Cây đùm đũm có tác dụng gì? Những bài thuốc chữa bệnh từ cây đùm đũm

Cây đùm đũm hay còn được gọi là cây mâm xôi hoặc cây ngấy hương là dược liệu quý trong đông y được sử dụng làm thuốc. Toàn bộ các bộ phận của cây đùm đũm đều có tác dụng chữa một số bệnh về tim, gan, đường huyết, giảm tình trạng phù thũng, hỗ trợ tiêu hoá,… Vậy cây đùm đũm là cây gì? Cây đùm đũm có tác dụng gì? Cây đùm đũm chữa bệnh gì? Để biết chi tiết hơn về tác dụng của cây đùm đũm, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.

Cây đùm đũm là cây gì?

Cây đùm đũm thuộc họ hoa hồng Rosaceae có tên khoa học là Rubus alceaefolius Poir. Bên cạnh đó, cây đùm đũm còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như cây mâm xôi, cây ngấy, cây ngấy hương, cây phúc bồn tử, đũm hương, ngũ gia bì hương,…

Hình ảnh cây đùm đũm

Cây đùm đũm có tác dụng gì?
Cây đùm đũm có tác dụng gì?

Cây đùm đũm là loại cây bụi nhỏ, thường sống bám trên các cây loại cây khác hoặc hàng rào, cả phần thân và cành non đều có lông và có gai cong nhọn, cành mọc vươn dài.

Lá đơn, mọc so le nhau có hình bầu dục, hình trứng hoặc gần tròn, chia thành nhiều thuỳ nông không đều, gồm 5 lá chét. Phiến lá gần ngọn thường có 3 lá chét với phần gốc thuôn, phần đầu nhọn và mép lá có răng cưa. Mặt trên lá có màu lục sẫm phủ lông lởm chởm, gân chân vịt, mặt dưới có nhiều lông mềm, mịn màu trắng ngà hoặc màu vàng xỉn. Cuống lá dài 3 – 6cm, có lông, gai nhỏ và lá kèm sớm rụng.

Lá kép, chân vịt, mọc so le, gồm 5 lá chét. Các lá gần đỉnh thường có 3 lá chét, hình mác, thuôn ở gốc, nhọn ở đầu, mép có răng cưa. Mặt dưới lá có nhiều lông mịn màu trắng ngà hoặc vàng sẫm. Cuống lá dài 3-6cm, có lông và nhỏ có gai, các lá liên kết hình bầu dục.

Hoa thường mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chùm ngắn, hoa có màu trắng, đài hoa có 5 răng nhỏ, mép và mặt trong có lông. Đài hoa có 5 cánh hoa mỏng hình cầu, ngắn hơn đài hoa, nhị rất nhiều xếp thành từng lớp, chỉ nhị dẹt, nhiều lá noãn.

Quả kép có hình cầu hoặc hình trứng, với đài tồn tại, bên trong gồm nhiều quả hạch con, khi chín quả có màu đỏ hoặc đen nhạt và có thể ăn được. Cây đùm đũm thường ra hoa vào khoảng tháng 2 – 3 và mùa quả vào khoảng tháng 5 – 7 hàng năm.

Khu vực phân bố, thu hái

Cây đùm đũm ưa sáng, ưa ẩm mọc tập trung chủ yếu ở Việt Nam, mọc rải rác ở Campuchia, Lào và đôi khi chúng còn xuất hiện ở biên giới Việt Trung.

Ở nước ta, cây đùm đũm thường mọc hoang ở các khu vực vùng rừng núi thấp dưới 1000m, vùng trung du hoặc thậm chí là vùng đồng bằng.

Cây đùm đũm thuộc thực vật có thể thích nghi đa dạng trên các loại đất, mọc ở nương rẫy hoặc ven rừng hoặc được trồng làm hàng rào ở nương rẫy vì chúng có gai. Cây có khả năng sinh trưởng và phát triển gần như quanh năm, dù bị chặt phá nhưng vẫn có khả năng tái sinh bàng chồi mạnh mẽ. Quả đùm đũm chín thường là thức ăn của các loài chim hoặc các loài động vật gậm nhắm, sau đó chúng sẽ theo phân của các loài động vật này mà phát tán đi khắp nơi.

Người ta thường sử dụng phần cành, lá, quả đum đũm để làm thuốc chữa bệnh. Quả sau khi thu hái về có thể ăn trực tiếp, còn lá và cành thì đem về cắt thành từng khúc rồi đem phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hoá học

Quả đùm đũm có chứa vitamin C, fructoz, pectin, acid ellagic và các acid hữu cơ khác, vì vậy quả đùm đũa phải bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng lâu dài.

