Dược liệu thăng ma có nguồn gốc từ Trung Quốc và được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền với công dụng điều trị lở loét miệng, viêm họng, dạ dày nóng, mụn nhọt sưng đau, phòng ngừa bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị sa sinh dục, rong kinh,… Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người thắc mắc không biết thăng ma là gì? Thăng ma có tác dụng gì? Để hiểu rõ hơn về công dụng của thăng ma, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.
Thăng ma có tác dụng gì?
Thăng ma thuộc họ hoàng liên/mao lương có tên khoa học là Cimicifuga foetida. Bên cạnh đó, cây thăng ma còn được gọi với nhiều tên gọi khác như châu ma, tây thăng ma, bắc thăng ma, châu thăng ma, kê cốt thăng ma, quỷ kiếm thăng ma,…
Hình ảnh cây thăng ma
Cây thăng ma là loại cây thân thảo sống lâu năm, cao trung bình từ 1 – 1,3m. Thân cây mọc thẳng đứng, phân thành nhiều cành, thân nhẵn và có ít lông mềm. Lá mọc so le nhau thuộc dạng lá kép lông chim, có khía nhỏ, lá chét có hình mác hoặc hình trứng, mép lá có răng cưa và đầu lá nhọn.
Hoa mọc ở đầu cành có hình chùm thuôn dài, trục hoa mang nhiều hoa màu trắng mảnh, có cuống.
Dược liệu có phần củ rễ dài, phân thành nhiều nhánh thành đốt, đốt dài khoảng 20-30cm, đường kính củ khoảng 16-33mm. Mặt ngoài củ có màu nâu đen, bề mặt sần sùi, có nhiều vân hoa như màng võng, xung quanh có để lại rễ nhỏ, cạnh dưới lồi lõm, có vết của rễ tơ. Rễ nhẹ nhưng cứng chắc, khó bẻ gãy, phần gãy không thẳng có tính chất sợi, có màu trắng vàng hoặc màu xanh vàng. Dược liệu có vị đắng nhưng hơi chát và không có mùi.
Khu vực phân bố
Theo nhiều tài liệu ghi chép lại cho thấy, dược liệu thăng ma có nguồn gốc từ Trung Quốc và được phân bố ở các vùng núi Đông Bắc, Tứ Xuyên, Thiểm Tây.
Ở Việt Nam, cây thăng ma đã được di thực qua trong nhiều năm và được tìm thấy ở một vài nơi trên vùng núi cao phía Bắc.
Trong những năm gần đây, nhiều người sau khi hiểu rõ công dụng của dược liệu đã tìm kiếm đến vị thuốc thăng ma. Loại thảo dược này đã được nuôi trồng và phát triển thành công tại nhiều trung tâm, vùng dược liệu sạch nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Thu hái, chế biến
Thân và rễ của cây thuốc thăng ma được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Thông thường, rễ dược liệu sẽ được thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu. Khi thu hoạch, người ta thường đào lấy thân rễ sau đó đem loại bỏ hết các thân mầm và tạp chất, người dùng đem rửa sạch rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô.
Ngoài ra, người dùng có thể ngâm trong nước 1 tiếng, sau đó cho dược liệu vào nồi hoặc chậu kín đậy nắp qua 1 đêm. Sau đó vớt dược liệu ra, cắt thành từng lát mỏng, tẩm với mật ong rồi đem phơi hoặc sao vàng để dùng dần.
Việc bảo quản dược liệu rất quan trọng, dược liệu thăng ma sau khi bào chế xong cần bảo quản trong túi kín hoặc lọ có nắp đậy, đặt nơi khô ráo tránh ánh nắng mặt trời để tránh ẩm mốc làm giảm dược tính của dược liệu.
Cách phân biệt thăng ma thật giả
Trên thị trường, thăng ma là một trong những dược liệu thường xuyên gặp vấn đề về chất lượng dược tính dược liệu. Người dùng có thể dựa vào đặc điểm hình thái, cảm quan để kiểm tra độ đúng sơ bộ của dược liệu. Dưới đây là một số đặc điểm mà người dùng có thể bước đầu nhận biết được thảo dược thăng ma thật và giả để tránh bị nhầm lẫn.
Thăng ma thật: Mặt ngoài có màu nâu hoặc nâu đen, mặt trong có vân mạng dạng lưới. Có chất cứng, nhẹ, khó bẻ gãy, vết đứt gãy không phẳng, có dạng sợi, màu vàng nhạt hoặc màu vàng lục.
Thăng ma giả: Mặt ngoài có màu nâu hoặc nâu đen, không có họa tiết dạng lưới ở bên trong, bề mặt gãy nhẵn và không có lông tơ.
Tác dụng dược lý – Thăng ma có tác dụng gì?
Trong đông y thăng ma có tác dụng gì?
Theo đông y, dược liệu thăng ma có vị đắng, ngọt, có tính hơi hàn, không độc nên được quy vào các kinh tỳ, vị, phế và đại trường. Thăng ma có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, chữa viêm amidan mạn tính, viêm tai giữa mạn tính, viêm phế quản, quai bị, đau bụng do trúng độc, đau thấp khớp, đau dây thần kinh, sa dạ con, lòi dom, băng huyết, huyết trắng, phù thũng, làm ra mồ hôi,…
Trong y học hiện đại thăng ma có tác dụng gì?
Hạ đường huyết
Hoạt chất isoferulic axit có chiết xuất từ rễ thăng ma có hoạt tính chống tăng đường huyết in vivo.
Theo thí nghiệm trên chuột cống bị bệnh tiểu đường tự phát cho thấy axit Isoferulic có tác dụng hạ đường huyết, tương tự như bệnh tiểu đường loại 1.
