Thỏ ty tử có tác dụng gì?

Thỏ ty tử có tác dụng gì?  là tên gọi của hạt sấy khô từ dây tơ hồng và có mặt trong nhiều đơn thuốc chữa bệnh. Trong đông y, thỏ ty tử có tác dụng chữa một số bệnh về xương khớp, hỗ trợ chức năng gan, thận và đặc biệt là điều trị yếu sinh lý ở nam giới. Vậy thỏ ty tử là gì? Thỏ ty tử có tác dụng gì? Và để hiểu rõ hơn về công dụng của thỏ ty tử, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.

Thỏ ty tử là gì?

Thỏ ty tử có tác dụng gì? Đây là vấn đề khiến nhiều người thắc mắc vì không biết thỏ ty tử chữa được bệnh nào thì ta hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm của thỏ ty tử trước nhé.

Hình ảnh thỏ ty tử

Thỏ ty tử có tác dụng gì?
Thỏ ty tử có tác dụng gì?

Thỏ ty tử thuộc họ bìm bìm Convolvulaceae có tên khoa học là Cuscuta hygrophilae Pears. Bên cạnh đó, thỏ ty tử còn có nhiều tên gọi khác nhau như thỏ ty thực, cây tơ hồng, hạt cây tơ hồng, đậu ký sinh, kim cô, xích cương, ngọc nữ, thỏ lư, thỏ lũ, thỏ lũy, ô ma, nghinh dương tử, đường mông,…

  • Dây tơ hồng là loại thân dây leo có nhiều nhánh, thân có màu vàng nhạt hoặc màu nâu nhạt, ở thân có rễ bám vào cây ký sinh để hút chất dinh dưỡng của cây đó.
  • Các lá trở thành vảy ở các đốt mắt ở thân.
  • Hoa tơ hồng không có cuống, có hình cầu, màu trắng nhạt, mọc thành chùm từ 10 – 20 hoa.
  • Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa 2-4 hạt, đỉnh dẹt, có kẽ nứt, dài khoảng 2mm.
  • Dược liệu thỏ ty tử có hình tròn, vỏ màu nâu đỏ hoặc màu vàng nâu, hơi sần sùi, đường kính dưới 0,1cm.
  • Nếu soi dược liệu dưới kính lúp bạn sẽ thấy những vân nhăn nhỏ với có đốm trắng ở một đầu. Thỏ ty tử khi đun với nước, hạt sẽ tự bong ra để lộ phần lõi màu trắng.

Khu vực phân bố

Dây tơ hồng được phân bố rộng rãi ở Đông Á, đến tận Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia.

Ở nước ta, cây tơ hồng mọc khắp nơi trên đất nước, nhưng mọc nhiều chủ yếu ở khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ và dân ta ít dùng hạt, thường hái cả cây đem phơi khô. Tuy nhiên, thỏ ty tử chủ yếu vẫn được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Thu hái, chế biến – Thỏ ty tử có tác dụng gì?

Cây tơ hồng thường nở hoa vào mùa hè và quả chín vào mùa thu để có chất lượng tốt nhất. Vì vậy, mùa thu là thời điểm thu hoạch thỏ ty tử, vào tháng 8 đến tháng 10 dương lịch. Khi thu hoạch, cắt cả dây, đem phơi khô, đập lấy hạt và sàng lọc lấy những hạt chắc mẩy, màu vàng xám, không ị lẫn tạp chất là loại tốt.

Cách bào chế dược liệu thỏ ty tử:

  • Cách 1: Đem hạt rửa sạch, phơi nắng cho khô rồi tẩm với nước muối loãng đem sao vàng để dùng dần.
  • Cách 2: Ngoài ra, bạn có thể bào chế dưới dạng bánh, bằng cách đem dược liệu đun với nước cho đến khi hạt nở ra như cháo thì vớt ra, tán nhuyễn rồi nặn thành bánh và đem phơi nắng cho khô.
  • Cách 3: Cho bột mì và rượu nếp vào nhào thành bánh cùng với thỏ ty tử, cắt thành từng miếng, đem phơi nắng cho khô.

