Xà sàng tử có tác dụng gì?

Xà sàng tử là một loại cỏ dại phổ biến mọc hoang khắp nơi và trong mắt nhiều người, nó chỉ là một thứ cỏ dại bỏ đi. Thiên nhiên luôn kỳ diệu như vậy và hầu như không có gì là vô dụng, ngay cả những thứ tưởng chừng như cỏ dại. Tuy nhiên, trong Đông y, đây là một trong những vị thuốc vàng trong việc điều trị các bệnh phụ khoa, bổ thận, tráng dương, sát trùng,… Vậy xà sàng tử có tác dụng gì? Tác dụng của xà sàng tử trong việc chữa bệnh? Để giải đáp những thắc mắc sau, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.

Xà sàng tử là gì?

Xà sàng tử hay thường gọi là cây giần sàng là loại thực vật mọc hoang xuất hiện nhiều ở nước ta, thuộc họ hoa tán và tên khoa học là Cnidium monnieri (L.) Cus.

Hình ảnh xà sàng tử

Xà sàng tử có tác dụng gì?
Xà sàng tử có tác dụng gì?

Xà sàng tử là loại cây thảo nhỏ và mềm, có rãnh dọc quanh thân, cây cao khoảng 40-100 cm.

Lá cây dạng lông chim, xẻ đôi. Cuống lá dài khoảng 4-8 cm, ôm sát thân do có bẹ ngắn. Các thùy lá nhỏ hình mũi mác, nhẵn, có màu xanh lục và rộng 1,5mm.

Hoa nhỏ li ti mọc thành từng chùm, hoa có màu trắng đặc trưng và xòe rộng thành những tán nhỏ. Nụ hoa có màu xanh, cuống dài khoảng 7-12 cm.

Quả bế đôi có hình bầu dục, nhẵn, hơi dẹt, có cạnh lồi. Bên trong quả chia thành nhiều múi, vỏ ngoài cứng có màu nâu nhạt.

Khu vực phân bố

Cây xà sàng tử thích hợp với khí hậu nóng ẩm quanh năm vì vậy loại cây này phát triển tốt ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc,,…

Tại Việt Nam, cây thuốc xà sàng tử mọc hoang nhiều ở các khu vực miền Bắc như Nghệ An, Hà Tĩnh. Chúng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu mát, ẩm ướt. Loại cây này sinh sản rất nhanh và mạnh mẽ nên chúng ta có thể thấy chúng mọc hoang ở bờ ruộng, ao, hồ, ven đường,… Chúng thích nghi với điều kiện thời tiết ẩm mát của mùa xuân, đôi khi chúng chúng mọc lấn át cả các loại cây công nghiệp khác.

Thu hái, chế biến – Xà sàng tử có tác dụng gì?

Người ta thường dùng quả và hạt của nó làm thuốc chữa bệnh.

Quả được thu hoạch vào mùa hè, từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Đây là thời điểm quả chín cho nhiều tinh dầu nhất. Thường người ta nhổ cả cây về phơi khô, sau đó đập lấy quả và loại bỏ tạp chất.

Theo cách bào chế của đông y: Khi dùng vị thuốc xà sàng tử uống thì phải xát sạch lớp vỏ bên ngoài và lấy phần lõi để không còn vị cay. Nếu sử dụng làm nước rửa bên ngoài thì dùng sống.

Theo kinh nghiệm của người Việt: Nếu dùng chín thì tẩm muối đem sao, chỉ cần nổ đều là được, còn nếu dùng sống thì nấu nước tắm.

Dược liệu cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, kín gió, tránh mất tinh dầu ở những nơi nóng ẩm.

Thành phần hóa học

Từ nghiên cứu cho thấy, vị thuốc xà sàng tử có chứa 1,3% tinh dầu, đây là chất có mùi hắc đặc trưng. Bên cạnh đó, nó còn chứa các thành phần chính bocnylisovalerianat, L.pinene và campphen.

Ngoài ra, dược liệu còn chứa Ostola là một tinh thể không màu. Thành phần chính của dầu màu đen xanh là 92,66% axit béo không no, 4,56% axit béo no, 0,38% chất không xà phòng hóa và 3,27% glyxerin.

Tác dụng dược lý

Trong đông y xà sàng tử có tác dụng gì?

Vị thuốc xà sàng tử có vị cay, đắng, có tính bình, hơi độc nên được quy vào 2 kinh thận và tam tiêu. Có tác dụng chữa yếu sinh lý, liệt dương, khí hư, vô sinh hiếm muộn, xà sàng tử chữa bệnh phụ khoa gồm ẩm ngứa ở cơ quan sinh dục, viêm âm đạo do nấm, tử cung lạnh ở phụ nữ, xích bạch đới. Đồng thời chữa bệnh trĩ, chữa ghẻ lở, mụn nhọt, hắc lào, lòi dom, hen suyễn, viêm phế quản,…

Trong y học hiện đại xà sàng tử có tác dụng gì?

Đối với hệ hô hấp: Theo thử nghiệm chiết xuất từ cây thuốc xà sàng tử ghi nhận tác dụng giảm đờm, làm giãn cơ phế quản và giảm cơn hen.

Đối với hệ tuần hoàn: sử dụng vị thuốc xà sàng tử để ổn định nhịp tim và hạ huyết áp của bệnh nhân cao huyết áp.

