Cây vông nem hay còn gọi là cây lá vông là loài cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam ta. Tuy nhiên, tỷ lệ người biết cách sử dụng loại cây này thường không nhiều. Trong Đông y, cây vọng cách được sử dụng để chữa mất ngủ, kinh nguyệt không đều, viêm đại tràng mãn tính, đại tiện ra máu, đau nhức xương khớp, bệnh trĩ, các bệnh ngoài da,… Cây vông nem ngoài việc sử dụng làm thuốc chữa bệnh, chúng còn được dùng làm rau ăn sống hoặc nấu canh. Vậy cây vông nem là cây gì? Cây vông nem có tác dụng gì? Cây vông nem trị bệnh gì? Để hiểu rõ hơn về công dụng của cây vông nem, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cây vông nem là cây gì?
Cây vông nem thuộc họ đậu Fabaceae có tên khoa học là Erythrina variegata. Ngoài ra, cây vông nem còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cây lá vông, vông, thích đồng bì, hải đồng bì, bơ tòng,…
Hình ảnh cây vọng cách

Cây vông nem là một loại cây thân gỗ, đối với cây trưởng thành có thể cao đến 10m hoặc hơn. Cây phân thành nhiều nhánh, vỏ cây màu xanh lục hoặc nâu, thân cây có gai màu đen hình nón.
Các lá mọc so le vòng quanh thân, cành có cuống dài, có 3 lá chét hình tam giác, mỗi lá dài 20 – 30cm, mép lá nguyên, lá có màu xanh bóng. Lá chét ở giữa phình ra chiều rộng lớn hơn chiều dài và hai lá chét ở hai bên dài hơn chiều rộng. Ở cuống lá thường có nhiều mủ và bên trong cuống lá rỗng như cuống lá cây đu đủ.
Cây sẽ ra hoa từ tháng 3 đến tháng 5, sau khi lá rụng. Hoa vông nem có màu đỏ tươi thường mọc thành chùm dày. Đài hoa hình ống có 5 răng hở, tràng hoa dài, cánh cò rộng, nhị tụ thành bó dài vượt ra ngoài ống tràng.
Mặc dù cây vông nem có hoa khá nhiều nhưng cây đậu quả rất ít. Quả có hình giống như hạt đậu, thắt eo giữa các hạt, không có lông. Mỗi quả chứa 4 – 8 hạt, hạt có hình thận máu đỏ hoặc màu nâu.
Khu vực phân bố
Cây vông nem có nguồn gốc từ Ấn Độ và quần đảo Polynedi, cây được phân bố từ Đông Á đến Châu Phi.
Ở Châu Á, cây mọc phổ biến ở nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Philippines, Lào, Indonesia, Malaixia,…
Ở Việt Nam, cây này thường được tìm thấy ở gần rừng ngập mặn, rừng thưa và những bụi dọc bờ biển. Ở nhiều nơi, cây vông nem còn được trồng làm cây bóng mát bên hàng rào hoặc dọc đường ở các khu dân cư.
Cây vông nem còn được trồng ở nhiều nơi để làm cây nọc cho trầu, hồ tiêu leo.
Thu hái, chế biến
Lá và vỏ cây được dùng làm thuốc chữa bệnh, trong số đó vỏ cây vông nem còn được gọi là đồng hải bì, phần hoa và phần rễ rất ít sử dụng.
Lá và vỏ cây được thu hái vào mùa xuân, vào khoảng tháng 4 đến tháng 5, khi thời tiết khô ráo. Chọn lá bánh tẻ, lá không bị sâu bọ, cắt bỏ cuống, có thể dùng tươi hoặc phơi nắng. Nếu sử dụng cần phơi nhanh dưới nắng sau đó phơi trong bóng râm. Dược liệu sau khi bào chế, bảo quản nơi khô ráo, kín gió, tránh ẩm ướt và ánh nắng trực tiếp.
