Toan táo nhân hay còn gọi là táo nhân là vị thuốc được dùng để chữa bệnh mất ngủ rất hiệu quả trong đông y. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng vị thuốc này có nguồn gốc từ trái táo chua mà chúng ta thường ăn hay còn gọi là táo ta. Trong đông y, toan táo nhân được bào chế và sử dụng trong các bài thuốc chữa mất ngủ, an thần, viêm phế quản, đổ mồ hôi trộm, khó thở, ăn uống kém, suy nhược thần kinh,… Vậy toan táo nhân là gì? Toan táo nhân có tác dụng gì? Để hiểu rõ hơn về công dụng của toan táo nhân, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
Toan táo nhân là gì?
Toan táo nhân thuộc họ táo ta Rhamnaceae có tên khoa học là Zizyphus jujuba Lamk. Ngoài ra, toan táo nhân còn được gọi với nhiều tên gọi khác như táo nhân, toan táo hạch, nhị nhân, dương táo nhân, sơn táo nhân, điều thụy sam quân,…
Hình ảnh toan táo nhân

Táo là một loại cây ăn quả thường được trồng ở nhiều nơi, quả của nó được dùng làm thực phẩm và làm thuốc. Cây táo ta thuộc loại cây bụi, khi trưởng thành, cây cao khoảng 12m, phần thân có hình trụ lớn, chia thành nhiều cành nhỏ. Thân và cành có nhiều gai nhọn, cành thường rủ xuống.
Lá hình bầu dục ngắn hoặc hơi thuôn dài, mặt trên của lá nhẵn bóng có màu xanh thẫm, mặt dưới lá có nhiều lông tơ màu trắng, mép có răng cưa, mặt trên có 3 gân dọc nổi rõ.
Hoa táo có màu trắng, 5 cánh mọc thành xim ở kẽ lá. Quả hạch hình tròn thuôn dài hoặc hình bầu dục, quả non màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng nhạt, vỏ quả nhẵn, vị ngọt, hơi chua, ăn rất giòn. Bên trong quả có chứa 1 hạt dẹt, cứng sù sì, đây chính là toan táo nhân.
Mô tả vị thuốc toan táo nhân
Hạt có hình trứng dẹt hoặc hình bầu dục dài 0.6 – 1cm, rộng 0.5 – 0.7cm và dày 0.3cm. Phần vỏ ngoài có màu nâu vàng, nâu đỏ hoặc đôi khi có màu nâu thẫm, trơn và bóng. Một mặt gần như phẳng, một mặt hơi lồi lên, ở giữa có đường vân dọc nổi lên. Phần đầu hạt nhọn, có màu nâu thẫm, có điểm lõm xuống. Vỏ hạt cứng, khi tách ra sẽ thấy 2 mảnh nhân có màu hơi vàng, chất mềm dễ cắt ngang, nhiều chất dầu, hơi có mùi, vị ngọt.
Khu vực phân bố
Cây táo ta là một loại cây ăn quả mọc hoang hoặc được trồng phổ biến ở nhiều nơi và loại cây này quen thuộc với người Việt Nam. Đặc biệt là ở các vùng nông thôn, hầu như nhà nào cũng sẽ có trồng táo trong vườn.
Hiện nay, loài cây này đã được trồng thành các vườn chuyên canh để tiện thu hoạch và sử dụng cho mục đích thương mại. Như vườn táo Bàng La – Hải Phòng hoặc Vườn Táo Học Viện Nông Nghiệp Gia Lâm – Hà Nội là những vườn táo đặc sản và nổi tiếng.
Thu hái, chế biến
Nhìn chung, cây táo được hái gần như toàn bộ, nhưng do thân cây có nhiều gai nên nhiều gia đình thường trồng cây táo trong vườn hoặc hàng rào làm tường chắn, táo thường được thu hoạch vào mùa thu.
Phần quả thường chọn quả to, vỏ chín màu nâu chín hoặc tía, không bị sâu đục. Sau khi quả chín, cắt bỏ phần thịt quả, lấy phần hạt, rửa sạch, hong khô, tách bỏ phần vỏ hạch, lấy phần nhân bên trong. Phần nhân sau khi lấy xong sẽ được rửa sạch để loại bỏ tạp chất rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô và đóng gói bảo quản dùng dần.
Táo nhân được bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo thoáng mát tránh ẩm mốc, bảo quản trong túi kín hoặc lọ kín và đậy kín sau mỗi lần sử dụng.
Thành phần hóa học – Toan táo nhân có tác dụng gì?
Toan táo nhân có chữa các thành phần hóa học hoạt tính sinh học khác nhau như saponin, flavonoid, alkaloids, terpen. Ngoài ra, trong toan táo nhân còn chứa dầu, vitamin C, beta sitosterol, betulin, betulin acid,… và quan trọng là hoạt chất Jujuboside A.
Tác dụng dược lý – Toan táo nhân có tác dụng gì?
Trong đông y toan táo nhân có tác dụng gì?
Theo đông y, vị thuốc toan táo nhân có vị ngọt pha chút chua, tính bình không có độc, độ an toàn cao nên được quy vào 4 kinh can, tâm, đỏm và tỳ. Vị thuốc toan táo nhân có tác dụng an thần, mất ngủ, hồi hộp, hay lo lắng, bồn chồn kích ứng, đau tức vùng ngực, ra nhiều mồ hôi, tim đập mạnh, hay quên, mệt mỏi, ăn uống kém, cơ thể hư nhược, hoa mắt, đầu choáng,…
Trong y học hiện đại toan táo nhân có tác dụng gì?
