Xuyên bối mẫu là một loại dược liệu quý được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc và chúng cực kì nổi tiếng trong cả Đông y và Tây y. Từ lâu, các thầy thuốc đông y chọn xuyên bối mẫu là vị thuốc trung tâm trong nhiều bài thuốc trị ho khan, ho lâu ngày, ho có đờm, chảy máu cam, tắc sữa,… Vậy cây bối mẫu là cây gì? Xuyên bối mẫu có tác dụng gì? Xuyên bối mẫu chữa bệnh gì? Để biết rõ hơn về tác dụng của xuyên bối mẫu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.
Cây bối mẫu là cây gì?
Cây xuyên bối mẫu thuộc họ hành Liliaceae, có tên khoa học là Fritillaria roylel Hook. Ngoài ra, cây xuyên bối mẫu còn được gọi với nhiều tên gọi khác như điềm bối mẫu, thương thảo, càn mẫu, khổ thái, khổ hoa, không thái, điềm bối mẫu, ngõa lung ban,…
Hình ảnh xuyên bối mẫu
Người ta phân biệt cây bối mẫu có hai loại:
- Triết bối mẫu Bulbus Fritillariae thunbergii là tép dò khô của cấy triết bối mẫu Fritillaria verticillata Willd. Var. thunbergii Miq. (còn có tên khoa học là Fritillaria) thuộc họ hành Liliaceae vì chúng được mọc và sử dụng chủ yếu ở Chiết Giang – Trung Quốc nên mới có tên gọi như vậy. Điểm khác biệt giữa cây này với cây xuyến bối mẫu là lá hẹp hơn, đầu lá cuốn lại nhiều hơn, có 3-4 lá mọc vòng, dài từ 2-3cm, tuy nhiên tép dò của triết bối mẫu có kích thước to hơn so với tép dò của cây xuyên bối mẫu. Cây triết bối mẫu xuất hiện chủ yếu ở tỉnh Triết Giang – Trung Quốc hay còn được gọi là Tượng bối. Hiện nay, dược liệu đã được trồng ở nhiều nơi như Giang Tô, Hồ Nam, Hàng Châu, An Huy và cây bối mẫu cho đến nay vẫn chưa có ở Việt Nam.
- Xuyên bối mẫu Bullus Fritillariae cirrlosac là tép dò khô của cây xuyên bối mẫu Friiillaria roylei Hook thuộc họ hành Liliaceae. Là một loài cây sống lâu năm, cao khoảng chừng 40-60cm, có lá gồm 3 – 6 lá mọc vòng và cuộn lại ở đầu lá. Hoa hình chuông mọc ở kẽ lá, mọc chúc xuống đất với chiều dài 3.5-5cm, mặt ngoài có màu vàng lục nhạt, dọc, mặt trong dọc, có chân nhỏ màu tím và có các đường cắt nhau như lưới. Xuyên bối chủ yếu được sản xuất ở các tỉnh Tây Tạng, Tứ Xuyên, Vân Nam, Thanh Hải, Cam Túc.
Ngoài ra, Xuyên bối mẫu còn tùy vào đặc điểm khác nhau của các loại bối mẫu mà người ta chia dược liệu ra thành 3 loại:
- Tùng bối: Có hình cầu hoặc hình nón, thân hành cao 0.3-0.8cm, đường kính 0.3-0.9cm. Mặt ngoài dược liệu có màu trắng ngà, có 2 vảy, vảy ngoài có kích thước lớn hơn bao trọn ôm lấy vảy trong, còn phần không được bao bọc gọi là “hoài trung bảo nguyệt” vì có hình lưỡi liềm. Đỉnh thân hành kín, hơi nhọn hoặc tù, chồi có 1 – 2 vảy nhỏ, hình cầu, hơi thon, gốc bằng, hơi lõm, ở giữa có chấm tròn màu nâu xám và thỉnh thoảng có vết tích của rễ con để lại. Dược liệu có chất cứng, giòn, có chất bột, vết vẻ có mà trắng, khi nếm có vị hơi đắng.
- Thanh bối: Có hình khối thân hành cao 0.4-1.4cm, đường kính 0.4-1.6cm, mặt ngoài có hai vảy ngoài cùng kích thước bao lấy nhau. Đỉnh mở có 2-3 vảy nhỏ bên trong, các chồi non mảnh mang dấu vết của thân cây hình trụ.
- Lỗ bối: Có hình nón dài, thân hành cao 0.7-2.5cm, đường kính 0.5-2.5cm. Mặt ngoài màu trắng ngà hoặc màu nâu vàng, hơi lốm đốm những đốm nâu, 2 vảy ngoài có cùng kích thước. Phần gốc hơi nhọn hoặc tương đối tù, phần đỉnh mở ra và hơi thon.