Ngoài ra, thỏ ty tử có thể ngâm rượu để bảo quản dược liệu được lâu hơn.

Thành phần hóa học 

Thành phần hóa học chính trong thỏ ty tử glycoside, vitamin A, lutein, quercetin, astragalinm, carotenoid, lecithin, hyperin,…

Tác dụng dược lý – Thỏ ty tử có tác dụng gì?

Trong đông thỏ ty tử có tác dụng gì?

Theo đông y, vị thuốc thỏ ty tử có vị cay, hơi ngọt, tính ấm nên được quy vào 3 kinh can, thận và tỳ. Vị thuốc thỏ ty tử có tác dụng chữa đau lưng, mỏi gối, thận hư, liệt dương, di tinh, bổ thận, tráng dương, tiêu chảy lâu ngày, tiểu nhiều, hạ huyết áp, sáng mắt, tăng tuổi thọ,…

Trong y học hiện đại thỏ ty tử có tác dụng gì?

Tác động đến hệ thống sinh sản

Trong các nghiên cứu thử nghiệm, các flavonoid trong thỏ ty tử ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản và nội tiết của chuột đực. Vị thuốc này làm tăng trọng lượng của tinh hoàn, tuyến yên và mào tinh ở chuột. Nó cũng kích thích sự tiết hormone testosterone và LH, đây là bằng chứng đầu tiên về hiệu quả của dược liệu thỏ ty tử.

kích thích miễn dịch

Trong mô hình chuột thiếu protein, chiết xuất thỏ ty tử làm tăng tỷ lệ trọng lượng trên lá lách và làm tăng hàm lượng protein và albumin toàn phần trong huyết thanh.

Tác dụng kháng viêm

Dịch chiết từ thỏ ty tử có tác dụng ức chế các chất trung gian gây viêm và làm giảm sản xuất TNF-α, IL-1β và IL-6. Đây là những kết quả cho thấy chiết xuất từ dược liệu này có khả năng ức chế các phản ứng viêm.

Tác dụng đối với carcinom da và nhú da

Khi nghiên cứu tác dụng của dịch chiết từ dược liệu thỏ ty tử, những con chuột được cho uống 3 lần/ngày và theo dõi trong 252 ngày. Kết quả cho thấy thuốc làm chậm sự xuất hiện và phát triển của u nhú. Từ đó, tỷ lệ chuột mắc ung thư giảm xuống và điều này cho thấy khả năng ngăn ngừa khối u của thỏ ty tử.

Tác dụng hạ huyết áp

Nhiều thí nghiệm cho thấy dịch chiết thỏ ty tử có tác dụng tăng sức co bóp của tim, kích thích cổ tử cung và hạ huyết áp.

Tác dụng với đục thủy tinh thể

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nước sắc từ dược liệu thỏ ty tử có tác dụng tốt trong trường hợp mắt có màng do đục thủy tinh thể.

Bảo vệ gan

Theo nghiên cứu cho thấy, khi cho chuột uống nước sắc thỏ ty tử có tác dụng phòng trị tứ khí hóa than dẫn đến tổn thương glucose.

Đối tượng sử dụng thở ty tử

Thỏ ty tử là một loại dược liệu quý với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng dược liệu này.

Theo các chuyên gia, dược liệu này phù hợp với những đối tượng sau:

  • Người muốn tăng cường sinh lý ở nam giới, bị xuất tinh sớm, liệt dương, suy giảm sinh lý, rối loạn cương dương và các bệnh sinh lý khác.
  • Thỏ ty tử thích hợp dùng cho người chân tay lạnh, đau lưng, mỏi gối.
  • Người bị suy giảm chức năng thận.
  • Phụ nữ có tiền sử sinh non.
  • Người bị ung thư vì thỏ ty tử có khả năng làm ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Những bài thuốc chữa bệnh từ thỏ ty tử

Chữa suy nhược cơ thể

Lấy 30g thỏ ty tử, 30g hà thủ ô, 30g thục địa, 30g ba kích, 15g hạn liên thảo, 15g sơn thù, 15g thiên môn, 15g nhục thung dung và 15g kỷ tử. Đem các dược liệu sắc với lượng nước vừa đủ, đun đến khi nước sôi thì chắt lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 thang và kiên trì dùng sẽ thấy hiệu quả.