Điều trị hỗ trợ sa sinh dục
Đã có nghiên cứu về hiệu quả của việc sử dụng thảo dược chữa sa sinh dục. Dược liệu gồm có Thăng ma và 3 vị thuốc khác dùng để chữa sa sinh dục nữ kết hợp với thuốc đặt tại chỗ.
Chống co thắt hỗng tràng
Theo những thí nghiệm trên chuột lang, hoạt chất visamminol và visnagin từ vị thuốc thăng ma có tác dụng chống co thắt ở hỗng tràng cô lập, đạt khoảng 10-30% tác dụng của papaverin hydrochlorid.
Ngăn ngừa tổn thương gan – Thăng ma có tác dụng gì?
Theo các xét nghiệm sinh hóa và mô học, cumigenol 3-O-D-xylopyronoside cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tổn thương gan.
Giảm mức cholesterol và triglycerid trong máu
Thí nghiệm ở chuột bị tăng lipid máu do cholesterol và vitamin D gây ra, việc uống cyclolanan triterpen chiết xuất từ dược liệu thăng ma làm giảm mức cholesterol và triglycerid trong máu.
Bên cạnh đó, dược liệu thăng ma còn có khả năng ức chế tim làm chậm nhịp tim, ức chế ruột và tử cung cô lập có thai nhưng lại gây hưng phấn bàng quang, tử cung không có thai và hạ huyết áp.
Và dược liệu thăng ma có tác dụng hạ nhiệt, giải độc, chống viêm, chống co giật và giảm đau.
Những bài thuốc chữa bệnh từ thăng ma
Chữa nóng dạ dày, đau chân răng
Lấy 4g thăng ma, 2g sơn bì, 1g sinh địa, 1g hoàng liên và 1g quy thân. Đem các dược liệu rửa sạch rồi để ráo rồi đem sắc với nước lọc. Đun thuốc khoảng 15 – 20 phút, tiếp đó đun trên lửa nhỏ để các dưỡng chất từ dược liệu ngấm vào nước thuốc. Chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang.
Chữa trực tràng, tử cung, dạ dày bị sa và tiêu chảy kéo dài
Lấy 4 – 6g thăng ma, 6 – 10g sài hồ, 4g cam thảo, 6g trần bì, 12g bạch truật, 12g đương quy và 20g hoàng kỳ, đem sắc lấy nước uống.
Điều trị viêm gan virus cấp tính
Lấy thăng ma, thạch hộc, huyền sâm, hoàng liên, đan sâm mỗi loại dược liệu 12g; Đan bì, sừng trâu, chi tử mỗi loại dược liệu 16g; 24g sinh địa và 40g nhân trần, đem sắc uống hết trong ngày.
Chữa quai bị
Lấy thăng ma, cát cánh, thiên hoa phấn, cát căn, liên kiều, hoàng cầm mỗi loại dược liệu 8g; Sài hồ, cam thảo mỗi loại dược liệu 6g; 12g cát căn, 12g ngưu bàng và 16g thạch cao, đem các dược liệu sắc lấy nước thuốc uống.
Chữa cấm khẩu lỵ
Lấy 4g thăng ma sao với giấm, 30 hạt liên nhục đã bỏ tim sen sao cháy vàng và 12g nhân sâm. Đem các dược liệu sắc với 1 chén nước, đến khi nước sắc lại còn nửa chén thì ngưng. Hoặc có thể đem các dược liệu tán thành bột mịn, sau đó trộn thêm mật vo thành viên hoàn, mỗi lần dùng 16g.
Chữa thương hàn – Thăng ma có tác dụng gì?
Lấy thăng ma, độc tất, thường sơn mỗi loại dược liệu 40g đem tán thanh bột mịn. Khi dùng lấy 16g bột thuốc sắc với nước, nên uống lúc bụng đói, nếu bị ói nên uống lại ngay.
Chữa khối u trong vú, vú sưng ở phụ nữ
Lấy 8g thăng ma, 8g thanh bì đều, 8g cam thảo tiết và 12g qua nhân lâu, đem sắc lấy nước uống trong ngày và uống khi thuốc còn nóng.
Chữa tiểu gắt, tiểu són
Lấy 12g thăng ma, 12g hoài sơn, 12g khiếm thực, 12g sơn thù, 12g bạch truật, 12g sài hồ, 12g hoàng kỳ, 16g đẳng sâm, 8g đương quy, 8g tang phiêu diêu, 6g trần bì và 4g cam thảo bắc, đem sắc lấy nước uống.
Chữa đau họng, nôn ra máu, mặt đỏ
Lấy 80g thăng ma, 80g cam thảo, 80g đương quy, 40g thục tiêu, 20g hùng hoàng và miết giáp loại miếng to bằng bàn tay, đem sắc lấy nước uống đến khi ra hết mồ hôi sẽ khỏi.
Lưu ý khi sử dụng thăng ma
Những người không nên sử dụng thăng ma gồm:
- Người bị âm hư hỏa vượng
- Người bị chảy máu cam
- Người bị thổ huyết
- Người bị ho có đờm
- Bị nôn mửa
- Bị suy thận
- Mắc bệnh thương hàn mới phát sốt ở các thái dương
- Bị bệnh hen suyễn.
Cần phân biệt dược liệu với cây thăng ma thuộc họ Cúc. Hai dược liệu này có dược tính khác nhau, người bệnh cần biết đặc điểm nhận biết để phân biệt.
Loại dược liệu này có nhiều dược tính vì vậy người dùng cần sử dụng đúng liều lượng để tránh và hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Mình cần tư vấn gia công thực phẩm chức năng
Tư vấn cho tôi nhé