Nang mực thường bị bỏ đi khi chế biến nhưng lại là một vị thuốc giúp làm lành vết loét, cầm máu, trừ khí hư…Vậy nang mực có tác dụng gì? Nang mực dùng để làm gì? Nang mực có ăn được không? Cách sử dụng nang mực. Mai mực làm trắng răng. Cùng tìm hiểu chi tiết nhé!
Nang mực là gì?
Nang mực là lớp vỏ trong của con mực được hình thành từ lớp đá vôi và lớp sừng mỏng bên ngoài. Đây là một loại dược liệu quý có tên khoa học Sepia esculenta thuộc họ Cá Mực với nhiều tên gọi khác nhau như mai mực, hải phiêu tiêu hay ô tặc cốt…
Khi chọn mực làm dược liệu, người ta thường chọn mực nang vì nó khá to, dễ cầm, không bị giòn hoặc gẫy trong quá trình sơ chế.
Bột nang mực là gì? Cách chế biến và bảo quản
Tại nước ta, mực sinh sống nhiều ở những vùng biển thuộc tỉnh Khánh Hòa, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An…
Bột nang mực là sản phẩm sơ chế từ nang mực phơi khô. Mực sau khi bắt về thì đem rửa sạch, lấy nang mực ra khỏi thân, đem ngâm rửa cho hết mặn rồi phơi khô. Sau khi phơi khô thì mài nang mực thành bột và bảo quản trong lọ kín để dùng dần.
Thành phần hóa học
Như chúng ta đã biết, mực là món ăn không chỉ ngon miệng mà còn chứa nhiều thành phần có giá trị dinh dưỡng cao. Theo đó, vị thuốc nang mực cũng có chứa nhiều thành phần có giá trị dược lý như:
- Muối natri clorua
- Canxi phosphat
- Canxi carbonate
- Pectin (chất keo)
- Một ít chất hữu cơ.
Nang mực có tác dụng gì?
Theo y học hiện đại nang mực có tác dụng gì?
- Trung hòa acid dịch vị: canxi carbonat trong nang mực được sử dụng điều trị các chứng ợ chua, ợ nóng, buồn nôn trong bệnh đau dạ dày. Đồng thời giảm kích ứng niêm mạc dạ dày và phục hồi các tế bào bị viêm loét.
- Ức chế cholinergic: các thành phần dược lý trong nang mực ức chế dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn sự tiết acid quá mức làm tổn thương những vết loét trong dạ dày.
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày: pectin hay còn gọi là chất keo giúp các ổ loét gây viêm dạ dày, đồng thời hạn chế tình trạng xuất huyết dạ dày một cách rõ rệt.
- Ngoài ra, bột nang mực còn có tác dụng đông máu, giúp cầm máu tại chỗ hiệu quả.
Theo y học cổ truyền nang mực có tác dụng gì?
Trong đông y, nang mực có vị mặn tính ấm có tác dụng làm lành vết loét, cầm máu, loại bỏ khí hư, cố tinh và khử hàn thấp…chủ trị một số bệnh như băng huyết, mắt mờ, ợ chua, ợ nóng hay viêm loét dạ dày, ho lao lực…
Nang mực dùng để làm gì?
Mai mực làm trắng răng – Nang mực có tác dụng gì?
- Chuẩn bị: mai mực hoặc nang mực.
- Thực hiện: mài nang mực thành bột thật nhỏ và mịn. Trộn kem đánh răng cùng với bột mai mực, đánh răng thật kĩ rồi xúc miệng lại bằng nước sạch.
Nang mực làm sương sâm – Nang mực có tác dụng gì?
Sử dụng nang mực làm sương sâm chắc hẳn không còn quá xa lạ bởi nó sẽ giúp sương sâm nhanh đông và dai hơn, đồng thời cũng rất tốt cho sức khỏe.
- Nguyên liệu: 200gr lá sâm lông tươi, 4 lít nước sôi để nguội, nang mực phơi khô mài với nước hoặc mài khô thành bột, đường trắng.
- Bước 1: rửa sạch lá sương sâm rồi vò nát cùng với 4 lít nước đun sôi để nguội.
- Bước 2: vò bằng tay khoảng 30 phút cho đến khi thấy nước sền sệt.
