Nguồn gốc, thành phần, công dụng và cách dùng củ tam thất

Củ tam thất từ lâu đã được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh trong đông y. Tuy nhiên, mọi người còn chưa thực sự hiểu rõ về vị thuốc quý mà không hiếm này. Do đó, trong bài viết hôm nay, hãy giacongthucphamchucnang.vn đi tìm hiểu về củ tam thất là gì? Củ tam thất có tác dụng gì? Củ tam thất ngâm rượu trị bệnh gì? Và những thông tin liên quan đến loại củ này để sử dụng đúng cách, hiệu quả nhất.

1. Nguồn gốc củ tam thất

Tam thất hay còn được gọi với nhiều tên khác như thổ sâm, sâm tam thất hay kim bất hoán. Tên khoa học đầy đủ của loài cây này chính là Panax pseudoginseng Wall và thuộc họ nhân sâm (Araliaceae).

Tam thất tuy là loài cây có kích thước nhỏ nhưng tuổi thọ lại khá cao. Mỗi cụm lá có từ 3 đến 4 cái mọc theo vòng. Mép lá không nhẵn mà giống hình răng cưa với lá kép có từ 3 – 7 lá. Hoa có màu vàng nhạt mọc ở phần ngọn của thân. Củ tam thất mọc chìm xuống dưới đất.

Tam thất
Tam thất

Tam thất là loài cây không ưa sáng nhưng ưa bóng râm và những nơi ẩm ướt, cây phát triển mạnh ở vùng đất cao hơn 1500 mét so với mực nước biển. 

Theo như nhiều nghiên cứu thì tam thất có nguồn gốc tại Trung Quốc. Sau đó, theo thời gian, loài cây này di thực và dần xuất hiện tại nước ta. Các địa phương có lượng tam thất sinh trưởng, phát triển nhiều và mạnh mẽ là Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, dãy núi Hoàng Liên Sơn, vùng thượng nguồn sông Hồng.

2. Thành phần củ tam thất

Tam thất là vị thuốc quý với rất nhiều thành phần tốt cho cơ thể cũng như sức khỏe con người. Các thành phần quan trọng đó có thể kể đến như:

  • Saponin chiếm 10 %, trong đó bao gồm: protopanaxadiol và protopanaxadiol.
  • Củ tam thất có nhiều thành phần như: flavonoid, polysaccharide, phytosterol và muối vô cơ.
  • Tinh dầu của tam thất bao gồm: alpha guaiene, beta guaiene, octadecan…
Thành phần củ tam thất
Thành phần củ tam thất

3. Công dụng của củ tam thất

Trong tất cả các bộ phận của tam thất thì phần củ là có dược tính cao nhất và mang lại hiệu quả tuyệt vời hơn cả.  Vì thế, các cộng dụng chủ yếu của tam thất có thể kể đến như:

  • Tăng cường lưu thông tuần hoàn máu lên não, máu đến động mạch vành.
  • Có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương mà vẫn duy trì ổn định được huyết áp.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch dịch thể cho cơ thể bằng cách tác động trực tiếp vào tế bào lympho T.
  • Ngăn ngừa tế bào ác tính di căn và phòng ngừa ung thư.
  • Cải thiện các vấn đề về thần kinh như chống trầm uất, an thần.
  • Cải thiện một số triệu chứng liên quan đến nhãn khoa.
Công dụng của củ tam thất
Công dụng của củ tam thất

Ngoài ra, củ tam thất còn được sử dụng nhiều để điều trị một số triệu chứng như:

  • Cầm máu, chống viêm, giảm sưng giảm đau.
  • Chữa thiếu máu hay ở cầm máu ở vết thương hở.
  • Cải thiện tình trạng lỵ, kiết, đại tiện ra máu, cải thiện rong huyết sau sinh…

4. Cách dùng tam thất

Hiện nay, có rất nhiều bài thuốc từ củ tam thất mang lại hiệu quả đáng kể. Tùy từng tình trạng bệnh lý mà chúng ta sẽ sử dụng theo những cách khác nhau. Cụ thể như sau:

Cách 1: Chữa thiếu máu 

Lấy 6gram bột tam thất rồi hòa với nước để uống hàng ngày. Hoặc cũng với lượng như vậy, các bạn đem hầm với gà, thêm chút thuốc bắc vào sẽ tăng hiệu quả chữa bệnh.

Cách 2: Chữa chảy máu do chấn thương, va đập

Chữa chảy máu do chấn thương, va đập
Chữa chảy máu do chấn thương, va đập

Lấy một lượng vừa đủ củ tam thất đem giã nát rồi lọc lấy nước uống. Phần bã đắp vào vết thương để cầm máu và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, tránh nhiễm trùng.

Cách 3: Chữa suy nhược cơ thể 

Đối với phụ nữ sau sinh hay người già bị suy nhược cơ thể có thể sử dụng tam thất để cải thiện tình trạng này. Các nguyên liệu cần chuẩn bị như sau:

Chữa suy nhược cơ thể
Chữa suy nhược cơ thể

Cách làm: Tất cả các nguyên liệu trên, chúng ta đem tán nhuyễn rồi pha với nước uống. Mỗi ngày dùng 20g để pha nước uống.

Ngoài ra, cũng với nguyên liệu trên, các bạn có thể sắc lấy nước uống. Mỗi ngày 1 thang và dùng hết trong ngày. 

Cách 4: Chữa tiểu tiện ra máu từ củ tam thất

Những người bị viêm đường tiết niệu hay tiểu tiện ra máu có thể sử dụng bài thuốc sau để điều trị:

Chữa tiểu tiện ra máu
Chữa tiểu tiện ra máu

Cách thực hiện: Các bạn đem các vị thuốc trên sắc với lửa nhỏ để lấy nước uống hàng ngày.

Cách 5: Chữa thiếu máu do mất máu cấp tính từ củ tam thất

Mất máu cấp tính thường sẽ có biểu hiện hồng cầu giảm trong công thức bạch cầu. Nếu kéo dài tình trạng này, sẽ gây nên tình trạng mất máu mạn tính và có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khác. 

Do đó, các bạn có thể sử dụng tam thất để cải thiện vấn đề này như sau: Hãy lấy khoảng 10gram tam thất đem tán nhỏ. Sau đó, lấy bột hòa tam thất với nước uống đều đặn mỗi ngày.

 Chữa thiếu máu do mất máu cấp tính
Chữa thiếu máu do mất máu cấp tính

Tam thất mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc chuẩn bị mất rất nhiều thời gian.  Vì thế, các bạn có thể cân nhắc sử dụng dược liệu củ tam thất đã qua bào chế và chỉ việc sử dụng mà không mất công chuẩn bị. Do đó, các bạn có thể tìm đến giacongthucphamchucnang.vn để sở hữu những sản phẩm tam thất đã qua bào chế đảm bảo chất lượng tốt cùng mức giá hợp lý.

Trên đây là những thông tin hữu ích về củ tam thất cũng như những cách sử dụng loại nguyên liệu này trong chữa một số bệnh thường gặp hiện nay. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức để sử dụng tam thất đúng cách nhằm cải thiện sức khỏe cho mình và những người thân yêu trong gia đình.

2 thoughts on “Nguồn gốc, thành phần, công dụng và cách dùng củ tam thất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