Trầm hương là cái tên đa phần ai cũng biết, đặc biệt về gỗ trầm hương, những vòng đeo phong thủy từ trầm hương,… Tuy nhiên, đây cũng được xem là dược liệu quý có công dụng chữa bệnh hiệu quả. Vậy trầm hương có thể dùng để chữa những bệnh nào? Hãy cùng gia công thực phẩm chức năng Life Gift tìm hiểu rõ hơn về dược liệu trầm hương nhé!
Mô tả đặc điểm cây trầm hương

Trầm hương là gì?
Dược liệu có tên khoa học là Aquilaria crassna Pierre. Cây có nhiều tên gọi khác như Dó bầu, cây tóc, trà hương, dó trầm, trầm gió, kỳ nam, kỳ nam hương,… Là loại cây thân gỗ to có chiều cao từ 30 – 40m. Vỏ thân có màu xám tro, xơ. Lá hình thuôn mọc so le nhau, phiến lá mỏng, mặt trên của lá có màu xanh bóng, mặt dưới của lá có màu nhạt hơn và phủ đầy lông, đầu và cuống đều nhọn. Cuống dài có lông, mặt trên thành các rãnh.
Ho mọc thành chùm hoặc từng tán, thường mọc ở lẽ lá, có màu xám trắng. Quả nang hình quả lê, có lồng, quả dài khoảng 4cm, rộng 3cm. Vỏ quả mở thành 2 mảnh và xốp, quả có 1 hạt gồm 1 phần trên hình nón, vỏ ngoài cứng, bên trong mềm.
Khu vực phân bố
Trầm hương mọc hoang ở những vùng rừng núi như Hà Tĩnh, Thừa Thiên, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quãng Nam, Quãng Ngãi, Hội An và miền Nam Bộ Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay nhiều tỉnh có vùng trồng trầm hương nhỏ lẻ nhằm khai thai trong nước và xuất khẩu.
Ngoài ra, cây được trồng nhiều ở Ấn Độ, Campuchia và xuất hiện nhiều ở một số tỉnh của Trung Quốc. Nhưng do cách thu hái và khu vực trồng của mỗi vùng khác nhau nên mỗi loại trầm lương có phẩm chất khác nhau. Chẳng hạn như Trung Quốc thường nhập trầm hương từ Ấn Độ và cả Việt Nam nhưng vẫn quý loại trầm có nguồn gốc từ nước ta nhiều hơn.
Trầm có kích thước và hình dáng không xác định: Có khi là những cục hình trụ và cũng có khi là miếng gỗ, hai đầu có vết như dao cắt. Có khi có những vết dọc sẫm màu, chất cứng nặng, nếu cắt ngang có thể xuất hiện những đám nhựa màu nâu hoặc màu đen. Có khi như miếng gỗ mục mặt ngoài màu nâu. Trầm có mùi thơm đặc biệt nhi đem đốt lên mùi hương lại càng rõ.
Những vùng có cây trầm có bệnh (cây xuất hiện những điểm nâu đỏ, nhiều u bướu và mắt trên thân cây) người ta thường làm nhà gần đó để canh, vì với những loại như vậy rất đắt, có khi lên đến 20 – 30 lần. Một cây có trầm cho 2 – 30kg trầm.

Thu hái, chế biến
Cây được thu hoạch quanh năm, lấy lõi thân, cành hoặc rễ đẽo bỏ phần gỗ trắng bên ngoài và lấy phần tâm lõi đen bên trong đem phơi ở bóng râm hoặc đem chẻ thành từng mảnh nhỏ rồi phới ở bóng râm, tránh phơi ngoài nắng hoặc đem sấy vì có thể làm mất mùi thơm của dược liệu nếu để ở nhiệt độ cao. Thanh hay mảnh đều có hình thù không nhất định, có khi như thanh gỗ mục, có khi có lỗ của sâu đục màu nâu xám ở thớ gỗ.Trầm được lấy tại cây sống sẽ được gọi là trầm sinh, nếu lấy ở cây bị mục hoặc đẵn đổ gọi là trầm rục. Lớp gỗ bao quanh khúc trầm cũng sẽ được thu hoạch với tên gọi tốc trầm.
Có người cho rằng trầm hương được tạo ra do bệnh gây ra bởi sự biến chất của những cứt chim ở kẽ cành. Nhưng đến nay người ta mới biết cây càng già 10 -20 năm trở lên, gỗ sẽ biến thành chất bóng, có những vết nhăn và gồ gề giống như cánh chim ưng do đó có tên gọi là gỗ chim ưng. Cũng có những mẫu gỗ không có các điểm trên mà chỉ có duy nhất màu nâu đỏ đều, có vài miếng gỗ chỉ có những điểm màu lam nhạt.
Trên thị trường hiện nay có 3 loại trầm hương:
- Trầm loại 1 gỗ đen bóng khi thả dưới nước trầm sẽ chìm và thường dược dùng làm hương liệu, có tên gọi là Kỳ hương
- Loại 2 có màu xanh sẫm không đều màu, khi thả xuống nước nửa chìm nửa nổi, được dùng làm dược liệu có tên gọi là Trầm hương
- Loại 3 gỗ màu trắng đục và nổi hoàn toàn trên mặt nước, chất lượng gỗ kém hơn nên được dùng làm nhang (hương) đốt.
Trầm hương có mùi thơm đặc biệt, thả xuống nước thì chìm, có vị đắng. Loại trầm lõi gỗ mịn, màu nâu sẫm, chắc nặng, có vết đen chứa nhiều dầu, khi đốt dễ cháy có mùi thơm đậm, có dầu sùi ra gần chỗ cháy, tỏa mùi thơm dễ chịu là được
Tràm vỏ giác ở ngoài có màu nhạt là kém. Trầm hương quý nhất là ở những vùng Quảng Ninh, Quảng Nam, Vĩnh Linh, Huế, Khánh Hòa, Kỳ Nam.
Hiện nay trầm hương tự nhiên đã cạn kiệt do khai thác quá mức và hiện đang tạo các dự án mới, nhân tạo được triển khai tại nhiều vùng.
Thành phần hóa học
Trầm chứa tinh dầu nhưng thành phần chủ yếu là 53% metoxybenzalaceton, 26% benzylaceton , 11% terpen alcol. Ngoài ra còn có một số acid xinamic và các dẫn xuất của nó.
Tác dụng dược lý
Trong Đông y
Trầm hương được xem là phương thuốc quý hiếm. Có tính ôn, cay, ngọt dịu có mùi thơm giúp bổ nguyên dương, bổ kinh thận.
- Giúp giảm đau: Chữa các bệnh đau bụng, đau ngực, đau đầu hiệu quả
- An thần: đốt trầm giúp an thần, trấn tĩnh, thư giãn. Trầm có mùi thơm đặc trưng nên không thể trộn chung với các hương thơm khác.
- Tốt cho tim mạch: Giúp trợ tim, mạnh tim, khó thở.
- Tốt cho thận: Làm ấm thận, rất tốt cho những người thận khí hư, lợi tiểu, bổ nguyên dương.
- Tối cho đường tiêu hóa: Giúp điều trị hạ đờm, chống nôn, tiêu chảy.
Trong Tây y
Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thực nghiệm sản phẩm ở dạng chiết và chưng cất có tác dụng chống co thắt cơ trơn. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm giảm biên độ co bóp của ruột khi tiêm acetylcholine. Đồng thời làm giảm nhu động tự nhiên của ruột.
- Đối với tiết niệu: Chữa bí tiểu tiện
- Đối với tim mạch: Chữa các bệnh đau ngực, hen suyễn, suy tim.
- Đối với tiêu hóa: Chữa đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
- Kháng sinh: Có tính kháng sinh, tạo kháng thể mạnh (kháng khuẩn và làm mau lành vết thương)
- Ung thư tuyến giáp: Các thành phần trong dược liệu có tác dụng khả năng phòng ngừa và điều trị ung thư, có khả năng tiêu diệt tế bào.

Trầm hương có tác dụng gì?