- Bước 3: thêm bột nang mực vào sương sâm rồi trộn thật đều tay, vừa trộn vừa vò để thành phẩm được dai ngon hơn.
- Bước 4: lọc lấy phần nước sương sâm cho vào khuôn hoặc khay tùy thích và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 3-4 tiếng là có thể dùng được.
Ngoài ra, còn có thể dùng nang mực làm bánh để tăng độ dai giòn cho món ăn. Cũng tương tự làm sương sâm, nang mực cần được sơ chế thành dạng bột nhằm dễ hòa trộn với các nguyên liệu khác.
Cách sử dụng nang mực để chữa bệnh?
Nang mực chữa viêm dạ dày – Nang mực có tác dụng gì?
- Chuẩn bị: 8.5g bột mai mực, 1.5g bột bối mẫu.
- Thực hiện: trộn đều cả 2 dược liệu trên rồi cho vào lọ kín bảo quản dùng dần. Mỗi lần dùng 4g cùng với nước ấm, lưu ý dùng trước bữa ăn.
Giảm ợ chua, ợ hơi – Nang mực có tác dụng gì?
- Chuẩn bị: nang mực 20g, thổ bối mẫu 6g và 12g cam thảo.
- Thực hiện: tán nhỏ tất cả dược liệu rây qua rây cho mịn và bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần dùng 6g trước bữa ăn 30 phút, ngày dùng 2 lần.
Nang mực chữa đau dạ dày – Nang mực có tác dụng gì?
- Chuẩn bị: nang mực và kê nội kim mỗi vị 4g, cam thảo 0.2g, gạo nếp rang thơm 2g (tất cả dùng ở dạng bột).
- Thực hiện: trộn đều các vị thuốc với nhau, mỗi lần dùng 1 thìa cà phê sau khi dùng bữa. Mỗi ngày uống 2 lần trong khoảng 2-3 tháng sẽ cải thiện chứng đau dạ dày rõ rệt.
Chữa tai chảy mủ – Nang mực có tác dụng gì?
- Chuẩn bị: 2g mai mực và 0.2g xạ hương.
- Thực hiện: tán nhuyễn dược liệu rồi dùng tăm bông ngoáy nhẹ vào bên trong tai. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần.
Chữa băng huyết ở phụ nữ – Nang mực có tác dụng gì?
- Chuẩn bị: nang mực 16g, cam thảo 4g, ngũ bội tử mỗi thứ 6g, hoàng kỳ, bạch thược, địa du, mẫu lệ, bạch truật mỗi vị 12g.
- Thực hiện: sắc các vị thuốc trên cùng với 500 ml nước lọc trong khoảng 30 phút thì gạn lấy phần nước sắc dùng khi còn ấm nóng.
Chữa khí hư bạch đới – Nang mực có tác dụng gì?
- Chuẩn bị: nang mực 63g, than quán chúng 30g và củ tam thất 8g.
- Thực hiện: nghiền các dược liệu thành bột mịn. Mỗi lần dùng 12g cùng với nước sôi, dùng đều đặn mỗi ngày.
Những lưu ý khi dùng nang mực làm thuốc
Khi sử dụng nang mực làm thuốc chữa bệnh, cần lưu ý một vài điểm dưới đây:
- Dùng nang mực chữa bệnh dạ dày cần kiên trì thực hiện để có thể thu được hiệu quả như ý muốn.
- Hiệu quả chữa bệnh tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người.
- Cần chọn những nang mực có màu trắng như phấn, không dễ gẫy vỡ để có thể thu được hiệu quả.
- Người da nhiệt và thể ẩm hư không nên sử dụng dược liệu để trị đau dạ dày.
- Dùng nang mực chữa đau dạ dày có thể dẫn đến táo bón, cần ăn nhiều rau xanh, uống đầy đủ nước.
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi thực hiện các bài thuốc.
Nang mực có tác dụng gì và những bài thuốc chữa bệnh từ nang mực đã được thông tin chi tiết qua bài viết. Nếu bạn đang có nhu cầu gia công thực phẩm chức năng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi ngay hôm nay nhé!
Mình cần tư vấn
Nang mực này được dân gian chữa nhiệt miệng cũng rất hay