Đối với hệ thống miễn dịch: Việc sử dụng vị thuốc xà sàng tử có thể cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch. Đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các phản ứng dị ứng trong cơ thể.

Tác dụng kháng khuẩn: Dịch chiết xuất từ dược liệu đã cho thấy rõ khả năng ức chế sự phát triển của các trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, các chủng nấm Microsporum hoặc Epidermophytes – Đây là những thủ phạm gây ngứa da và cả trùng roi.

Đối với hệ thần kinh trung ương: Có tác dụng giảm đau dây thần kinh nhờ có tác dụng gây tê cục bộ, tăng cường trí nhớ và tăng cường khả năng hoạt động của não bộ.

Đối với cơ quan sinh dục: Tác dụng dược liệu tương tự như nội tiết tố nam testosterone. Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã cho chuột cái uống nước sắc dược liệu trong một thời gian và nhận thấy rằng số lượng buồng trứng và tử cung của chuột tăng lên so với trước khi dùng thuốc.

Đối với hệ xương khớp: Có khả năng phòng chống loãng xương ở phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh.

Những bài thuốc chữa bệnh từ xà sàng tử

Chữa trĩ ngoại – Xà sàng tử có tác dụng gì?

Lấy xà sàng tử và cảm thảo mỗi loại dược liệu 40g, đem cả 2 dược liệu tán nhỏ trộn đều với nhau, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g. bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp dùng vị thuốc xà sàng tử tươi nấu xông hơi và rửa hậu môn hàng ngày sẽ làm teo búi trĩ nhanh hơn.

Chữa bệnh eczema, viêm da

Lấy 60g xà sàng tử sắc kỹ, sau đó lấy thuốc tẩm vào gạc y tế rồi đắp lên vùng da cần điều trị khoảng 30 phút.

Bên cạnh đó, ta có thể dùng kết hợp xà sàng tử với bách chi, kinh giới và đảng sâm với liều lượng bằng nhau là 15g. Đem tất cả dược liệu sắc lấy nước thoa lên vùng da cần điều trị. Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng, cứ 280 ca mắc bệnh eczema thì 100 ca bị viêm da đều nhận được kết quả tốt.

Chữa tóc rụng từng mảng

Lấy 500mg xà sàng tử, 250g dây ba mươi, 100g nghiệt bì, 20g thanh phàn và 3 – 4 lít cồn 70 độ. Đem tất cả dược liệu ngâm với cồn trong 10 – 20 ngày. Sau đó chắt lấy phần nước gội với dầu vừng, cứ 100ml thuốc thì dùng 20ml dầu vừng. Thoa trực tiếp lên vùng da bị rụng tóc mỗi ngày sẽ giúp kích thích mọc tóc.

Chữa tử cung lạnh ở phụ nữ  Xà sàng tử có tác dụng gì?

Lấy 12g xà sàng tử, 12g ba kích, 8g nhục quế, 8g huyền cập, 8g bổ cốt chi và 30g dây tơ hồng. Đem xà sàng tử, ba kích, nhục quế, huyền cập và bổ cốt chi đem tán thành bột mịn rồi trộn đều hỗn hợp với nhau và dây tơ hồng sắc lấy nước. Khi uống, lấy nước sắc dây tơ hồng hòa với 24g bột dược liệu, ngày uống 1 thang và uống đều đặn mỗi ngày.

Ngâm rượu xà sàng tử

Chuẩn bị: Xà sàng tử, mạch môn, nhân sâm, huyền cập, địa hoàng, hạt mã đề, cỏ xước rễ lớn và xương bồ mỗi loại dược liệu 5g; Nhục dung, sơn thù, nấm tỏa dương, phục linh, kỷ tử và nữ trinh tử (là quả chín của cây trinh nữ phơi khô) mỗi loại dược liệu 15g; 2g nhục quế; 3g quốc lão; 30g long nhãn; 120g táo tào khô và 2 lít rượu trắng từ 40 độ trở lên.

Thực hiện:

Cho tất cả dược liệu vào vào bình thủy tinh có miệng rộng, đổ rượu vào rồi lắc đều. Rượu ngâm trong khoảng 30 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống từ 10 – 15ml.

Đối tượng sử dụng rượu xà sàng tử

Ai cũng có thể sử dụng loại rượu này nhưng nên dùng cho các đối tượng:

  • Người bị đau nhức xương khớp
  • Người bị yếu sinh lý
  • Người bình thường sử dụng để tăng cường sinh lý
  • Người bị phong tê thấp
  • Nam giới mắc chứng liệt dương

Rượu này rất thích hợp với các cặp vợ chồng bị vô sinh, phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa, phụ nữa mắc chứng khí hư, bạch đới, người bị sa hậu môn, bị lòi dom.

Những lưu ý khi sử dụng dược liệu xà sàng tử

Người ta hiểu rằng cây xà sàng tử có chứa một lượng độc tố nhất định. Lượng độc tố này tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng nếu sử dụng không đúng cách cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không đáng có. Do đó, khi dùng cần lưu ý những điểm sau trong quá trình sử dụng:

  • Không bao giờ lạm dụng dược liệu, sử dụng quá nhiều hoặc thêm bớt dược liệu trong công thức.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng, không được tự ý sử dụng dược liệu.
  • Không sử dụng dược liệu đã hư hỏng, ẩm mốc, kém chất lượng.
  • Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra kịp thời.

2 thoughts on “Xà sàng tử có tác dụng gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