- Chữa hen suyễn
- Tăng cường sinh lực cho phái mạnh
- Loạn khí giới, đau bụng ở phụ nữ
- Trị bỏng
- Giảm ho, tan đờm, chống viêm họng
- Đau dạ dày, tiêu hóa kém, nấc, nôn ói
- Stress, đau đầu
- Lợi tiểu
- Giảm đau, hạ sốt, khó thở
- Thổ huyết
- Phòng ngừa và chữa bệnh ung thư
- …
Liều dùng
Trầm hương được xem là vị thuốc đắt và hiếm trong Đông y, chủ yếu chữa các bệnh bí tiểu tiện, bổ dạ dày, hen suyễn, đau ngực bụng, nôn mửa, giảm đau, trấn tĩnh. Ngày dùng 3 – 4g dưới dạng bột hoặc ngậm rượu, thường chỉ mài với nước để uống, ít khi sắc.
Những bài thuốc từ trầm hương
Điều trị đau dạ dày, tiêu hóa kém, nôn mửa
Lấy 5g trầm hương và đậu khấu đem tán đều thành bột mịn, chia ra thành 10 gói, mỗi gói 1g.
Người lớn uống 3 gói/ngày, trẻ em uống 2 gói/ngày
Pha vào nước nóng, khuấy đều, chờ lắng xuống rồi chắt lây nước uống.
Chữa hen suyễn
Lấy trầm hương, mộc hương, đinh hương, trần bì, tiểu hồi, kệ hạch, ô dước tạo giác mỗi nguyên liệu 12g. Đem tất cả nguyên liệu tán thành bột rồi uống cùng với rượu.
Chữa bệnh yếu sinh lý ở nam
Lấy trầm hương, nhục quế, ngũ vị tử, chích thảo, nhân sâm đem nấu hoặc pha với nước sôi như nước trà. Dùng uống hàng ngày hoặc có thể ngâm với rượu uống vào mỗi buổi tối hoặc ngâm với rượu uống vào mỗi buổi tối.
Điều trị đau bụng, đau ngực do hàn ngưng khí trệ
Chuẩn bị 2g trầm hương, 4g sa nhân, hương phụ và cam thảo 8g đem sắc uống, mỗi ngày uống 1 thang. Hoặc ta lấy 4g trầm hương, 6g mộc hương, 8g ô dược và 12g cau, đem sắc uống mỗi ngày.
Chữa đột quỵ, lên cơn động kinh, hàm răng nghiến chặt
Chuẩn bị trầm hương, chu sa, tỳ bạt, bạch truật, xạ hương, đinh hương, thanh mộc hương, kha tử, bạch đàn hương, hương phụ, an tức hương, tê giác mỗi dược liệu 40g; Nhũ hương, dầu tô hợp hương và băng phiến mỗi dược liệu 20g. Đem tất cả nguyên liệu tán thành bột mịn cho thêm mật ong vào vo thành viên hoàn 4g. Ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần dùng ½ viên – 1 viên và uống cùng nước ấm.

Điều trị táo bón ở người cao tuổi do khí huyết hư
Chuẩn bị 2g trầm hương, 12g ma nhân, 24g nhục thung dung. Đem tất cả nguyên liệu tán thành bột mịn, cho thêm mật ong trộn đều vo thành viên hoàn. Ngày uống 2 lần, lần dùng 12 – 20g.
Điều trị đại tiện táo bón, động kinh, ho suyễn, choáng váng đầu, rêu lưỡi vàng dày và dính do thân có thực nhiệt
Chuẩn bị 20g trầm hương, 40g mông thạch, đại hoàng (chưng rượu) và hoàng cầm 320g. Đem tất cả nguyên liệu tán thành bột mịn, cho nước vào rồi vo thành viên hoàn nhỏ. Ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần dùng khoảng 2 – 12g tùy triệu chứng. Giúp cải thiện tình trạng tao bón nhanh chóng.
Lưu ý khi sử dụng trầm hương
Không sử dụng trầm hương cho phụ nữ đang mang thai và người âm hư hỏa vượng
Người có khí hư hãm ở phần dưới nên thận trọng khi dùng
Hiện nay do giá trị kinh tế cao nên nhiều cơ sở kinh doanh trầm hương kém chất lượng. Do đó, nên thận trọng khi chọn mua dược liệu và để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước ki sử dụng nhé!
Mình cần tư vấn
Mình cần tư vấn gia công
Tư vấn cho tôi nhé