Hy thiêm là cây và hy thiêm có tác dụng gì đối với sức khỏe

Dược liệu hy thiêm ngày càng được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể biết đến và hiểu rõ hơn về loại dược liệu này, về những cách dùng hay hoặc những kiêng kỵ của nó. Vậy hy thêm là cây gì? Hy thiêm có tác dụng gì? Những công dụng của hy thiêm đối với sức khỏe? Trong bài viết sau đây, gia công thực phẩm chức năng Life Gift sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết nhất về dược liệu hy thiêm.

Hy thiêm là cây gì?

Trước khi tìm hiểu hy thiêm có tác dụng gì thì ta hãy cùng tìm hiểu mô tả đặc điểm của hy thiêm.

Hình ảnh hy thiêm:

Hy thiêm có tác dụng gì?
Hy thiêm có tác dụng gì?

Cây hy thiêm thuộc họ hoa cúc, có tên khoa học là Sigesbeckia Orientalis. Cay với nhiều tên gọi khác nhau như cỏ dĩ, cứt lợn hoa vàng, chó đẻ hoa vàng, hỏa hiêm thảo, nụ áo rìa, hy tiên, thiểm thiên, lưỡi đồng, hỏa liễm, dương chỉ thái,…

Cây hy thiêm là loại cây thuốc nam thân thảo, sống lâu năm, cây có thể đến 1m. Đặc điểm của cây hy thiêm có nhiều nét khá tương đồng với cây cỏ nhọ nồi. Thân có màu xanh lục, phân thành nhiều cành được bao phủ bởi lớp lông tơ mịn, mỏng, có màu trắng, có mùi hôi tựa như phân heo. Lá mọc đối xứng nhau, có hình quả trám có khi hình thoi mũi mác hoặc hình tam giác. Có cuống lá ngắn, phiến lá men theo cuống lá, đầu lá nhọn, mép có răng cưa không đều, mặt dưới phủ một lớp lông mịn, có 3 gân chính mảnh.

Hoa mọc thành cụm ở đầu cành, có màu vàng, cuống hoa có lông tuyến dính. Tuyến lông này sẽ dình vào người nếu chạm vào nó. Quả bế có góc nhẵn, hạt nhỏ, có màu đen bóng. Cây thường cho hoa vào tháng 4 – 5 đến tháng 8 – 9 và cho quả quả vào tháng 6 – 10.

Khu vực phân bố

Cây hy thiêm sinh trưởng và phát triển tốt vào mùa hè xuân và cây thường lụi tàn vào mùa thu đông. Cây thường mọc trên những nơi đất màu mỡ và tương đối ẩm, trên các bờ bãi ven đường, các nương rẫy, bãi sông thung lũng.

Do cây có khả năng tái sinh mạnh nên hy thiêm thường phân bố tập trung trên một vùng tương đối rộng. Điều này giúp người dân dễ dàng thu hái, dễ có phương hướng khai thác triệt để trong một vùng. Chủ yếu là hạn chế trâu bò giẫm nát cây con hoặc cắt phá cây với mục đích không cần thiết. Sau khi thu hoạch ngô một thời gian là có thể hái những cây hy thiêm non. Do lá bắc của hy thiêm có chất dính nên quả có khả năng phát tán nhờ con người và động vật. Bên cạnh đó, cây còn có khả năng tự phát tán hạt ra xung quanh nhờ gió.

Cây hy thiêm được tìm thấy đầu tiên ở Trung Quốc và cây cũng được tìm thấy ở Philipin, Nhật Bản, các nước châu Úc và nhiều nước khác.

Tại Việt Nam, cây được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Lai Châu, Hòa Bình, Lào Cai,…

Thu hái và chế biến

Do cây hy thiêm thường tan lụi vào mùa đông nên thường sẽ thu hoạch vào khoảng tháng 4 hoặc tháng 6 tùy vào khí hậu từng vùng, đây là thời điểm thu hoạch tốt nhất. Lúc này cây chỉ mới có ít hoa hoặc chưa ra hoa, thường người ta sẽ thân, lá để làm thuốc, bỏ phần gốc và rễ của cây.

Sau khi thu hoạch về cắt bỏ hết các rễ thừa, lá bị úa hoặc bị sâu, rồi cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 3 – 5cm. Cuối cùng, có thể đem phơi hoặc sấy khô để dược liệu có thể dùng lâu hơn.

  • Phơi khô: Phơi trực tiếp dưới nắng 4 – 5 hôm
  • Sấy khô: Sấy trên lửa nhỏ hoặc ở nhiệt độ 50 – 60 độ C

Dược liệu khi khô sẽ có màu nâu đen hoặc màu nâu tro, lá nhăn nheo như trà khô, thân hình ống tròn. Khi dược liệu khô hoàn toàn được bảo quản trong túi bóng kín hoặc lọ kín, để bảo quản được lâu dài, tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu các thành phần hoạt chất có trong hy thiêm cho thấy dược liệu này chứa nhiều hợp chất quý tốt cho sức khỏe như alkaloid, daturosid, darutigenol, melampolid, orientin, axit salicylic, các chất đắng daturosid, orientin,…

