Heptaminol được sử dụng trong điều trị các rối loạn tim mạch, triệu chứng hạ huyết áp tư thế…Vậy heptaminol là thuốc gì hay thuốc heptaminol 187,8 mg là thuốc gì, tác dụng không mong muốn nào có thể gặp phải? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!
Heptaminol là thuốc gì?
Heptaminol hydrochlorid là chất kích thích tim, trợ tĩnh mạch và bảo vệ mạch máu. Ngoài ra heptaminol còn ức chế các chất trung gian gây đau như bradykinine, serotonine…và các gốc tự do.
Heptaminol thuộc nhóm thuốc tim mạch được dùng trong điều trị các rối loạn tim mạch và huyết áp. Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và được đào thải qua thận sau 24 giờ dùng thuốc.

Chỉ định – Heptaminol là thuốc gì?
Heptaminol được biết đến phổ biến qua biệt dược Heptamyl với những chỉ định trong các trường hợp:
- Hạ huyết áp thế đứng.
- Hạ huyết áp do nguyên nhân khác.
- Hỗ trợ điều trị suy tim nhẹ và trung bình.
- Suy nhược về thể chất, suy nhược về tâm thần.
- Suy tuần hoàn mức độ nhẹ hoặc mức độ nghiêm trọng.
Chống chỉ định – Heptaminol là thuốc gì?
Chống chỉ định thuốc heptaminol cho những trường hợp hoặc đối tượng dưới đây:
- Bệnh nhân bị bệnh cường giáp (basedow)
- Bệnh nhân đang điều trị trầm cảm bằng IMAO (ức chế enzym monoamine oxidase).
- Bệnh phù não, động kinh.
- Tăng huyết áp nặng.
- Người có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của chế phẩm (bao gồm cả tá dược lẫn dược chất).
Hãy chắc rằng bạn không thuộc những trường hợp trên thông qua việc thông báo cho bác sĩ của bạn về tình hình hiện tại của bản thân trước khi dùng heptaminol.
Dạng bào chế và hàm lượng thuốc heptaminol
Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định thuốc heptaminol ở các dạng bào chế tương ứng với hàm lượng hoạt chất, cụ thể:
- Ống chứa dung dịch tiêm heptaminol: 3,3 mg/5 ml
- Viên nén heptaminol: 187,8 mg và 300 mg
Hướng dẫn sử dụng thuốc heptaminol – Heptaminol là thuốc gì?
Như đã đề cập ở trên, thuốc heptaminol có 2 dạng bào chế là thuốc viên và thuốc tiêm. Liều dùng do bác sĩ chỉ định phải căn cứ vào độ tuổi, cân nặng và tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân.
Dưới đây là liều dùng tham khảo cho người lớn và trẻ em:
Liều dùng thuốc heptaminol dạng viên nén
- Người lớn dùng liều 1 – 2 viên x 3 lần/ngày.
Liều dùng heptaminol dạng tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp chậm
- Trẻ em: liều 0,5 – 2 ml/kg/lần, có thể tiêm 1- 2 lần/ngày.
- Người lớn: liều 5 – 10 ml/lần, có thể tiêm 1 – 3 lần/ngày.
Liều dùng heptaminol truyền tĩnh mạch
- Trẻ em: liều 2 ml dung dịch heptaminol pha vào 500 ml dịch truyền, truyền tĩnh mạch chậm.
- Người lớn: liều 10 ml dung dịch heptaminol pha vào 500 ml dịch truyền, truyền tĩnh mạch chậm.
Lưu ý khi dùng đường heptaminol đường uống nên nuốt toàn bộ viên, tuyệt đối không bẻ hoặc nhai viên thuốc. Uống vào bữa ăn hoặc sau bữa ăn đều được.
Quá liều và cách xử trí – Heptaminol là thuốc gì?
Việc quá liều một loại thuốc đã được phân liều là vấn đề rất hiếm khi xảy ra. Tình trạng được xem là quá liều khi bạn dùng khoảng 20 viên thuốc heptaminol trong một lần uống.
Trong trường hợp này cần đưa bệnh nhân vào bệnh viện để được theo dõi nhịp tim, huyết áp và điều trị triệu chứng.
Lưu ý khi đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế cần mang theo chính xác lọ thuốc mà người đó đã uống để thuận tiện cho việc thăm khám và điều trị hiệu quả hơn.
Tương tác thuốc có thể xảy ra giữa heptaminol và các thuốc khác
Phải hiểu rằng tương tác thuốc có thể làm giảm, tăng hoặc mất tác dụng của tất cả các thuốc tham gia tương tác vậy nên bạn cần chú ý vài tương tác có thể xảy ra sau đây:
- Các thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm IMAO như phenezin, isocarboxazid, tranylcypromin, moclobemind…có thể làm tình trạng huyết áp tăng kịch phát khi dùng chung với heptaminol.
- Tác dụng hạ huyết áp sẽ tăng lên khi dùng đồng thời heptaminol với các thuốc cùng nhóm.
- Rượu có thể làm gia tăng tác động của heptaminol, điều này có thể gây độc tính, vì vậy không nên dùng cùng lúc.
Tương tác trong bài viết không bao gồm tất cả tương tác thuốc có thể xảy ra giữa heptaminol và các thuốc khác.
Hãy liệt kê danh sách thuốc tân dược lẫn đông y mà bạn đang dùng và gửi nó cho bác sĩ trước khi bạn được chỉ định dùng heptaminol, điều này thực hiện nhằm bảo vệ an toàn cho bạn.
Cần lưu ý gì khi dùng thuốc heptaminol?
- Sử dụng heptaminol có thể khiến các xét nghiệm về các chất cấm (doping) trong thể thao cho kết quả dương tính, vận động viên thể thao cần chú ý vấn đề này.
- Chưa có tài liệu nghiên cứu chứng minh tính an toàn của heptaminol đối với phụ nữ có thai và cho con bú, vì vậy cần đặc biệt thận trọng.
- Không dùng heptaminol chung với các loại dược thảo có chứa hoạt chất có tác dụng hạ áp hay có tác động trên hệ tim mạch.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn trước khi sử dụng thuốc để tránh dị ứng hoặc tương tác thuốc có thể xảy ra.
Heptaminol là thuốc gì, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng và cách dùng…đã được đề cập chi tiết. Tin rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thể sử dụng thuốc heptaminol hợp lý và hiệu quả.
Bài cùng chuyên mục: