Xuyên tiêu là loại dược liệu quý mọc nhiều ở những vùng núi bỏ hoang ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Trong đông y, vị thuốc xuyên tiêu có tác dụng điều trị tuần hoàn máu kém, huyết áp thấp, đau nhức xương khớp, rối loạn tiêu hóa, sỏi mật,… Ngoài ra, xuyên tiêu cũng chính là gia vị quen thuộc trong các món ăn Trung Hoa mà đặc biệt là món ăn của người Tứ Xuyên, thứ gia vị ấm nóng, cay nồng. Vậy xuyên tiêu là gì? Xuyên tiêu có tác dụng gì? Để hiểu rõ hơn về công dụng của xuyên tiêu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
Xuyên tiêu là gì?
Xuyên tiêu thuộc họ cam quýt Rulanceae, có tên khoa học là Zanthoxylum simulans Hance. Ngoài ra, cây xuyên tiêu còn được gọi với nhiều tên gọi khác như hoa tiêu, sơn tiêu, hoàng lực, trưng, sưng, sâng, mác khén, hạt sẻn,…
Hình ảnh xuyên tiêu

Cây xuyên tiêu là loại cây dây leo nhỏ thường mọc thành bụi, cao khoảng 1 – 2m. Thân cây hơi đen, cành cây có màu đỏ nhạt dài tới 10m, cả thân và cành có gai ngắn mọc quặp vào phía trong.
Lá xuyên tiêu là loại lá kép lông chim mọc so le, dài khoảng 20 cm và có khoảng 2 – 3 đôi lá chét mọc đối nhau. Các lá chét mọc đối hình bầu dục, gốc nhọn, đầu tròn, mép lá mỏng có răng cưa rộng 3.5 – 5.5cm và dài 6 – 11cm. Mặt trên lá có màu xanh sẫm, mặt dưới lá có màu nhạt hơn, ở hai mặt gân lá có gai mọc đều và cuống lá dài.
Hoa mọc thành chùm ở nách lá, có lông ngắn, hoa đơn tính, màu trắng và cómùi thơm.Đài hoa nhẵn, hình chén, có răng nhọn, tràng hoa có hình trái xoan và có 4 – 5 cánh.
Quả sống có màu xanh và chuyển sang màu đỏ nhạt khi đã chín, dễ tách. Quả mọc quanh thân, bên ngoài vỏ nhăn nheo, bên trong có màu vàng. Mỗi quả có 1-5 hạt, hạt cứng, màu đen bóng, hạt có hình bầu dục, đường kính 3-5 mm.
Mùa hoa cây xuyên tiêu thường bắt đầu vào khoảng tháng 3 – 4, mùa quả cho nhiều quả nhất là tháng 5, tháng 6 hàng năm.
Khu vực phân bố
Cây xuyên tiêu có khả năng chịu hạn rất tốt, cây ưa sáng, thường mọc thành quần thể cây bụi nơi đồi núi, ven các rừng thứ sinh hoặc nương rẫy bỏ hoang. Cây xanh tốt quanh năm cho nhiều trái, quả lúc già sẽ tự khô và bong ra để phát tán hạt khắp nơi. Hạt rơi xuống đất sẽ nảy mầm, phát triển thành cây mới và hình như cây xuyên tiêu còn thuộc loại cây có công dụng tái sinh sau khi bị chặt đốn.
Trên thế giới, cây xuyên tiêu được trồng với số lượng lớn ở vùng Đông Bắc như Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan và các nước Đông Dương như Việt Nam, Lào, Campuchia.
Ở Việt Nam, loài này thường xuất hiện ở ven rừng, núi đá và vùng cây bụi ở miền Trung các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Thái Nguyên, Đắk Lắk.
Thu hái, chế biến
Người ta thường dùng rễ, cành, lá, vỏ quả và vỏ thân làm thuốc chữa bệnh.
Rễ, cành và lá được thu hái quanh năm, phần vỏ thân được thu hái vào mùa xuân và quả được thu hoạch khi nó chưa chín.
Rễ, cành, lá và vỏ thân đem rửa sạch rồi cắt thành từng khúc rồi phơi nắng, sắc lấy nước, tán thành bột hoặc ngâm rượu uống. Hơn nữa, dược liệu này có thể được sử dụng ở dạng tươi hoặc dạng chiết xuất trong dung dịch và tiêm trực tiếp vào tế bào, quả cũng được đem phơi nắng. Để dùng làm thuốc, quả cần đem sao lên cho đến khi có mùi thơm. Ở một số nơi người ta chỉ dùng vỏ chỉ được sử dụng sau khi đã sao thơm.
Dược liệu sau khi chế biến cần đậy kín và bảo quản nơi khô ráo tránh ánh nắng trực tiếp.
Thành phần hóa học – Xuyên tiêu có tác dụng gì?
Vỏ rễ có chứa flavon, glucosid diosmin, alcaloid nitidin
Hạt có chứa 1% tinh dầu với thành phần chủ yếu là limonen chiếm 44%, geranial chiếm 12.14%, neral chiếm 10.95% và linalol chiếm 6.84%. Hạt có vị cay, nóng rất thích hợp với các món ăn có tính hàn như đồ tươi sống, hải sản. Xuyên tiêu là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong ẩm thực châu Á hiện đại và người Tứ Xuyên dùng xuyên tiêu để làm gia vị có các món nước sốt cực kỳ nổi tiếng.
Tác dụng dược lý – Xuyên tiêu có tác dụng gì?
Trong đông y xuyên tiêu có tác dụng gì?
Theo đông y, xuyên tiêu có vị cay, đắng, có mùi thơm, tính ấm, hơi độc nên thường được dùng chữa các bệnh do lạnh trong cơ thể.
- Rễ xuyên tiêu dùng dưới dạng thuốc sắc có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, đau vùng thượng vị, viêm da, uốn ván, phong thấp, rắn cắn. Liều dùng là 9-15g, nếu là vỏ rễ thì dùng 1,5-3g.
- Quả xuyên tiêu trị ho, sổ mũi, sốt rét, viêm họng và rối loạn tiêu hóa (đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, giun đũa), đau lưng, đau răng, thấp khớp và chảy máu tử cung. Quả được dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc bột, mỗi ngày dùng 3 đến 5g.
- Lá được dùng làm gia vị cho các món canh hoặc đun nước để tắm rất tốt cho sức khỏe.
Trong y học hiện đại xuyên tiêu có tác dụng gì?
- Có tác dụng gây tê cục bộ: Nó được sử dụng trong nhổ răng, rạch áp xe, cắt amidan và tiểu phẫu thắt ống dẫn trứng. Tác dụng của thuốc tê ổn định và không có tác dụng phụ, thời gian gây tê diễn ra trong vòng 3 – 6 phút sau khi tiêm thuốc.
- Tác dụng giảm đau: Thuốc có tác dụng sau 5-10 phút khi tiêm 2ml chiết xuất hoa tiêu thẩm thấu vào bắp thịt, hiệu quả kéo dài 4 – 8 giờ. Một nghiên cứu được thực hiện trên 500 bệnh nhân bị đau do phong thấp, đau dây thần kinh, đau dạ dày, đau đầu. Dựa vào kết quả cho thấy sau 5 – 10 phút sau khi tiêm dịch chiết từ xuyên tiêu người bệnh sẽ bớt đau và kéo dài được trong 4 – 8 tiếng.
- Ức chế liên cầu khuẩn dung huyết, phế song cầu khuẩn, thương hàn, tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ và một số nấm ngoài da. Được dùng làm thuốc giết chết lãi đũa ở lợn.
- Với một liều nhỏ geraniol trong dược liệu có tác dụng lợi tiểu nhẹ.
- Điều trị viêm amidan cấp: Uống thuốc từ 2-6 ngày sẽ có hiệu quả. kết quả xét nghiệm máu trở lại bình thường.
- Thí nghiệm trên chuột cho thấy chất chelerythrine và ranitidin trong thành phần hoa tiêu có tác dụng chống ung thư, cụ thể hai hoạt chất này làm giảm chỉ số phân tế bào.
- Ngoài ra, đối với bệnh bạch cầu hạt mãn tính, hoạt chất cheearchthrine và ranitidin cũng có tác dụng điều trị tích cực. Không những vậy, một thí nghiệm khác sử dụng hoạt chất ranitidin trên chuột cũng cho thấy khả năng ức chế tình trạng viêm nhiễm lên đến 50%.
- Hoạt chất chelerythrine và nitidine trong vị thuốc xuyên tiêu có tác dụng chống ung thư. Dựa vào thí nghiệm cho thấy 2 hoạt chất này có khả năng kéo dài thời gian sống của chuột. Vì vậy, người mắc bệnh ung thư dùng vị thuốc xuyên tiêu có tác dụng giúp làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư. Đồng thời, kéo dài thời gian chữa trị và tăng khả năng khỏi bệnh.
Những bài thuốc chữa bệnh từ xuyên tiêu
Chữa liệt dương, chân tay mỏi
Lấy 40g xuyên tiêu, 40g tục đoạn, 40g xà sàng tử, 40g phụ tử, 40g nhục thung dung, 60g ngưu tất, 80g lộc nhung, 1.2g quế tâm và 1.2g viễn chí. Đem các dược liệu tán thành bột mịn, cho thêm mật trộn đều vo thành viên hoàn to cỡ hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên và uống cùng với rượu ấm.
Chữa khớp xương sưng đau, phong thấp
Lấy xuyên tiêu, ngư tất, cẩu tích, dây đau xương, phòng kỷ, cốt khí củ và tỳ giải mỗi loại dược liệu 12g đem sắc uống trong ngày.
Chữa rắn cắn
Lấy hoa tiêu, rễ đu đủ, hạt hồng bì với lượng vừa đủ, đem các dược liệu tán thành bột mịn. Khi dùng lấy một lượng bột vừa đủ tạo thành hỗn hợp sệt rồi bôi quanh vết thương, dùng liên tục trong vài ngày sẽ có hiệu quả.
Giúp giảm đau do đau dạ dày, viêm đại tràng có thắt, đau bụng do giun
Lấy 8g xuyên tiêu, 12g can khương, 12g đẳng sâm và 40g di đường. Đem các dược liệu xuyên tiêu, can khương và đẳng sâm đem đun sôi chắt lấy nước, sau đó hòa chung với di đường, uống khi còn nóng.
Chữa đau bụng, nôn nhiều
Láy 5g sơn tiêu, 5g can khương, 5g hoàng liên, 8g hoàng cầm, 10g khương bán hạ, 10g chỉ thực, 10g đẳng sâm và 12g bạch thược, đem các dược liệu sắc uống trong ngày.
Chữa rắn cắn – Xuyên tiêu có tác dụng gì?
Lấy quả xuyên tiêu, rễ đu đủ và hạt hồng bì đem giã nhỏ rồi đắp lên xung quanh vết cắn.
Chữa viêm da ngứa, chàm
Lấy sơn tiêu, minh phàn, khổ sâm và địa phu tử với liều lượng bằng nhau, đem sắc lấy nước xông rửa.
Hoặc lấy hoa tiêu và hoàng kiều với lượng bằng nhau ngâm với cồn 75% xát ngoài da.
Mình cần tư vấn về quy trình gia công thực phẩm chức năng