông y, trạch tả có tác dụng gì?
Theo đông y, vị thuốc trạch tả có vị ngọt, tính hàn nên được quy vào 3 kinh can, thận và bàng quang. Vị thuốc trạch tả có tác dụng chữa tiểu ra máu, tiểu rắt, tiểu buốt, mỡ trong máu, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ra nhiều mồ hôi, gân xương co rút, ù tai, di tinh,…
Trong y học hiện đại, trạch tả có tác dụng gì?
- Phấn hoa trạch tả có tác dụng làm tan mỡ, do đó trạch tả giảm cân khá an toàn và hiệu quả.
- Có khả năng lợi tiểu và tăng khả năng đào thải một số chất cặn bã như ure, kali, natri,… Ra ngoài thận.
- Cồn chiết xuất từ vị thuốc trạch tả có tác dụng phòng chống các bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ và các hiện tượng khác, giúp giảm lipid máu.
- Giúp làm giãn mạch vành và hạ huyết áp nhẹ.
- Có tác dụng giảm lượng đường trong máu, chống đông máu,…
Những bài thuốc chữa bệnh từ trạch tả
Chữa lipid máu cao
Lấy 8g trạch tả; Mộc hương, thảo quyết minh, tang ký sinh mỗi loại 3g; Hà thủ ô đỏ, sơn tra, hoàng tinh, kinh tử anh mỗi loại dược liệu 3g. Đem các dược liệu trên nấu thành cao rồi trộn với bột gạo vo thành viên hoàn. Mỗi viên nặng 1,1g, ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 – 8 viên.
Chữa gan nhiễm mỡ
Lấy 20g trạch tả; Hà thủ ô sống, thảo quyết minh, hoàng kỳ, hổ trương, hà diệp, đan sâm mỗi loại dược liệu 15g và 30g sơn tra sống, sắc uống mỗi ngày.
Chữa ho, viêm họng – Trạch tả có tác dụng gì?
Lấy 30g lá trạch tả, 30g lá húng chanh và 5g gừng tươi, đem sắc với 300ml nước, đến khi nước sắc lại còn 50ml thì ngưng, ngày uống 1 lần, nên uống khi thuốc còn nóng và uống liên tục trong 5 ngày.
Điều trị phù thũng do thận
Lấy 30g lá trạch tả, 100g râu ngô và 100g thân cây sậy. Đem các dược dược liệu sắc với 700ml nước, đun đến khi nước sắc lại còn 1/3 thì ngưng. Chia làm 2 lần uống trong ngày, uống sau bữa ăn trưa và tối, sử dụng kiên trì 10 ngày liên tục.
Hoặc lấy 6g trạch tả, 6g phục linh, 4g bạch truật, 2g quế chi và 2g cam thảo. Đem sắc với 600ml nước, đun trên lửa nhỏ đến khi nước sắc lại còn 300ml thì chia làm 3 lần uống trong ngày.
Hoặc ta có thể lấy trạch tả, xa tiền thảo, trư linh và phục linh mỗi loại dược liệu 10g đem sắc uống trong ngày.
Chữa đi ngoài phân lỏng nhiều lần do viêm ruột
Lấy trạch tả, bạch linh, thần khúc, bạch truật, mạch nha mỗi loại dược liệu 10g; Sa nhân và cam thảo mỗi loại 3g. Đem các dược liệu sắc với 3 bát nước uống trong ngày, tùy vào tình trạng bệnh mà có thể thay đổi liều lượng cho phù hợp.
Hoặc có thể lấy trạch tả, xích phục linh, nấm lỗ mỗi loại dược liệu 10g; 6g xa tiền tử và 15g phấn thảo, sắc uống trong ngày.
Chữa chóng mặt, hoa máu cho người bị thiếu máu
Lấy 12g trạch tả; 15g địa hoàng; Mộc ban, sài hồ, cúc hoa, tri mẫu, long đởm thảo, hoa vương và hoàng cầm mỗi loại 10g, sắc uống trong ngày.
Hoặc lấy 15g trạch tả, 12g cúc hoa và 6g sơn khương, đem sắc lấy 1 chén nước đậm đặc chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liên tục 7 – 10 ngày là một liệu trình.
Chữa nóng gan – Trạch tả có tác dụng gì?
Lấy trạch tả, bạch phục linh, mẫu đơn bì, giác mộc mỗi loại 10g; Thục địa và hoài sơn mỗi loại 12g. Đem tất cả các vị thuốc đem sao vàng rồi tán thành bột mịn vo thành viên hoàn cỡ hạt đậu xanh, ngày uống 8 – 10 viên, uống liên tục trong 10 ngày.
Chữa táo bón
Lấy trạch tả, quan mộc thông, đại phúc tử, chỉ xác và khiên ngưu lấy mỗi loại vời liều lượng bằng nhau. Đem các dược liệu tán thành bột mịn trộn đều thành hỗn hợp, mỗi ngày lấy 12g uống chung với nước sắc gừng tươi và hành.
Chưa bệnh gout – Trạch tả có tác dụng gì?
Lấy trạch tả, xích thược, bạch linh, xuyên khung, thục địa, bạch truật, đương quy mỗi loại dược liệu 12g và 16g đan sâm. Đem sắc với 3 bát nước, đun đến khi nước sắc lại còn 1 nửa thì ngưng, ngày uống 1 lần, uống trong ngày.
Hoặc lấy trạch tả, độc hoạt, trần bì, bán hạ chế, nam binh, xuyên khung, phòng phong, nhũ hương mỗi loại dược liệu 12g; Hồng hoa, một dược mỗi loại 8g và 20 bạch linh. Đem sắc với 3 bát nước đến khi nước sắc lại còn một nửa thì ngưng, ngày uống 2 lần.
Liều lượng và cách dùng
Uống 8 – 40 gam mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc bột uống. Bên cạnh đó, các thầy thuốc còn có thể kết hợp nó với các vị thuốc khác để có kết quả tốt hơn.
Độc tính
Vị thuốc trạch tả không có độc nhưng người bệnh vẫn cần thận trọng sử dụng theo đúng liều lượng khuyến cáo. Nếu cơ địa không phù hợp, dược liệu sẽ không có tác dụng chữa bệnh và trong một số trường hợp có thể gây dị ứng.
Các dấu hiệu của dị ứng vị thuốc trạch tả gồm đau đầu, da phát ban, nổi mẩn, ngứa khắp người, sưng môi, miệng, khó thở,…
Tuy nhiên, không phải ai cũng bị dị ứng với vị thuốc trạch tả cũng gặp phải tất cả các triệu chứng trên. Điều quan trọng là bệnh nhân phải ngừng dùng dược liệu ngay khi nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào.
Mình cần tư vấn
Bên bạn có bán nguyên liệu không