Lá khôi nhung có tác dụng gì? 7 bài thuốc nên biết

Lá khôi nhung là thảo dược được dùng trong các bài thuốc chữa dị ứng, mẩn ngứa, ăn không tiêu, trào ngược dạ dày…Vậy cụ thể lá khôi nhung có tác dụng gì, lá khôi nhung chữa bệnh gì, bài thuốc chữa bệnh từ lá khôi nhung, cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Cây khôi nhung là gì?

Cây khôi hay cây khôi nhung, cây khôi tía… tên khoa học là Ardisia silvestris Pitard, thuộc họ đơn nem Myrsinaceae.

Thân cây khôi mọc đứng, không có lông, cao khoảng 1,5 m đến 2 m, thân bên trong xốp, không hoặc ít phân nhánh.

Lá khôi nhung màu xanh lục mọc theo kiểu so le, tập trung nhiều ở phần ngọn lá. Mép lá nguyên dài khoảng 25 – 40 cm, có gân nổi rõ trên mặt lá.

Hoa của cây khôi mọc thành chùm, mỗi chùm dài 10 – 15 cm, thời điểm ra hoa nhiều nhất là vào khoảng tháng 5 đến tháng 7 trong năm.

Quả khôi thuộc loại quả mọng, có màu đỏ, thời điểm cây sai quả nhất là vào tháng 7 đến tháng 9.

Hình ảnh cây khôi nhung

Lá khôi nhung có tác dụng gì
Lá khôi nhung có tác dụng gì

Lá khôi trắng, lá khôi tía – Lá khôi nhung có tác dụng gì?

Để tránh nhầm lẫn, người ta phân dược liệu ra thành 2 loại là cây như sau:

  • Cây lá khôi nhung (lá khôi tía): bề mặt lá có màu tím, lông mịn và mỏng bao phủ.
  • Cây lá khôi trắng: bề mặt lá màu xanh và không có lớp lông bao phủ.

Khu vực phân bố

Cây khôi tía thuộc loại cây ưa bóng, mọc trong rừng rậm ở các vùng thuộc các tỉnh phía bắc nước ta như Ba Vì, Cúc Phương, Thạch Thành, Ngọc Lặc…

Ngoài ra cây còn phân bố ở các tỉnh miền Trung như Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Đà Nẵng…

Bộ phận dùng và thành phần hóa học

Bộ phận được dùng làm thuốc của cây khôi là lá khôi nhung vì nó có chứa nhiều dược chất có tác dụng chữa bệnh.

Trong đó phải kể đến hai nhóm hoạt chất dồi dào chiếm hàm lượng cao nhất trong lá khôi nhung đó chính là glycoside tốt cho hệ tim mạch và tannin tốt cho hệ miễn dịch.

Thu hái và chế biến

Theo kinh nghiệm dân gian, thời điểm thu hoạch lá khôi nhung phù hợp nhất chính là vào mùa hè mặc dù cây cho sản lượng quanh năm.

Sau khi thu hái, rửa sạch người ta đem dược liệu đi phơi khô, sấy hoặc sao lên cho vàng rồi bảo quản dùng dần, cũng có thể dung dược liệu tươi.

Khi bảo quản dược liệu nên để ở nơi kín đáo, thoáng mát, tránh ẩm làm mốc cũng như nắng trực tiếp làm hỏng dược liệu.

Lá khôi chữa bệnh gì? Lá khôi nhung có tác dụng gì?

Trong đông y lá khôi nhung có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, lá khôi tía có vị chua tính hàn, quy vào kinh tỳ và vị, có tác dụng tốt cho sức khỏe như:

  • Tiêu độc, loại độc tố tích tụ, làm mát cơ thể.
  • Chữa đau dạ dày.
  • Chữa nổi mề đay, ghẻ lở, ghẻ ngứa.
  • Chống dị ứng, kháng viêm, kháng khuẩn.
  • Chữa viêm họng, đau họng, rát họng.

Trong y học hiện đại lá khôi nhung có tác dụng gì?

Ngoài y học cổ truyền, hiện nay y học hiện đại cũng đã công nhận tác dụng chữa bệnh của lá khôi tía dựa trên 2 thành phần hóa học đặc trưng là glycoside và tannin:

  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
  • Kích thích co bóp cơ tim dẫn máu đi nuôi cơ thể.
  • Ngăn ngừa đột quỵ bất ngờ.
  • Cải thiện chức năng hệ thần kinh, giúp dễ ngủ, giảm căng thẳng.
  • Chống oxy hóa ngăn ngừa lão hóa.
  • Ức chế sự nhân lên và phát triển của tế bào ung thư.
  • Gia tăng hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.
  • Loại bỏ cholesterol, ngăn xơ vữa động mạch.
  • Giảm tiết acid dạ dày, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.
  • Kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng, ăn không tiêu.
  • Giúp vết thương mau lành sẹo, chống viêm.