Thành phần hóa học
- Theo nghiên cứu cho thấy, trong lá và vỏ thân cây vông nem có chứa alcaloid. Cụ thể, hàm lượng alcaloid trong vỏ thân chiếm 0.06% – 0.09%, lá chiếm 0.1% – 0.16% và hạt là 2%.
- Trong thân và lá có chắc các alcaloid như erysodin, erysonin, erysovin, erythralin, erythrinin, erythranin, erysotrin. Bên cạnh đó, trong lá và vỏ thân có chứa các saponin như flavonoid, tanin và mygarin.
- Trong hạt có chứa chất vô cơ, chất béo, protein và các alcaloid như erythralin và hypaphorin.
- Ngoài ra, lá vông nem có một loại Alkaloid có độc là Erythrin – Chất này có khả năng làm giảm và thậm chí là làm mất hẳn hoạt động thần kinh trung ương, nhưng không ảnh hưởng đến sự co bóp và kích thích vận động của cơ. Bên cạnh đó còn có chất Saponin gọi là Migarin làm giảm đồng tử.
Tác dụng dược lý – Cây vông nem có tác dụng gì?
Trong đông y cây vông nem có tác dụng gì?
Theo đông y, lá có vị nhạt, đắng, hơi chát có tính bình nên được quy vào 2 kinh vị và đại tràng. Còn vỏ thân có vị đắng, tính bình nên được quy vào 2 kinh can và thận. Dược liệu cây vong nem có tác dụng chữa bệnh phong thấp, tim hay hồi hộp, viêm ruột tiêu chảy, viêm da, bệnh trĩ, đau nhức xương khớp, cao huyết áp, ung độc, đổ mồ hôi trộm ở trẻ, chảy máu mũi, chân tê phù, rong kinh, kinh nguyệt không đều, đại tiện ra máu,…
Ngoài ra, ở Ấn Độ lá vông nem còn được xem là có tác dụng lợi sữa, lợi tiểu, điều kinh, trị giun sán và nhuận tràng.
Trong y học hiện đại cây vông nem có tác dụng gì?
Kháng khuẩn
Hoạt chất Isoflavone được phân lập từ dược liệu vong nem có hoạt tính kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng kháng methicillin và nhiều chủng vi khuẩn khác. Trong số các hợp chất có hoạt động, orientanol B và erycristagallin có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất. Tác dụng kháng khuẩn của erycristagallin chống lại các liên cầu khuẩn đột biến dựa trên tác dụng diệt khuẩn của nó. Các phát hiện cho thấy rằng erycristagallin có khả năng trở thành một chất hóa thực vật mạnh để ngăn ngừa sâu răng bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và can thiệp vào sự kết hợp của glucose, chịu trách nhiệm sản xuất axit hữu cơ.
Giảm đau, chống viêm
Các alcaloid được chiết xuất từ lá vông nem có hoạt tính chống viêm, lá và vỏ cây thường được dùng để chữa thấp khớp và sốt. Có thông tin cho rằng chiết xuất methanolic từ lá vông nem có hoạt tính chống ung thư đáng kể với liều 500mg/kg, tỷ lệ ức chế đáp ứng đau là 49,03%.
Chống oxy hóa
Việc cơ thể sản sinh các gốc tự do và các loại oxy phản ứng khác được bù đắp bởi hệ thống chống oxy hóa nội sinh phức tạp. Tuy nhiên, do nhiều điều kiện môi trường, lối sống và bệnh lý, các gốc tự do dư thừa có thể tích tụ và dẫn đến stress oxy hóa. Chiết xuất thô thu được từ vông nem có đặc tính loại bỏ gốc tự do và là một nguồn giàu chất oxy hóa tự nhiên.
Ức chế thần kinh trung ương
Trong một nghiên cứu cho thấy, tổng số alkaloid trong lá vông có một số tác dụng dược lý đặc trưng như chống co giật, ngăn chặn thần kinh và ức chế thần kinh trung ương. Điều này cho thấy hoạt động làm giãn thần kinh trung ương của loại cây này. Công dụng này của dược liệu cây vông nem được ứng dụng nhiều trong đời sống để hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, ngủ ít và còn có thể dùng để điều trị chứng động kinh vắng mặt.