Lá đùm đũm có chữa tanin, ellagic, acid ellagic, flavonoid và fragarin.

Tác dụng dược lý – Cây đùm đũm có tác dụng gì?

Trong đông y cây đùm đũm có tác dụng gì?

Theo đông y, cây đùm đũm có vị chua, hơi ngọt, có mùi thơm nhẹ, tính bình nên được quy vào 2 kinh tỳ và thận. Lá cây đùm đũm có vị se có tác dụng tiêu viêm, hoạt huyết, tán ứ, thanh nhiệt. Cành lá già đem phơi khô, nấu lấy nước uống thay nước trà giúp dễ tiêu hoá.

Quả có vị ngọt nhạt, tính bình có tác dụng bổ can thận, tăng cường sức khoẻ, giữ tinh khí, giúp cương dương, tinh yếu, liệt dương, đau thận hư, tiểu són, tiểu không tự chủ, di tinh, hoạt tinh, liệt dương.

Trong y học hiện đại cây đùm đũm có tác dụng gì?

Chống oxy hóa: Trong quả đùm đũm có chứa chất chống oxy hóa như vitamin C, flavonoid và axit ellagic. Trong đó, axit ellagic có khả năng chống oxy hóa tương đương với vitamin E, nên ăn quả phúc bồn tử để chống lão hóa, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư.

Bệnh tiết niệu: Từ xa xưa, quả đùm đũm đã được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng các thử nghiệm khác lại không cho thấy đặc tính kháng khuẩn của dịch quả. Cũng có báo cáo cho rằng nước sắc lá và rễ có thể dùng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu do E.coli.

Cải thiện hoạt động tình dục: Dựa trên các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng các cơ quan sinh dục bị suy yếu do thiếu kẽm. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, hàm lượng kẽm trong quả phúc bồn tử rất cao được cơ thể hấp thụ rất tốt. Kẽm là một chất dinh dưỡng quan trọng cho tình dục, nó kiểm soát lượng testosterone, giúp nam giới hưng phấn nhanh chóng và tăng cường sức mạnh của tinh trùng. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng bạn nên ăn một ít quả đùm đũm trước khi quan hệ tình dục vì loại trái cây này cũng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp lưu thông máu tốt hơn đến cơ quan sinh sản.

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây đùm đũm

Chữa sưng tinh hoàn do biến chứng của bệnh quai bị

Lấy 30g rễ cây đùm đũm, 20g bạch truật, 16g lệ chi hạch, 16g kinh giới, 12g ngũ gia bì, 12g cẩu tích, 12g thăng ma, 10g xa tiền tử, 10g đỗ trọng, 10g quế chi, 10g bạch linh, 10g thiên niên kiện và 10g trần bì. Đem các dược liệu sắc với 1400ml nước, đến khi nước cạn còn 200ml thì chắt lấy nước rồi lại tiếp tục cho vào 1000ml nước nữa và sắc lấy 150ml nước thuốc, hoà chung nước thuốc 2 lần sắc với nhau, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chữa kém ăn, dạ dày hư nhược, đại tiện lỏng

Lấy 30g cây đùm đũm, 20g hoài sơn sao, 16g đương quy, 16g bạch truật sao hoàng thổ, 12g hà thủ ô, 12g cao lương khương, 10g cam thảo và 10g trần bì, đem sắc lấy nước uống.

Chữa giảm thị lực, đau mắt đỏ – Cây đùm đũm có tác dụng gì?

Lấy 30g cây mâm xôi cùng với 20g lá hoè đã được đồ chín phơi khô, đem sắc lấy nước uống trong ngày, giúp phục hồi thị lực, mắt tinh nhanh và khoẻ hơn.

Nhưng lưu ý khi sử dụng cây đùm đũm

  • Để sử dụng vị thuốc đùm đũm an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, nhà thuốc đông y uy tín trước khi sử dụng. Một số loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc dược liệu khác mà bạn đang dùng có thể gây ra các tương tác không mong muốn với loại dược liệu này.
  • Trong quá trình sử dụng đùm đũm, nếu thấy có những biểu hiện bất thường nào cần ngưng sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý.
  • Hiện vẫn chưa có đầy đủ thông tin về việc sử dụng cây đùm đũm trong thời kỳ mang thai và cho con bú, vậy nên cần tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi dùng cây đùm đũm.
  • Có rất nhiều loại dược liệu đùm đũm trên thị trường, vì vậy việc lựa chọn dược liệu cần cẩn thận, để không ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

2 thoughts on “Cây đùm đũm có tác dụng gì? Những bài thuốc chữa bệnh từ cây đùm đũm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