Cao lương khương có tác dụng gì? Củ riềng chữa bệnh gì?

Cao lương khương hay củ riềng là loại gia vị quen thuộc, ngoài ra còn dùng để chữa đau bụng, trướng bụng, viêm loét dạ dày, biếng ăn…Vậy cao lương khương có tác dụng gì, lương khương là gì? Mời bạn cùng Life Gift tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!

Lương khương là gì?

Lương khương hay cao lương khương là thân rễ của cây riềng có tên khoa học là Alpinia offcinarum Hace thuộc họ Gừng Zingberaceae. Chính vì vậy cao lương khương còn được biết đến với tên gọi củ riềng hoặc riềng ấm.

Cao lương khương có tác dụng gì?
Cao lương khương có tác dụng gì?

Đây là một loại cây thân thảo cao khoảng 1 – 2 m, rễ cây hình trụ, đường kính cỡ 2 cm, màu đỏ nâu phủ nhiều vẩy mọc bò ngang, chia thành nhiều đốt không đồng đều.

Lá lương khương màu hình mũi mác với hai đầu nhọn, dài khoảng 40 cm và rộng tới 2 cm, bẹ lá dạng vẩy, lưỡi bẹ có vảy nhọn, không cuống.

Hoa mọc sít nhau thành từng cụm hình chùy, mọc ở ngọn, hướng thẳng có lông mềm dài khoảng 10 cm. Hoa có lá bắc nhỏ đính trên những gờ nổi ngắn.

Quả cao lương khương hình cầu, bao quanh có lông, mùa hoa vào khoảng từ đầu tháng 11 cho đến đầu tháng 1.

Khu vực phân bố

  • Củ riềng phân bố rộng rãi ở các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma,Việt Nam.
  • Tại nước ta, cao lương khương mọc rải rác ở các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến – Cao lương khương có tác dụng gì?

  • Bộ phận được sử dụng làm thuốc của cao lương khương là thân rễ vì nó chứa nhiều thành phần hóa học cho tác dụng dược lý.
  • Khi thu hái cần chọn thời điểm vào giữa tháng 2 đến tháng 3, lấy phần rễ củ.
  • Đem rửa sạch phần rễ rồi cắt thành từng đoạn dài 4 đến 6 cm và phơi khô. Khi dùng thì ngâm mềm, xắt lát, sao qua trên bếp trước khi dùng.

Thành phần hóa học

Rễ cao lương khương được sử dụng làm thuốc bởi nó có chứa phần lớn lượng tinh dầu và một số chất có tác dụng dược lý như:

  • Methyl cinnamate.
  • Cineol.
  • Eugenol.
  • Pinene.
  • Cadimene.
  • Quercetin.
  • Galangol.
  • Flavonoid.

Cao lương khương có tác dụng gì?

Theo y học hiện đại cao lương khương có tác dụng gì?

  • Kháng khuẩn: nước sắc cao lương khương in vitro được nghiên cứu là có tác dụng ức chế sự phát triển của trực khẩu, liên cầu khuẩn, song cầu khuẩn viêm phổi, tụ cầu vàng…
  • Kích thích tiêu hóa: nước sắc dược liệu được thử nghiệm trên súc vật có tác dụng hưng phấn ruột ở nồng độ thấp, ức chế sự tiêu hóa ở nồng độ cao.

Theo y học cổ truyền cao lương khương có tác dụng gì?

Cao lương khương vị cay tính ấm, quy vào 2 kinh tỳ và vị, chủ trị:

  • Trúng lạnh, lạnh bụng.
  • Nôn mửa, ăn vào nôn ngược ra.
  • Tiêu chảy, thức ăn tích trệ.
  • Đau bụng ăn không tiêu.
  • Sốt rét.
  • Đờm ứ trệ.

Liều lượng và cách dùng – Cao lương khương có tác dụng gì?

  • Liều khuyến cáo: 5 – 10 g/ngày.
  • Cách dùng: dùng dược liệu tươi hoặc phơi khô, sấy khô, sao vàng rồi nấu thành cao, sắc nước uống, tán thành bột làm thành viên hoàn.