Hạ huyết áp và giảm đau
Trong toan nhân táo có chứa một số thành phần hoạt chất có tác dụng hạ huyết áp, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành một cuộc thí nghiệm để chứng minh những điều trên. Họ cho những bệnh nhân cao tuổi vừa bị đau nhức xương khớp vừa bị cao huyết áp sử dụng dịch chiết của toan táo nhân.
Sau thời gian 2 tuần theo dõi, huyết áp của bệnh nhân có dấu hiệu hạ xuống mức an toàn, tình trạng đau nhức xương khớp đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Tốt cho tim mạch
Theo nghiên cứu khoa học được các nhà khoa học tiến hành vào năm 1998 cho thấy việc sử dụng chiết xuất táo nhân hàng ngày bảo vệ bạn khỏi chứng rối loạn nhịp tim.
Chiết xuất này được chỉ định cho những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim từ nhẹ đến nặng. Sau nhiều ngày thử nghiệm, tình trạng rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân nhẹ đã hồi phục hoàn toàn, bệnh nhân nặng có dấu hiệu cải thiện tích cực.
Giúp an thần, chữa mất ngủ
Toan táo nhân có chứa một hoạt chất giúp làm dịu hệ thần kinh trung ương là saponin. Theo các nhà khoa học, chất này còn có thể giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn.
Các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm vào cuối năm 1999, trong đó một số bệnh nhân bị stress từ nhẹ đến nặng được sử dụng dịch chiết có chứa một số hoạt chất từ toan táo nhân.
Sau vài ngày sử dụng, tình trạng stress đã giảm đi đáng kể. Theo phản hồi của một số bệnh nhân, họ cảm thấy rất thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ sau khi sử dụng.
Ngoài ra, toan táo nhân còn có tác dụng:
- Hoạt chất Jujuboside A có khả năng cải thiện sự thiếu hụt nhận thức trong bệnh Alzheimer.
- Thành phần hoạt chất Jujuboside A – Một tác nhân bảo vệ thần kinh từ toan táo nhân, giúp cải thiện các rối loạn hành vi ở mô hình chuột bị mất trí tuệ.
- Trong thí nghiệm trên động vật, vị thuốc toan táo nhân dùng kết hợp với ngũ vị tử có tác dụng giảm phù nề vùng phỏng và chống choáng do phỏng.
Những bài thuốc chữa bệnh từ toan táo nhân
Chữa suy nhược thần kinh, mệt mỏi, ăn uống kém
Lấy 20g toan táo hạch sao đen, 16g đẳng sâm, 16g phục linh, 10g xương bồ và 10g viễn chí (chích). Đem các dược liệu sắc lấy nước uống hoặc có thể tán thành bột uống kèm với nước cơm, kiên trì uống thường xuyên, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Chữa đổ mồ hôi – Toan táo nhân có tác dụng gì?
Lấy 40g táo nhân, 10g mạch môn, 10g long lục nhãn, 10g trúc diệp và 10g sinh địa. Đem toan táo nhân sao đen, tán thành bột mịn, rồi sắc cùng với các vị thuốc khác cùng 800ml nước. Đun cho đến khi nước cạn còn 300ml thì ngưng, chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang và uống liên tục trong 1 tháng.
Hoặc 20g táo nhân đã sao, 12g đẳng sâm và 12g phục linh đem tán thành bột rồi pha uống với nước cơm.
Chữa hoa mắt hồi hộp
Lấy 20g toan táo hạch đã được sao, 12g tri mẫu, 12g phục linh, 8g xuyên khung và 8g cam thảo. Đem các dược liệu sắc với 1 lít nước, chia đều uống trong ngày, kiên trì sử dụng tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.
Chữa sinh phong táo hỏa, phát sốt, mặt sưng phù
Lấy 12g toan táo nhân, 12g đương quy, 12g sơn dược, 12g sài hồ, 14g thục địa, 18g trạch tả, 10g mẫu đơn bì, 10g bạch thược và 8g sơn chi tử. Đem các dược liệu đun với nước, uống đều đặn ngày 3 lần.
Các món ăn từ táo nhân
Cháo táo nhân – Toan táo nhân có tác dụng gì?
Lấy 60g toan táo nhân, 100g nước thục địa hoàng và 200g gạo tẻ. Đem toan táo nhân sắc lấy nước bỏ bã, rồi cho gạo vào nấu thành cháo, khi cháo chín nhừ thì cho nước thục địa vào tiếp tục đun cho cháo sôi đều. Cháo có thể tùy ý ăn nhiều lần trong ngày để điều trị và giảm các trường hợp hồi hộp mất ngủ, bồn chồn kích ứng, đau nhức cơ thể.
Hoặc có thể lấy 15g táo nhân sao rồi tán thành bột, nấu với 150g gạo tẻ, nấu thành cháo, ăn khi đói. Món này chủ yếu được dùng trong trường hợp hồi hộp mất ngủ kích ứng tăng cảm xúc
Viên nhục táo nhân thang
Lấy 15g toan táo nhân, 12g long nhãn, đun cách thủy ăn thường ngày, món này dùng trong trường hợp mất ngủ, đau đầu.
Cháo nhị đông táo nhân
Lấy 10g táo nhân, 10g thiên đông, 10g mạch đông, 100g gạo nếp và đường trắng. Đem táo nhân, thiên đông, mạch đông sắc lấy nước thuốc, dùng nước thuốc nấu với gạo nếp thành cháo và thêm đường cho vừa miệng. Món này thường dùng trong trường hợp mất ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh.
Khi sử dụng toan táo nhân cần kiêng kỵ.
- Không sử dụng táo nhân với phòng kỷ.
- Người bị uất hỏa, thực tà không nên dùng.
- Người bị can vượng, phiền táo, mất ngủ do can cường không nên dùng.
- Người kinh tỳ, can, đởm, có thực nhiệt không nên sử dụng.
Mình cần tư vấn