Mô tả dược liệu
- Xuyên bối mẫu được sản xuất từ Tứ Xuyên có hình cầu dẹt hoặc hình viên chuỳ, nó được bao bọc bởi 2 phiến lá vảy dày, 2 phiến vảy nhỏ và nó thường dễ bị nhầm lẫn với hạt ý dĩ nên người người không biết sẽ mua nhầm. Nó dày khoảng 2-3 cm với đầu trên lá nhọn, vùng dưới rộng, hai phiến lá bên ngoài hình trứng, mặt trong lõm, mặt ngoài lồi, màu trắng nhẵn, có 2 – 3 phiến cánh trong nhỏ và hẹp, màu vàng nhạt, có chất bột. Còn loại sản xuất ở huyện Tòng Xuyên có dạng bồng con, hình tròn trơn bóng, sạch sẽ, khi ăn có vị hơi ngọt, loại này tương đối tốt nên được gọi là Chân châu Bối mẫu.
- Triết bối mẫu được sản xuất ở Tượng Sơn thuộc tỉnh Triết Giang – Trung Quốc được gọi là Tượng bối mẫu, có hình dạng hơi giống cái bánh bao. Nó được hợp thành bởi 2 phiến lá dày và một vài phiến lá vảy nhỏ bọc bên trong, phiến vảy lớp ngoài có đường kính khoảng 2.5-3cm đến hơn 3cm, mặt ngoài dược liệu có màu trắng phấn. Ở giữa có 2-3 lá vảy nhỏ héo, mặt ngoài màu xám trắng thường có những đốm vàng nhạt, mặt trong màu nâu có bột giòn. Các loại bối mẫu trắng có rất nhiều bột, khô, không bị đen, mốc mọt hoặc nát vụn là loại tốt.
Phân bố, chế biến
Hiện nay, cây bối mẫu được trồng ở nhiều nơi ở Trung Quốc như Giang Tô, Hồ Nam, An Huy, Hàng Châu và đến nay cả hai loại kể trên vẫn chưa xuất hiện ở nước ta mà vẫn phải nhập từ Trung Quốc về.
Người ta thường sử dụng phần thân và và củ của cây để dùng làm thuốc chữa bệnh.
Thời điểm thích hợp để thu hoạch xuyên bối mẫu là vào giữa tháng 8 – 10 hàng năm, vị thuốc xuyên bối mẫu sau khi được đào về đem rửa sạch rồi sấy khô ở nhiệt độ thấp hoặc phơi trong bóng râm. Xuyên bối mẫu được bào chế dựa vào các cách sau:
- Lấy vị thuốc xuyên bối mẫu rút bỏ phần vỏ, sấy khô rồi tán thành bột mịn hoặc tẩm với nước gừng rồi đem sao vàng tán bột, khi dùng hoà nước thuốc thang đã sắc rồi uống (loại này không dùng dạng sắc).
- Lấy xuyên bối mẫu rút bỏ lõi, đem sao với gạo nếp cho đến khi dược liệu ngả sang màu vàng thì sàng bỏ gạo lấy xuyên bối mẫu bảo quản sử dụng dần. Hoặc đem xuyên bối mẫu bỏ lõi, tẩm bối mẫu với nước gừng và sao vàng.
- Thổ bối mẫu là loại củ tròn không nhọn đầu đem rửa sạch, ủ, bào mỏng, phơi khô hoặc tẩm với nước gừng rồi sao vàng (thường dùng sắc với thuốc).
Còn triết bối mẫu được thu hoạch sau khi tiết trời lập hạ, dược liệu triết bối mẫu sau khi thu hoạch về đem rửa sạch, những loại lớn thường tách thành từng tép riêng, bỏ lớp vỏ ngoài rồi cho vôi vào để hút hết chất nhựa và đem phơi nắng hoặc sấy khô còn được gọi là nguyên bảo bối, còn loại nhỏ gọi là châu bối, loại to tốt hơn loại nhỏ.
Tác dụng dược lý – Xuyên bối mẫu có tác dụng gì?
Trong đông y xuyên bối mẫu có tác dụng gì?
Theo đông y, vị thuốc xuyên bối mẫu có vị đắng, ngọt, tính mát nên được quy vào 2 kinh tâm và phế. Vị thuốc xuyên bối mẫu có tác dụng điều trị ho khan, ho có đờm, ho do phế nhiệt, ho lao (không có vi khuẩn), ho đờm có máu, đau rát miệng họng, nhờ vào thành phần có chứa alkaloid, tràng nhạc, bướu cổ, áp xe vú, áp xe phổi, viêm cơ có mủ và sưng hạch,…
Trong y học hiện đại xuyên bối mẫu có tác dụng gì?
