Bạch tật lê là vị thuốc quen thuộc được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc đông y. Vị thuốc bạch tật lê là quả chín được phơi khô hoặc sáy khô của cây tật lê, quả thường có gai, nếu giẫm phải thường sinh bệnh lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về công dụng của bạch tật lê, vậy bạch tật lê là gì? Bạch tật lê có tác dụng gì? Bạch tật lê chữa bệnh gì? Hãy cùng Life Gift tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Bạch tật lê là gì?
Bạch tật lê thuộc họ tật lê/bá vương Zygophyllaceae, có tên khoa học là Fructus Tribuli. Ngoài ra, bạch tật lê còn được gọi với nhiều tên gọi khác như tật lê, thích tật lê, gai ma vương, gai yết hầu, gai sầu, gai chống,…
Hình ảnh bạch tật lê

Cây thuốc tật lê là loài cây thân thảo mềm, chia thành nhiều nhánh, mọc bò lan trên mặt đất thành từng đám lớn khoảng 1m, cây có thân và cành khá mảnh.
Lá mọc đối nhau, có hình bầu dục, đầu lá tròn, phần gốc thuôn nhọn. Mặt trên lá nhẵn, có màu xanh sẫm, mặt dưới của lá có lông trắng, mỗi lá dài khoảng 1 cm, mỗi lá có 5-7 đôi lá chét.
Hoa mọc đơn độc ở các kẽ lá với cuống dài khoảng 1 – 2cm, hoa có 5 cánh màu vàng chanh, 10 nhị và 5 bầu, thời kỳ ra hoa là thời điểm chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hạ.
Quả có gai chia thành 5 cạnh, những chiếc gai rất cứng nếu giẫm phải sẽ bị nhiễm trùng sinh bệnh. Quả có 5 mặt cứng đối xứng tỏa tròn, hình rìu nhỏ, các mặt tách nhau rõ rệt them từng đôi gai dài ngắn, vỏ dày. Bên ngoài quả bạch tật lê có lớp lông dày màu trắng bao quanh, bên trong có hạt phôi không nội nhũ, mặt lưng thô ráp hơi nhô lên và có vân mạng lưới. Cây tật lê thường cho quả vào tháng 5 – 8 hàng năm.
Khu vực phân bố
Cây tật lê được phân bố ở các vùng ven sông, ven biển, đất phù sa hoặc đất pha cát của nhiều nước trên thế giới. Chúng được trồng phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới và đây là loại cây bản địa được trồng ở châu Phi, Nam Âu,…
Cây tật lê là loại cây ưa sáng, cây có khả năng chịu hạn và có thể sinh trưởng trong điều kiện thời tiết khác nghiệt nên chúng thường mọc thành từng đám nhỏ ở các bãi cát ven biển. Cây rất dễ sinh trưởng và phát triển, chỉ cần một hạt nhỏ gieo xuống đất, sau mấy mùa mưa đã mọc thành chùm, mọc bờ trên đất.
Ở nước ta, loại cây này thường mọc chủ yếu ở các tỉnh ven biển như Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Huế, Quảng Bình, Quảng Trị,…
Thu hái, chế biến
Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu của cây tật lê là quả chín, thường được thu hái vào khoảng tháng 8-9 hàng năm.
Thông thường, người ta thu hoạch cả cây rồi mới dùng lực đập cho quả rơi ra. Chọn những quả già, cứng và chắc để chế biến tiếp tục xử lý, chế biến làm thuốc. Loại thảo mộc này có thể được dùng sống hoặc sao cháy gai đều được. Cụ thể, cách điều chế vị thuốc bạch tật lê như sau:
- Cách 1: Sau khi rửa sạch quả bạch tật lê đem đồ khoảng 3 tiếng, sau đó đổ ra phơi khô, đập để loại bỏ gai ngoài rồi đem tẩm với rượu và tiếp tục đồ trong khoảng 3 tiếng, đổ quả ra ngoài đem phơi khô lần nữa trước khi dùng.
- Cách 2: Ngâm quả bạch tật lê trong nước, tiến hành loại bỏ gai và quả lép, tiếp đó sao vàng, tán thành bột, để dành dùng dần.