Giúp sáng mắt, bổ gan

Lấy thỏ ty tử, xa tiền tử và thục địa mỗi loại dược liệu 15g. Đem các dược liệu tán thành bột mịn, trộn với mật vo thành viên hoàn, mỗi lần dùng 15g, mỗi ngày chia làm 2 lần uống trong ngày sáng và tối, có thể uống kết hợp với một ít rượu ấm để tăng hiệu quả. Phù hợp với những người đang mắc các vấn đề về thận yếu, thị lực, mắt mờ,…

Chữa yếu sinh lý nam – Thỏ ty tử có tác dụng gì?

Bài thuốc 1

Lấy 320g thỏ ty tử và 80g phụ tử chế, đem tán thành bột mịn trộn với hồ, rượu rồi vo thành viên hoàn to cỡ hạt bắp, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 50 viên. Bài thuốc này giúp giảm đau lưng, bổ thận tráng dương đạo, trợ tinh thần, mỏi gối.

Trong trường hợp muốn bổ thận, lấy 12g thỏ ty tử , 12g câu kỷ tử, 8g phúc bồn tử và 4g xa tiền tử. Đem các dược liệu tán thành bột mịn, trộn với mật vo thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 8g.

Bài thuốc 2

Lấy 40g thỏ ty tử, 40g tế tân, 40g trạch tả, 40g ngũ vị tử, 60g hoài sơn, 80g thục địa và 80g sung úy tử. Đem tất cả dược liệu tán mịn trộn với mật vo thành viên hoàn, mỗi lần uống 8g với nước ấm, ngày uống 2 lần. Bài thuốc này chữa di tinh, thận hư, liệt dương, đau lưng, đi tiểu nhiều.

Hoặc có thể áp dụng bài thuốc chữa di tinh bằng cách lấy 12g thỏ ty tử, 10g cao ban long, 10g thục địa, 8g phụ tử chế, 8g câu kỷ tử, 8g hoài sơn, 8g đỗ trọng, 8g đương quy, 6g sơn thù và 4g nhục quế. Đem các dược liệu tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 10 – 20g bột thuốc.

Bài thuốc 3

Lấy 32g thỏ ty tử, 32g lộc giác giao, 32g bá tử nhân, 32g thục địa, 16g phục thần và 16g bổ cốt chi. Đem các dược liệu bào chế dạng viên hoàn, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 8g và uống kèm với nước ấm.

Cách dùng làm món ăn

Chuẩn bị gồm 12 gam thỏ ty tử đã bào chế với rượu rồi đem xay thành bột. Đập trứng vào bột dược liệu khuấy đều và chiên. Món ăn này thích hợp cho những người thị lực kém, mắt mờ.

Cách pha trà – Thỏ ty tử có tác dụng gì?

Lấy 12 gam thỏ ty tử, sắc lấy nước rồi cho thêm chút đường phèn, uống như trà mỗi ngày. Trà thỏ ty tử có tác dụng chữa tiêu khát, bệnh tiểu đường.

Kiêng kỵ

Trước đây muốn dùng vị thuốc thỏ ty tử để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể, cần lưu ý một số điều sau:

  • Không dùng kết hợp với thịt thỏ.
  • Không dùng cho những người thận có hỏa
  • Người bị táo bón nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang bị băng huyết không nên dùng thỏ ty tử.
  • Những ai bị dị ứng với rượu nên cân nhắc trước khi sử dụng thuốc ngâm rượu từ dược liệu.

3 thoughts on “Thỏ ty tử có tác dụng gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