Mộc hương là một dược liệu quý thường được dùng để chữa các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, chướng bụng, viêm ruột cấp tính,… Đến ngày nay, cây mộc hương còn được nghiên cứu với nhiều công dụng khác nhau. Vậy mộc hương là cây gì? Mộc hương có tác dụng gì và những tác dụng của cây mộc hương trong chữa bệnh là gì? Để tìm hiểu thêm về cây mộc hương, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dới đây.
Mộc hương là cây gì?
trước khi tìm hiểu tác dụng của mộ thông trong chữa bệnh ta hãy cùng tìm hiểu về những đặc điểm mô tả của cây mộ thông nhé!
Hình ảnh mộc hương
Cây mộc hương thuộc họ cúc pháp danh khoa học là Compositae và caay có tên khoa học là Saussurea lappa Clarke. Cây mộc hương còn được gọi với nhiều tên gọi khác như vân mộc hương, ngũ hương, ngũ mộc hương, mộc hương thần, thổ mộc hương, mộc hương nam, mộc hương bắc, đại thông lục,…
Cây mộc hương là loại cây thân thảo mộc sống lâu năm, thân cây rỗng, hình trụ, cao khoảng 1,5-2m, vỏ ngoài màu nâu nhạt.
Lá mọc so le nhau, các lá dài khoảng 12-30cm và rộng 6-15cm, hai mặt lá có lông. Mép lá có răng cưa, phiến lá chia thùy không đều về phía cuống, cuống lá dày khoảng 20-30cm.
Càng lên cao, lá càng nhỏ và cuống càng ngắn, các lá phía trên ngọn hầu như không có cuống và ôm lấy thân.
Hoa mọc thành cụm có hình đầu, màu lam tím, thường nở từ tháng 7 đến tháng 9. Quả nhỏ, cong, hơi dẹt, có màu nâu nhạt và cây thường cho quả từ tháng 8 đến tháng 10.
Dược liệu khi được chế biến sẽ có hình trụ tròn, nhìn như khúc xương khô, đường kính 1,6 – 3,3cm và dài 5 – 11cm. Rễ mộc hương khó bẻ gẫy, bên ngoài rễ có màu vàng nâu, nhiều vết nhăn, nhiều rãnh. Khi bẻ ra sẽ thấy ở giữa có màu trắng tro hoặc màu vàng. Toàn bộ thân rễ điểm dầu, có mùi thơm hắc và có vị đắng.
Khu vực phân bố
Cây mộc hương được phân bố chủ yếu ở tỉnh Vân Nam của Trung Quốc nên loại thảo dược này còn có tên là vân mộc hương. Trong những năm qua, cây mộc lương đã sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ ở các khu vực lân cận của Trung Quốc như Hà Bắc, Tứ Xuyên, Chiết Giang,…
Không lâu sau, cây mộc hương đã được di thực vào Việt Nam. Chúng thích hợp với khí hậu ôn đới ẩm nên xuất hiện với số lượng lớn ở Tam Đảo, Sapa, Đà Lạt,…
Cây thường được trồng đơn lẻ hoặc xen lẫn với các loại cây bụi thấp mọc thành từng cụm nhỏ ở bìa rừng, bờ nương rẫy,… Ngoài ra, chúng còn được trồng từ những hạt mộc hương giống để thu hái dược.
Thu hái và chế biến
Người ta thường thu hoạch rễ cây mộc hương làm thuốc chữa bệnh. Thời điểm tốt nhất để thu hoạch mộc hương để làm thuốc là mùa đông. Ta đào sâu lấy rễ và sơ chế bằng cách rửa sạch, cắt bỏ hết phần thân lá và rễ con. Bạn có thể cạo bỏ lớp vỏ bần bên ngoài và cắt thành từng khúc nhỏ dài khoảng 5-10cm rồi phơi khô rễ cây trong bóng râm hoặc sấy ở nhiệt độ thấp đến khi khô hẳn.
Để bào chế dược liệu mộc hương ta thực hiện bằng những cách sau:
- Lấy củ, ngâm nước, vớt ra ủ trên khăn ẩm để nước ngấm và rễ mềm ra. Sau đó rễ được cắt lát, có thể được sử dụng sống hoặc khô hoặc bạn có thể trộn với bột mì, bọc lại và nướng để dành dùng dần – Theo Đông Dược Học Thiết Yếu.
- Đem dược liệu với bột rồi nướng chín – Theo Bản Thảo Cương Mục.
- Rửa sạch dược liệu và phơi khô trong bóng râm, sau đó cắt thành từng lát mỏng và xay thành bột. Khi dùng có thể cho phiến mỏng vào thuốc đã sắc hoặc đem mài rồi trộn với nước thuốc đã sắc khuấy đều rồi uống – Theo Phương Pháp Bào Chế Đông Dược.
Rễ mộc hương rất dễ bị nấm mốc nên bạn cần bảo quản chúng ở nơi khô ráo và thoáng mát. Đồng thời, tránh phơi quá kỹ hoặc phơi sấy ở nhiệt độ cao, vì dễ làm mất mùi thơm tự nhiên của dược liệu.
Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu trong mộc hương có chứa nhiều thành phần hóa học như Betulin, a-Ionone, Aplotaxene, Phellandrene, Stigmasterol, a Ionone, Custunolide, Costol, a-Costene, Costic acid, Saussuine, Dehydrocostuslactone, Dihydrodehydrocostuslacton, Camphene,…
Tác dụng dược lý
Trong đông y mộc hương có tác dụng gì?
Trong đông y, dược liệu mộc hương có vị đắng, hơi cay, có tính ôn nên được quy vào 3 kinh can, phế và tỳ. Dược liệu có tác dụng giúp an thai, chữa ngực bụng đau đầy, nôn mửa, tả lỵ, bổ đại tràng, giảm đau, đau bụng, khó tiêu, trúng độc bất tỉnh,…
Trong y học hiện đại mộc hương có tác dụng gì?