Tuy nhiên, để giữ nguyên vẹn dược tính của vị thuốc bạch tật lê, nên bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc nơi quá ẩm ướt.
Thành phần hóa học – Bạch tật lê có tác dụng gì?
Qua một số nghiên cứu khoa học cho biết, vị thuốc bạch tật lê được cho là có chứa chất béo, ít tinh dầu, hợp chất alkaloid và nhựa chứa nitrat.
Và một nghiên cứu gần đây cho biết thêm, ngoài các hợp chất trên, dược liệu còn chứa flavonoid, lutein, tanin và nhiều saponin, trong đó có diosgenin, chlorogenin và gi gemin.
Tác dụng dược lý – Bạch tật lê có tác dụng gì?
Trong đông y bạch tật lê có tác dụng gì?
Theo đông y, vị thuốc bạch tật lê có vị đắng, hơi cay, dùng sống có tính bình, sao lên có tính ấm nên được quy vào 2 kinh can và phế. Vị thuốc bạch tật lê có tác dụng chữa đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, lở loét, ngứa ngáy ngoài da, ngứa toàn thân, bị tắc sữa, đau mắt đỏ, yếu sinh lý, thận yếu, đau đầu, di tinh, chảy máu cam, đau lưng, loét dạ dày, chướng bụng, đầy hơi,…
Trong y học hiện đại bạch tật lê có tác dụng gì?
Hoạt chất diosgenin trong vị thuốc bạch tật lê có khả năng tăng cường tiết nội tiết tố nam, cải thiện khả năng cương dương và ham muốn hiệu quả. Vì vậy, nó thường được sử dụng trong các sản phẩm tăng cường sinh lý, bổ thận, tráng dương. Đặc biệt để có hiệu quả tốt nhất, người ta thường kết hợp thảo dược này với nhiều loại thảo dược khác như dâm dương hoắc, kỷ tử, viễn chí,…
Hoạt chất Alkaloid trong dược liệu chiếm 0,01%, với tác dụng dược lý như chống sốt rét, chống loạn nhịp tim, giãn mạch, bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc hại, đặc biệt là các tác nhân gây viêm nhiễm.
Hoạt chất flavonoid có tác dụng điều trị các bệnh khác nhau như viêm nhiễm, viêm loét dạ dày, dị ứng,… Đồng thời hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp ngăn ngừa lão hóa và cholesterol xấu.
Hoạt chất Saponin có tác dụng tốt trong việc giảm cholesterol và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Đồng thời hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự tấn công của các loại ký sinh trùng gây hại.
Hoạt chất steroid được coi là phiên bản tổng hợp của hormone sinh dục nam và thường được sử dụng để điều trị rối loạn chức năng tinh hoàn. Ngoài ra, hoạt chất này còn có công dụng giảm đau, kháng viêm, tăng cường cơ bắp,…
Ngoài những hoạt chất chính kể trên, gai ma vương còn chứa một lượng nhỏ tinh dầu, chất béo, nitrat có lợi cho cơ thể.
Những bài thuốc chữa bệnh từ bạch tật lê
Chữa viêm họng, viêm chân răng, loét miệng
Lấy bạch tật lê tán thành bột mịn, đem nấu với nước 3 lần, cô lại thành cao đặc rồi trộn đều với mật ong. Khi dùng, lấy hỗn hợp bôi lên vùng bị viêm loét nhiều lần trong ngày.
Hoặc có thể dùng bạch tật lê két hợp với mộc tặc, nhục quế, hắc phàm, ngũ bội tử,… Dùng tán thành bột, lấy bột bôi lên vị trí viêm loét, đợi 5 – 10 phút rồi súc miệng với nước lọc. Mỗi ngày thực hiện 4 – 5 lần, áp dụng lien tục nhiều ngày đến khi tình trạng bệnh khỏi hẳn thì ngưng.
Chữa chảy nước mắt, mờ mắt, ngứa mắt
Lấy 12g bạch tật lê và 9g cúc diệp, đem nấu với 3 chén nước lọc. Tiến hành đun đến khi nước sắc lại còn 2 chén, dùng uống hết trong ngày sáng và tối.