- Dược liệu bối mẫu có tác dụng giảm ho, hóa đờm và các saponin của dược liệu xuyên bối mẫu có tác dụng mạnh trong khi các alcaloid của dược liệu chỉ có tác dụng chống long đờm. Ngoài ra, dược liệu xuyên bối mẫu cũng có tác dụng chống co giật, hạ huyết áp và kích thích hưng phấn tử cung cô lập (được thử nghiệm trên thỏ hoặc chuột) và tác dụng hạ áp chủ yếu do friti.
- Vị thuốc triết bối mẫu có khả năng giảm ho, kích thích hưng phấn tử cung, hạ áp, giãn đồng tử. Dịch chiết của triết bối mẫu ở nồng độ thấp làm giãn cơ trơn khí quản, nồng độ cao gây co thắt mà chủ yếu là peimine, nhưng peimine không có tác dụng giảm ho.
- Thông qua các nghiên cứu thực nghiệm, không thể chứng minh được Ô đầu phản bối mẫu.
- Độc tính: Đối với liều LD50 của của thuốc xuyên bối mẫu đối với chuột là 40mg/kg. Đối với liều LD50 của triết bối mẫu (peimine và peiminine tiêm tĩnh mạch) trên súc vật thí nghiệm là 9 mg/kg. Các triệu chứng nhiễm độc là giãn đồng tử, giảm hô hấp, run giật và hôn mê.
Những bài thuốc chữa bệnh từ xuyên bối mẫu
Chữa viêm phế quản – Xuyên bối mẫu có tác dụng gì?
Lấy 12g bối mẫu, 12g tri mẫu cùng với 3 lát gừng tươi đem sắc lấy nước uống nhằm bổ phế, hạ sốt, long đờm.
Hoặc lấy 4g bối mẫu, 4g cam thảo, 6g cát cánh, 8g bạch thược, 8g mạch môn, 8g đương quy, 12g thục địa, 12g huyền sâm, 12g bách hợp và 12g sinh địa, đem các dược liệu sắc lấy nước uống đối với bệnh nhân bị suy nhược cơ thể trong thời gian dài do phế âm hư. Trong trường hợp có ho ra máu thì có thể cho thêm 8g a giao và 8g bạch cập.
Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng
Lấy 8g xuyên bối mẫu, 8g trạch tả, 8g hoàng liên, 8g thanh bì, 8g chi tử, 12g bạch thược, 6g trần bì và 4g ngô thù du đem sắc lấy nước uống.
Chữa viêm tuyến vú – Xuyên bối mẫu có tác dụng gì?
Lấy 10g xuyên bối mẫu, 10g lộc giác, 10g thiên hoa phấn, 10g đương quy, 10g liên kiều, 6g thanh bì cùng với 15g bồ công anh đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 2 – 3 lần.
Chữa ho, nhuận phế
Lấy 12g xuyên bối mẫu, 12g tử uyển, 12g mạch môn đông và 8g hạnh nhân đem sắc với nước hoặc tán thành bột mịn uống cùng với nước ấm mỗi ngày.
Một số món ăn chữa bệnh từ xuyên bối mẫu
Cháo bối mẫu
Lấy 10g xuyên bối mẫu tán thành bột mịn, 50g gạo tẻ nấu cháo rồi cho đường phèn vừa đủ vào khuấy cho tan đều. Tiếp đó cho bột xuyên bối mẫu vào đun trên lửa nhỏ cho đến khi sôi lăn tăn, khuấy đều rồi tắt bếp, ăn 2 lần vào bữa sáng và tối, ăn khi còn nóng. Món ăn này thích hợp với những người bị khí phế thũng, viêm phế quản cấp và mạn tính.
Lê hấp đường phèn cùng bối mẫu
Lấy 1 quả lê to, 3g bột xuyên bối mẫu cùng với 6g đường phèn, Đem lê gọt bỏ vỏ, tách bỏ hạt rồi đem các dược liệu hầm chín là ăn được. Món ăn này phù hợp với những trường hợp bị ho gà, ho do dị ứng, lao phổi ho khan, viêm họng, viêm phế quản ho ít đờm.
Xuyên bối hạnh nhân ẩm
Lấy 6g xuyên bối mẫu cùng với 3g hạnh nhân, đem cả 2 dược liệu giã vụn rồi trộn đều nấu với nước trong 40 phút, chia nước thuốc làm 2 lần uống hết trong ngày, uống khi thuốc nguội. Phương pháp này áp dụng cho trẻ bị viêm phế quản ho lâu ngày, ho thành cơn mệt mỏi, đêm ho nhiều đờm hơn ban ngày.
Bài cùng chuyên mục: