Đột quỵ là một chứng bệnh cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra một cách đột ngột và có tỷ lệ tử vong cao khi không được phát hiện kịp thời. Chỉ tính riêng ở Việt Nam mỗi năm có đến 200.000 người bị đột quỵ. Tỷ lệ tử vong lên tới 50% và khả năng sống bình phục hoàn toàn chỉ có 10%. Một điều đáng lo ngại hiện nay chính là dấu hiệu đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa. Độ tuổi được gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi, có trường hợp xuất hiện ở cả tuổi 20. Trong bài viết dưới đây, Life Gift Việt Nam chia sẻ cho bạn biết thông tin và các dấu hiệu liên quan đến bệnh đột quỵ.
Đột quỵ là gì
Đột quỵ hay chứng tai biến mạch máu não là tình trạng não bộ bị tổn thương một cách nghiêm trọng. Khi đó, dòng máu cung cấp cho não sẽ không được lưu thông, đồng thời, các mạch máu bị vỡ. Oxy nuôi dưỡng tế bào não sẽ bị giảm một cách đáng kể.
Chỉ trong vài phút ngắn ngủi, tế bào não sẽ chết dần và dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Có rất nhiều loại tai biến mạch máu não, cụ thể như sau:
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Đa số các trường hợp đột quỵ xuất hiện đều do thiếu máu, chiếm 85%. Tuy nhiên, nếu có các biện pháp phòng bị, bạn có thể hạn chế chứng tai biến xảy ra. tai biến mạch máu não thiếu máu được chia thành 2 loại:
- Đột quỵ do huyết khối: Chứng tai biến mạch máu não xuất hiện do hình thành cục máu đông ở động mạch cổ hoặc não.
- Đột quỵ do tắc mạch: Các cục máu đông hình thành bên trong cơ thể, thường là tim. Sau đó sẽ di chuyển đến bán cần não gây tắc nghẽn mạch máu.
Đột quỵ do xuất huyết
Tình trạng tai biến mạch máu não xuất hiện khi bề mặt não xuất hiện vết nứt trên bề mặt não. Đôi khi là do phình mạch hoặc hệ thống mạch máu não bị dị dạng. Tuy nhiên, tình trạng này thường không phổ biến, chỉ chiếm khoảng 15%.
Ngoài ra, còn có tình trạng thiếu máu não thoáng, hay còn gọi là đột quỵ nhỏ. Tình trạng này chỉ kéo dài vài phút ngắn ngủi.
Dấu hiệu của đột quỵ
Các dấu hiệu bệnh đột quỵ xuất hiện một cách đột ngột, cụ thể như sau:
- Mất cân bằng, khó đi lại, biểu hiện chóng mặt.
- Mất khả năng phát âm, không hiểu những gì người khác nói hoặc ngược lại.
- Tê liệt cơ thể hoặc tê liệt một bên mặt.
- Giảm thị lực hoặc rối loạn thị lực.
- Tình trạng đau đầu xuất hiện đột ngột, người bệnh không thể làm chủ ý thức.
- Co giật sẽ xuất hiện, đặc biệt ở người bệnh trên 50 tuổi.
Những dấu hiệu này thường xuất hiện chưa đầy 1 giờ. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài, di chứng sẽ tồn tại vĩnh viễn sau này. Điều này còn ảnh hưởng tới mức độ tổn thương của não bộ.
Những ai có nguy cơ bị đột quỵ?
Bất cứ ai cũng đều có nguy cơ bị tai biến mạch máu não, người già sẽ có khả năng tai biến mạch máu não cao hơn người trẻ. Đặc biệt là những người ở độ tuổi từ 55 trở lên, sau 10 năm, tình trạng đột quỵ sẽ tăng lên gấp đôi. Vì vậy, người bệnh cần có biện pháp phòng tránh phù hợp.
Bên cạnh đó, những người có người thân gia đình tiền sử từng bị tai biến mạch máu não sẽ có nguy cơ cao hơn bình thường. Nam giới thường có khả năng tai biến mạch máu não cao hơn so với nữ giới.
Đột quỵ và cách sơ cứu
Khi gặp người bệnh bị tai biến mạch máu não, bạn cần lập tức gọi xe cấp cứu. Trong thời gian chờ xe, hãy theo dõi từng biến đổi của người bệnh. Nếu người bệnh nôn mửa, suy giảm ý thức, bạn nên đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng.
Đây được coi là tư thế an toàn đối với bệnh nhân, nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh. Điều này nhằm hạn chế người bệnh không may hít phải những chất nôn vào phổi, dẫn tới tình trạng suy hô hấp vô cùng nguy hiểm.
Trường hợp bệnh nhân bị tai biến mạch máu não nhưng vẫn còn tỉnh, bạn nên hỗ trợ bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái nhất. Đồng thời, ngay lập tức liên hệ gọi cấp cứu, đưa người bị tai biến mạch máu não tới bệnh viện.
Đột quỵ và cách phòng tránh
Vậy làm thế nào để phòng tránh đột quỵ? Chứng bệnh này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khiến bạn không khỏi lo lắng. Chính vì thế, không ngừng rèn luyện nâng cao sức khỏe và có một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn hạn chế bệnh đột quỵ. Một số cách phòng tránh đột quỵ như sau:
- Thường xuyên tập luyện thể dục, mỗi ngày bạn nên rèn luyện ít nhất 30 phút để nâng cao sức khỏe.
- Hạn chế ăn muối, đặc biệt là đồ ăn nhanh, đồ ăn đông lạnh thường chứa nhiều muối.
- Trong táo có chứa nhiều chất xơ và quercetin và chất chống oxy hóa có thể hạn chế tối đa khả năng bị tai biến mạch máu não. Vì vậy, mỗi ngày bạn nên ăn 1 quả táo.
- Không nên nạp quá nhiều caffein. Mỗi ngày chỉ nên uống từ 1 – 2 ly cà phê. Nếu uống nhiều hơn sẽ khiến cho huyết áp cao, là nguyên nhân chính dẫn đến chứng bệnh tai biến mạch máu não.
Qua đây, Life Gift Việt Nam đã chia sẻ cho bạn biết thông tin hữu ích về bệnh đột quỵ. Chứng bệnh tai biến mạch máu não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, bạn cần có biện pháp phòng tránh bệnh. Đồng thời, rèn luyện thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng cơ thể.
Tư vấn giúp mình