Giúp cải thiện chức năng sinh lý
Lấy 100g bạch tật lê, 300g cương tiền và 200g kỷ tử và tiểu thảo cùng với 10 lít rượu trắng. Sau đó đem nguyên liệu làm sạch rồi ngâm với rượu, ngâm khoảng 30 ngày là dùng được. Mỗi lần uống chỉ nên uống 30ml, uống trước hoặc sau bữa ăn để tránh gây hại cho dạ dày và đạt hiệu quả tốt nhất.
Chữa di chứng tai biến mạch máu não
Lấy 12g bạch tật lê, 12g ngô đồng, 12g cương tầm, 12g thiên ma, 16g hy thiêm, 16g câu đằng, 10g địa long và 8g nam tinh. Cho tất cả dược liệu nấu với 1,5 lít nước, chia làm nhiều lần uống trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang, uống liên tục 3 – 4 tháng tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.
Bạch tật lê ngâm rượu có tác dụng gì?
Thường có thể ngâm rượu bạch tật lê mà không cần kết hợp với các dược liệu khác. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, tùy theo thể trạng và cơ địa của mỗi người mà rượu cần thêm hoặc giảm một số thành phần khác như câu kỷ tử, viễn chí để giúp rượu thơm ngon hơn.
Hoặc dùng kết hợp nấm ngọc cẩu hoặc dâm dương hoắc có thể tăng tác dụng bổ thận tráng dương, cường dương. Cụ thể, cách ngâm rượu gai ma vương như sau:
Ngâm bạch tật lê độc vị – Bạch tật lê có tác dụng gì?
Ngâm rượu bạch tật lê độc vị có tác dụng điều trị vô sinh, hiếm muộn, yếu sinh lý, liệt dương ở nam giới hiệu quả.
- Chuẩn bị 1 kg bạch tật lê và 5 lít rượu trắng.
- Đem bạch tật lê sao vàng cho dậy mùi thơm.
- Cho các nguyên liệu vào bình thủy tinh, đổ rượu vào, đậy kín, bảo quản ở nhiệt độ ổn định.
- Đậy kín, bảo quản ở nơi có nhiệt độ ổn định.
- Sau khoảng 20 ngày là có thể lấy ra sử dụng, ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ trong bữa ăn.
Ngâm rượu bạch tật lê kết hợp với nhục thung dung
Loại rượu này có tác dụng tăng cường chức năng sinh lý và kéo dài thời gian quan hệ cho nam giới.
- Chuẩn bị 1 kg bạch tật lê, 0.5 g nhục thung dung và 10 lít rượu.
- Sao thơm các dược liệu, để nguội hoàn toàn.
- Cho tất cả các dược liệu vào bình rồi đổ rượu vào ngâm khoảng 1 tháng.
- Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ trong bữa ăn.
Ngâm rượu bạch tật lê kết hợp với ba kích tím
Sự kết hợp giữa bạch tật lê với ba kích tím giúp điều trị rối loạn cương dương, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm rất hiệu quả.
- Chuẩn bị 1 kg bạch tật lê, 0,5 kg ba kích tím, 10 lít rượu.
- Đem bạch tật lê sao vàng cháy cạnh, rồi đem ngâm với các nguyên liệu còn lại.
- Thời gian ngâm khoảng 45 ngày là dùng được.
Lưu ý khi sử dụng bạch tật lê
- Vị thuốc này có tính ấm, khi đem sao sẽ không thích hợp với những người khí yếu, huyết hư, vì nếu dùng sẽ gây tổn thương khí huyết nghiêm trọng.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, tuyệt đối không được sử dụng khi chưa được sự đồng ý của các chuyên gia, nếu không sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho mẹ và bé.
- Loại dược liệu này có thể gây ra một số tương tác thuốc, vì vậy việc kết hợp bạch tật lê với thuốc uống, thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung không được khuyến khích.
- Sử dụng quá nhiều bạch tật lê có thể gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, tiêu chảy, tứ chi yếu hoặc chứng vú to ở nam giới,…
- Loại thảo dược này chỉ giúp cải thiện các triệu chứng nên trong trường hợp nặng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cách điều trị hiệu quả.
- Việc dùng thuốc cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tránh làm cơ thể suy nhược, cơ thể mất sức sẽ gây khó khăn cho việc điều trị.
Mình cần tư vấn