Trào ngược dạ dày và một số điều cơ bản về bệnh trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày là căn bệnh rất phổ biến đối với những người từ 30-50 tuổi nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị của căn bệnh này.

nguyên nhân
nguyên nhân

Trào ngược dạ dày là gì và dấu hiệu

Nhiều người hiện nay vẫn chưa hiểu rõ trào ngược dạ dày là gì? Đây là căn bệnh trào ngược từng lúc hoặc thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Bệnh không quá ảnh hưởng đến sinh hoạt, phát triển thể chất nhưng nếu để lâu sẽ gây suy dinh dưỡng…

Bệnh có những dấu hiệu như sau:

Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

Người bệnh thường bị ợ hơi, ợ nóng, ợ chua mỗi khi ăn no, uống nước, đang đầy bụng, khó tiêu…

Buồn nôn

Bạn sẽ thường bị buồn nôn khi ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn, hoặc có cảm giác mắc nghẹn thức ăn…

Đau, tức ngực

Triệu chứng này sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau ở đoạn thực quản chạy qua ngực. Axit bên trong trào ngược lên sẽ kích thích vào đầu mút các dây thần kinh ở bề mặt niêm mạc thực quản, làm đau tức ngực.

Khó nuốt

Khi bệnh nặng, axit trào ngược sẽ gây phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản khiến bệnh nhân bị khó nuốt, dễ nghẹn.

Khản giọng và ho

Người bệnh có thể sẽ bị khản giọng và ho liên tục, khó nói chuyện bởi dây thanh quản bị sưng tấy.

Đắng miệng

Dịch vị trào lên kèm theo dịch mật làm cho người bệnh luôn thấy đắng miệng, đó là biểu hiện rối loạn thần kinh dạ dày.

Hơn nữa, người bị bệnh cũng dễ bị sụt cân, thiếu máu, chán ăn hoặc nặng hơn là chảy máu ở đường tiêu hóa.

Dấu hiệu
Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày

Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày

Vậy tại sao trào ngược dạ dày? Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh mà bạn cần lưu ý như sau:

Do sự bất thường ở cơ thắt dưới thực quản

Cơ dưới của thực quản sẽ diễn ra theo một trình tự nhất định. Cơ này sẽ mở ra khi nuốt thức ăn rồi đóng lại, không cho dịch dạ dày trào lên. Nhưng khi cơ thắt này có vấn đề, lực trương giảm sẽ khiến cho chức năng của cơ này yếu đi.

Lúc này, sự tác động của dịch vị đến thực quản bị giảm đi do axit dạ dày trung hòa với dịch thực quản, làm axit dạ dày trào ngược lại. 

Do sự bất thường ở cơ hoành

Phần ổ bụng và ngực được ngăn cách ở hệ thống cơ hoành, khi hệ thống này khép lại sẽ tạo động lực cho cơ thắt dưới thực quản. Trường hợp hệ thống cơ hoành bị thoát vị sẽ tạo điều khiến khiến axit dạ dày trào ngược lên. Cơ hoành và cơ thắt dưới không cùng 1 vị trí, không thống nhất trong hoạt động.

Nguyên nhân
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày

Do sự bất thường ở dạ dày

Vấn đề ở dạ dày thường do thức ăn không được tiêu hóa hết và tồn đọng trong dạ dày dẫn đến nhiều căn bệnh khác nhau, tăng nguy cơ trào axit dạ dày. Hoặc do sự tác động lớn lên ổ bụng như ho, hắt hơi lâu ngày.

Các lý do khác

Bên cạnh các nguyên nhân trên, tỷ lệ trào ngược dạ dày đang ngày càng tăng hơn cũng do một số nguyên nhân sau:

Do người thừa cân, béo phì vì cân nặng sẽ tạo áp lực lớn lên vùng bụng, cơ thắt thực quản.

Do người bệnh có thói quen sử dụng nhiều loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, ăn nhiều đồ chua, ăn quá no…

Nên làm gì khi mắc bệnh trào ngược dạ dày?

Nếu bệnh chưa chuyển biến nặng, bạn có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt của mình. Bạn có thể tham khảo một số cách xử lý trào ngược dạ dày như sau: 

Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là một điều quan trọng đối với những người bị mắc bệnh trào ngược dạ dày. Bạn có thể thay đổi chế độ như sau:

  • Nên ăn các loại thực phẩm có thể hút các chất dịch dư thừa trong dạ dày như bánh mì…
  • Bổ sung các loại thực phẩm chứa chất xơ, amino axit để trung hòa dịch vị như đậu xanh, đậu đen… và các loại rau xanh để giảm axit dịch vị dạ dày.
  • Bổ sung chất đạm cho cơ thể với các loại thịt trắng
  • Ăn nhiều các loại trái cây không chua, nhiều vitamin C

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên sử dụng một số loại thực phẩm sau:

  • Đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ làm cản trở sự hấp thu các dưỡng chất
  • Đu đủ xanh khiến bệnh ngày càng nặng hơn
  • Không nên ăn đồ ăn mặn, đồ cay nóng
  • Các thực phẩm có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, các loại nước ngọt có gas…
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Cùng với chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt cũng cần được thay đổi để cải thiện tình trạng bệnh. Cụ thể như:

  • Nhai kỹ, ăn từ từ để thức ăn dễ tiêu hơn
  • Không nên ăn quá muộn, ăn quá no hoặc để bụng quá đói
  • Không nên vận động hoặc nằm xuống ngay khi vừa ăn xong
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm đóng hộp, đồ chế biến sẵn
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng kéo dài

Hy vọng những thông tin mà Life Gift cung cấp trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh trào ngược dạ dày. Nếu sau 1 thời gian dài mà bệnh không có tiến triển gì thì bạn hãy liên hệ với bác sĩ.

2 thoughts on “Trào ngược dạ dày và một số điều cơ bản về bệnh trào ngược dạ dày

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