Tác dụng dược lý

Trong đông y hy thiêm có tác dụng gì

Dược liệu hy thiêm có có vị đắng, cay, có tính hàn nên được quy vào 2 kinh can, thận. Dược liệu có tác dụng điều trị đau lưng mỏi gối, thanh nhiệt, giải độc, tay chân tê nhức, an thần, lợi gân cốt, phong thấp, giảm đau, cơ nhục tê khó khỏi, mụn nhọt lở ngứa, kinh nguyệt không đều, tê bại nửa bại nửa người,…

Công dụng của hy thiêm trong đông y

Theo nghiên cứu cho thấy dược liệu hy thiêm có tác dụng hạ acid uric do ức chế xanthin oxidase

Có tác dụng chống tăng acid uric và có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về xương khớp

Có tác dụng giảm đau, chống viêm đối với người bệnh có chống chỉ định hoặc không đáp ứng đối với các loại thuốc chống viêm như steroid, corticosteroid hoặc colchicin.

Dược liệu hy thiêm khả năng làm giãn tĩnh mạch và ức chế hệ miễn dịch

Hy thiêm có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Dược liệu hy thiêm có tác dụng:

  • Giảm phù nề ở chân, kháng viêm tốt
  • Giảm đau, bảo vệ màng bao dịch khớp
  • Chữa mụn nhọt do nóng trong
  • Cao huyết áp
  • Hỗ trợ điều trị đau đầu, khàn giọng, mất tiếng
  • Mất ngủ
  • Nôn mửa khi ăn
  • Tay chân tê mỏi, tê thấp
  • Đau nhức xương khớp
  • Viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp
  • Bệnh gout
  • Chữa nhọt, nhọt sau lưng

Những bài thuốc chữa bệnh từ hy thiêm

Hy thiêm hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Chuẩn bị 8g hy thiêm, long đởm thảo và chi tử mỗi dược liệu 4g; Trạch tả, thảo quyết minh, ngưu tất, hoàng cầm mỗi dược liệu 6g. Cho tất cả dược liệu sắc với 700ml nước đến khi còn 500ml thì ngưng, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Hy thiêm vo dạng viên hoàn

Lấy cành non và 5 lá hy thiêm hái vào ngày mùng 5 tháng 5 với mật vừa đủ. Lấy dược liệu rửa sạch phơi khô 9 lần, sau đó đem sao rồi tán thành bột mịn. Cho mật ong vào bột dược liệu tạo thành dạng đặc sánh, vo thành viên hoàn cỡ hạt ngô. Ngày uống 40 viên, uống với rượu nóng hoặc nước cơm. Bài thuốc này có thể điều trị các triệu chứng cấm khẩu không nói được, thường sùi bọt mép, mất trợn, miệng méo, giúp sáng mặt, tóc đen khỏe, mạnh gân cốt, tai nghe rõ hơn, giúp sáng mặt,…

Chữa tiêu chảy

Lấy hy thiêm tán thành bột, trộn dược liệu với một ít hồ giấm vừa đủ, vo thành viên hoàn nhỏ cỡ hạt ngô đồng. Lần uống 30 viên với nước cho đến khi bệnh chấm dứt.

Chữa các bệnh về xương khớp

Lấy 10g bột hy thiêm, 3g bột thiên niên kiện và 2g bột xuyên khung. Dem tất cả dược liệu trộn lị rồi vo viên hoàn, ngày uống 2 lần, uống trước khi ăn 1 tiếng, lần uống 5 viên.

Hoặc lấy 4g hy thiêm khô, đường đen vừa đủ, đem dược liệu sắc kỹ với nước, chắt lấy nước cốt tiếp tục nấu với đường đen tạo dạng cao sệt. Mỗi lần dùng uống 2 chén trà nhỏ, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chữa đau đầu, cảm mạo

Lấy hy thiêm và tía tô mỗi loại 12g, 8g hành. Đem tất cả dược liệu sắc 1 lít nước, đun đến khi nước còn một nửa. Uống trước khi ăn, ngày uống 2 lần.

Chữa đau họng, ho có đờm

Chọn cành non và lá hy thiêm trước khi cây trổ hoa. Lấy dược liệu phơi khô, sao vàng và tán thành thành mịn, cho mật ong vào vo viên. Lần uống 5g uống với nước sôi để nguội.

Chữa mất ngủ

Lấy hy thiêm và hoa hòe mỗi loại 20g, sắc với 700ml đến khi còn 500ml thì ngưng, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Lưu ý khi dùng hy thiêm chữa bệnh

Để sử dụng hy thiêm mang đến hiệu quả tốt hơn, đảm bảo an toàn sức khỏe cần lưu ý:

  • Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú hoặc trẻ em tuyệt đối không dùng hy thiêm
  • Trong quá trình sử dụng thuốc nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào nên ngưng sử dụng ngay và đến cơ sở y tế khám chữa kịp thời
  • Kiên trì sử dụng sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt
  • Hy thiêm kỵ sắt nên không uống kèm với các thực phẩm bổ sung sắt
  • Những người bị âm hư mà không phong thấp tuyệt đối không dùng

11 thoughts on “Hy thiêm là cây và hy thiêm có tác dụng gì đối với sức khỏe

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