Hoạt chất helenin trong dược liệu mộc hương có tác dụng kích thích tiết mật trực tiếp và mạnh. Nó được sử dụng cho bệnh vàng da do gan nhằm cải thiện cấu trúc gan, giảm sưng tế bào gan, mà không bị hiện tượng sung huyết nhu mô.
Ngoài ra, dehydrocostus lactone và costus lactone trong dược liệu có tác dụng ức chế mạnh sự biểu hiện của kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg) trong tế bào ung thư gan Hep3B ở người.
Bên cạnh đó, một số Dược điển Châu Âu cũng liệt kê vai trò của cây mộc hương như một loại thuốc lợi tiểu, tẩy giun sán, long đờm và tiêu độc.
Đặc biệt dược liệu còn chứa các hợp chất kháng tụ cầu rất mạnh. Trong tương lai, thuốc có thể được sử dụng để kiểm soát nhiễm trùng và ngăn ngừa lây nhiễm do tụ cầu.
Kết quả khẳng định đây là cây thuốc tự nhiên có chứa các chất có khả năng chống u thần kinh đệm có triển vọng. Ngoài ra, dự kiến sẽ mở rộng hơn nữa nghiên cứu về hoạt động chống ung thư của dược liệu mộc hương.
Mộc hương có tác dụng gì?
- Hỗ trợ hệ miễn dịch
- Giảm đau
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa
- Viêm loét dạ dày
- Viêm phế quản mãn tính
- Tiêu chảy ở trẻ
- Suy nhược cơ thể
- Viêm cầu thận cấp và mãn tính
- Chữa lỵ cấp
- Đau túi mật
- Bụng đau, bụng đầy trướng
- Ruột viêm cấp, lỵ, ruột đau thắt
- Rối loạn tiêu hóa
- Viêm ruột cấp
- Đau lưng
- Viêm đại tràng
- Vàng da do viêm gan
- Xơ gan
- …
Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu mộc hương
Giúp hạn chế những biến chứng từ bệnh xơ gan
Lấy chỉ xác và rễ mộc hương mỗi loại 6g, kim nội kê và nhục quế mỗi loại 4g, xa tiền tử, trạch tả, hoài sơn, phụ tử chế, bạch truật mỗi loại 12g và 16g ý dĩ. Đem sắc với 1 lít nước đun trên lửa nhỏ trong khoảng 20 phút, uống trông ngày, kiên trì sử dụng trong 1 tháng.
Giúp bổ máu – Mộc hương có tác dụng gì?
Lấy rễ mộc hương và đương quy mỗi loại 6g, phục linh, viễn chí, táo nhân mỗi loại 8g, hoàng kỳ, long nhãn, bạch thược, đại táo, thục địa, kỷ tử mỗi loại 12g, 15g bạch truật và 16g đảng sâm. Đem sắc với 1 lít nước đến khi nước sắc lại còn 0,5 lít thì ngưng, mỗi ngày uống 1 thang.
Điều hòa kinh nguyệt
Lấy 6g rễ mộc hương; Phục thần, viễn chí, táo nhân mỗi loại 8g; Đại táo, long nhãn, bạch truật, hoàng kỳ, đương quy mỗi loại 12g và 16g đẳng sâm. Đêm sắc chung với 500ml nước trên lửa nhỏ trong 15 phút, mỗi ngày uống 1 thang.
Chữa viêm tụy cấp
Lấy rễ mộc hương, mang tiêu, diên hồ sắc, hoàng liên, hoàng cầm mỗi loại 12g, đại hoàng và bạch thược mỗi loại 20g. Đem sắc với 500ml nước đun trên lửa nhỏ trong 10 phút, ngày uống 1 thang.
Chống suy nhược cơ thể
Lấy rễ mộc hương, trần bì, sa nhân mỗi loại 6g và 8g bán hạ chế đem sắc với nước uống mỗi ngày 1 thang hoặc đem tán thành bột uống 20g/ngày.
Chữa viêm phế quản mãn tính – Mộc hương có tác dụng gì?
Lấy rễ mộc hương và cây ghi trắng mỗi loại 100g, lá tía tô đất, cỏ xạ hương, cây long nha thảo mỗi loại 50g và 30g hạt mùi. Đem Dược liệu sấy khô rồi nghiền thành bột mịn trộn đều. Ngày sắc với 30 – 40g thuốc, chia đều 3 lần và uống trước bữa ăn.
Những lưu ý khi sử dụng mộc hương
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xem dược liệu mộc hương là dược liệu an toàn (GRAS) khi sử dụng nó như một loại thực phẩm chức năng. Nó chỉ gây ra các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm chóng mặt và buồn nôn.
- Sử dụng quá nhiều dầu mộc hương có thể gây ra những tác dụng phụ không đáng có. Vì vậy nên sử dụng theo liều lượng mà bác sĩ khuyến cáo.
- Đối với phụ nữ có thai và cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu mộc hương.
- Những người bị dị ứng với các loại thực vật thuộc họ Compositae hoặc họ cúc như cúc vạn thọ, cúc tần, cỏ phấn hương, hoa cúc,… Nên tránh
- Dược liệu có chứa axit Aristolochic có thể gây hại cho thận, thậm chí có thể gây ung thư nếu dùng liều lượng lớn có thể gây ung thư.
- Bệnh nhân cao huyết áp cần thận trọng khi sử dụng
Tôi có nguyên liệu cần gia công viên nén, công ty tư vấn giúp ạ
Tôi muốn gia công viên uống hỗ trợ ngừa bệnh ung thư