Những bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cao lương khương

Trị đau bụng, tiêu chảy – Cao lương khương có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị: 150g cao lương khương, 1 lít rượu trắng.
  • Thực hiện: cao lương khương nướng lên cho thơm rồi đem sắc với 1 lít rượu trắng khoảng 15 phút. Chia hỗn hợp thành 3 phần để uống hết trong ngày.

Chữa nôn mửa, đau bụng – Cao lương khương có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị: củ riềng 8g, một quả táo.
  • Thực hiện: sắc dược liệu với 400 ml nước lọc, vặn lửa vừa phải cho đến khi nước trong nỗi còn lại khoảng 100 ml là đạt. Uống khi nước còn ấm, mỗi ngày dùng 1 thang, kiên trì dùng thuốc từ 3 đến 5 ngày.

Trị răng sưng đau nhức – Cao lương khương có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị: lương khương 2g, toàn yết sấy khô 4g.
  • Thực hiện: đem dược liệu phơi khô rồi tán thành bột mịn, xát vào vị trí răng nướu đang sưng đau. Khi thấy đờm dãi ra nhiều thì súc miệng bằng nước muối.

Chữa bệnh đau dạ dày

  • Chuẩn bị: riềng ấm và hương phụ mỗi vị 10g, gừng, muối.
  • Thực hiện: tán 2 dược liệu thành bột mịn, thêm ít nước gừng và muối vào vò thành viên. Mỗi lần dùng 3-6 g x 2 lần, uống cùng với nước ấm.

Trị ngực bụng đau do cảm lạnh – Cao lương khương có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị: cao lương khương, sinh khương, hậu phác mỗi vị 6g, quế tâm 4,5g, đương quy 9g.
  • Thực hiện: đem tất cả dược liệu sắc với 400 ml nước lọc đến khi còn lại một nửa là đạt. Chia thuốc thành 2 phần đều nhau để uống hết trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.

Trị loét, viêm dạ dày

  • Chuẩn bị: cao lương khương, sa nhân, quế chi mỗi vị 4g; diên hồ sách, cam thảo mỗi vị 3g; hồi hương 2g, mẫu lệ 6g.
  • Thực hiện: đem tất cả dược liệu phơi khô rồi tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng 10g, uống với nước ấm.

Trị biếng ăn, sốt rét

  • Chuẩn bị: củ riềng và củ gừng mỗi vị 40g.
  • Thực hiện: đem cao lương khương cho vào chảo sao vàng, gừng tươi đem nướng. Sau đó đem cả hai dược liệu tán mịn cho thêm ít nước để vo thành viên nhỏ như hạt bắp. Mỗi ngày dùng 10-15 viên với nước ấm, dùng liên tục 5 ngày.

Chữa đau quặn bụng, suy nhược cơ thể

  • Chuẩn bị: nửa con gà trống, cao khương lương và thảo quả mỗi vị 6g, hồ tiêu và trần bì mỗi vị 3g.
  • Thực hiện: gà rửa sạch chặt miếng vừa ăn cho vào nồi. Dược liệu cho vào túi vải, thả vô nồi, thêm 1 lít nước rồi hầm với lửa nhỏ cho đến nhừ là được. Chia thành nhiều phần ăn hết trong ngày, mỗi lần ăn cầm hâm nóng lại.

Những lưu ý khi sử dụng củ riềng

  • Chỉ sử dụng trong giới hạn liều lượng khuyến cáo, không dùng quá nhiều.
  • Phụ nữ đang có thai và cho con bú không nên dùng cao lương khương làm thuốc.
  • Người bị bệnh đau dạ dày do hỏa uất ở can vị nên kiêng dùng củ riềng.
  • Nếu bạn đang dùng thuốc tân dược hay đông dược nào khác thì cần hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng củ riềng.

Bài viết đã giới thiệu chi tiết cao lương khương có tác dụng gì, những bài thuốc từ cao lương khương, tác dụng của củ riềng… Tin rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dược liệu quen thuộc này.

4 thoughts on “Cao lương khương có tác dụng gì? Củ riềng chữa bệnh gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