7 bài thuốc dân gian từ lá khôi nhung

1. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng – Lá khôi nhung có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị nguyên liệu: lá khôi tía, bồ công anh mỗi vị 20g, hương phụ, hậu phác mỗi vị 8g, khổ sâm, cam thảo mỗi vị 16g.
  • Thực hiện: đem tất cả các vi thuốc rửa sơ với nước, để ráo rồi sắc với 600ml nước đến còn 300ml rồi chia thành 2 lần uống hết trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang đến khi thấy tình hình bênh được cải thiện thì ngưng.

2. Chữa ợ hơi, trướng bụng, ăn không tiêu – Lá khôi nhung có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị nguyên liệu: lá khôi tía và chút chít mỗi vị 10g, lá khổ sâm, bồ công anh, nhân trần mỗi vị 10g.
  • Thực hiện: đem các dược liệu trên tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng 25-30g cùng với nước sôi để nguội.

3. Chữa mẩn ngứa, dị ứng, nổi mề đay – Lá khôi nhung có tác dụng gì?

  • Bài thuốc số 1: chuẩn bị lá khôi nhung và tầm phỏng mỗi vị 100g. Đem 2 vị thuốc sắc với 500ml nước trong vòng 20 phút, uống khi còn nóng. Để tăng hiệu quả có thể đem 2 vị thuốc nấu nước tắm mỗi ngày.
  • Bài thuốc số 2: băm nhỏ khoảng 10g lá khôi nhung rồi sắc với 400ml nước đến khi còn lại 100ml là đạt. Chia hỗn hợp thành 2 phần và uống hết trong ngày.

4. Hỗ trợ trị bệnh thấp khớp – Lá khôi nhung có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị nguyên liệu: lá khôi nhung, lá đơn mặt trời, lá bạc thau mỗi vị 12g, lá thông 8g, ké đầu ngựa, rễ cây gối hạc mỗi vị 16g.
  • Thực hiện: sắc các vị thuốc trên với 600ml nước đến còn lại khoảng 200ml thì chia thành 3 phần uống hết trong ngày. Nên kiên trì thực hiện khoảng 3-5 liệu trình, mỗi liệu trình 5-7 ngày để bệnh được cải thiện.

5. Trị viêm họng, viêm phế quản – Lá khôi nhung có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị nguyên liệu: lá khôi nhung 100g, bột nếp, mật ong.
  • Thực hiện: băm nhỏ lá khôi nhung rồi nấu với khoảng 1 lít nước, đến khi hỗn hợp sôi lên thì bỏ phần bã, đun phần nước đến sền sệt. Trộn đều hỗn hợp đã đun sệt với mật ong và bột nếp rồi vo thành viên. Mỗi ngày ngậm 2 viên liên tục rong 3-5 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.

6. Chữa ghẻ lở, ghẻ ngứa – Lá khôi nhung có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị nguyên liệu: khoảng một nắm lá khôi nhung, rửa sạch.
  • Thực hiện: đun lá khôi nhung đã được rửa sạch với khoảng 1 lít nước trong vòng 10 phút rồi pha loãng với nước lạnh để tắm. Có thể ngâm rửa vùng da bị ghẻ lở hoặc dùng phần bã chà xác trực tiếp lên vết lở.

7. Chữa chứng phát ban do phong nhiệt – Lá khôi nhung có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị nguyên liệu: lá khôi nhung, thổ phục linh, nhẫn đông đằng, thương nhĩ tử mỗi vị 20g.
  • Thực hiện: sắc tất cả dược liệu với 500ml nước lọc đến khi còn lại khoảng một nửa là đạt, uống khi thuốc còn ấm, mỗi ngày dùng một thang.

Cần chú ý gì khi dùng lá khôi nhung làm thuốc chữa bệnh?

Trước khi sử dụng dược liệu lá khôi nhung chữa bệnh, hãy chắc rằng bạn đã tham khảo những chú ý dưới đây:

  • Liều lượng là điều hết sức quan trọng, không nên dùng quá nhiều dược liệu cùng lúc vì có thể sẽ gây độc tính, nguy hiểm cho cơ thể.
  • Khi sắc thuốc cần dùng ấm sắc chuyên dụng, tránh dùng nồi bằng kim loại, sẽ ảnh hưởng đến dược tính của dược liệu.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi quyết định dùng lá khôi nhung làm thuốc chữa bệnh.
  • Không dùng thuốc sắc từ dược liệu lá khôi nhung cùng lúc với rượu bia hoặc bất kì loại tân dược nào vì có thể xảy ra tương tác bất lợi.

Lá khôi nhung có tác dụng gì, bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá khôi nhung, chú ý khi dùng dược liệu…đã được đề cập chi tiết trong bài. Tin rằng thông tin rên sẽ giúp bạn có thể sử dụng dược liệu hợp lý hơn.

One thought on “Lá khôi nhung có tác dụng gì? 7 bài thuốc nên biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