Tác động tim mạch
Một nghiên cứu trên động vật cho thấy khi tiêm vào tĩnh mạch chiết xuất hạt vông nem với liều 0,1 – 0,4 mg/kg có tác dụng làm giảm huyết áp đáng kể và ngắn hạn ở mèo và chuột trong các thí nghiệm cấp tính.
Cân bằng canxi huyết, chống loãng xương
Các nghiên cứu ở chuột thí nghiệm đã chỉ ra rằng dược liệu vông nem có thể ngăn chặn tốc độ luân chuyển xương cao do thiếu hụt estrogen, ức chế sự mất xương và cải thiện các đặc tính cơ sinh học của xương.
Ngoài ra, cây vông còn có các công dụng sau:
- Thí nghiệm trên súc vật với nước sắc lá vông 10% thấy có tác dụng co thắt trực tràng và co cứng cơ chân của ếch.
- Thí nghiệm được thực hiện trên chuột lang, thỏ, mèo, chó, chuột cống trắng, khỉ không xảy ra hiện tượng ngộ độc lá vông.
- Sử dụng alkaloid từ vỏ cây với liều 0,5-2 mg/kg có tác dụng ức chế co bóp trên tử cung cô lập của chuột cống trắng. Tiêm vào tĩnh mạch liều 15mg/kg có tác dụng làm thỏ gục đầu.
- Thành phần erythrin trong vỏ cây vông nem là một chất đối kháng với strychnine, vì vậy nó có thể được sử dụng để giải độc strychnine.
- Các thành phần trong hạt vông nem có tác dụng gây giãn cơ vân.
Những bài thuốc chữa bệnh từ cây vông nem
Cây vông nem chữa bệnh trĩ – Cây vông nem có tác dụng gì?
Lấy 7 – 8 lá vông nem và 30 – 40ml giấm thanh. Đem lá vông rửa sạch rồi ngâm với muối hạt khoảng 3 phút vớt ra để ráo và giã nhuyễn. Giấm thanh đem đun sôi, để nguội rồi cho vào lá vông đã giã nhuyễn, điều chỉnh tỉ lệ cho phù hợp để hỗn hợp thu được không quá đặc cũng không quá lỏng. Tiếp đó dùng thuốc đắp lên búi trĩ, dùng gạc băng lại để cố định, hạn chế đi lại và vận động mạnh trong thời gian đắp thuốc, thực hiện 3 – 4 lần/ngày, áp dụng liên tục trong 3 ngày.
Hoặc lấy 15g lá vông nem và 15g lá sen đem sắc lấy nước uống, uống liên tục 1 tháng sẽ thấy bệnh có tiến triển đáng kể.
Hoặc có thể lấy 200g vông nem, 100g lá lốt, 100g cỏ mực và 2 lít rượu trắng 40 độ. Đem các dược liệu rửa sạch, cắt nhỏ, giã nát, đun sôi với rượu. Chia làm 2 phần, phần nước dùng uống trực tiếp, phần bã đắp vào hậu môn mỗi buổi tối sẽ làm giảm cơn đau và khó chịu. Kiên trì thực hiện bài thuốc 2 lần/ngày đến khi búi trĩ teo nhỏ.
Chữa sa dạ con
Lấy 30g lá vông, 20g hạt tơ hồng, 20g lá tiểu kế đem các dược liệu sắc với 400ml đến khi nước cạn còn 100ml thì ngưng, chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống thuốc kết hợp với 10 hạt thầu dầu tía, giã nát với giấm, đem đắp và băng lại bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng – Cây vông nem có tác dụng gì?
Lấy 15g lá vông và 25g lá nhót đem rửa sạch, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi nấu cùng với 1 lít nước, nấu trên lửa nhỏ đến khi nước cạn còn 500ml thì ngưng. Dùng uống hết trong ngày, uống liên tục trong 10 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm, sức khỏe phục hồi, đi ngoài dễ dàng hơn.
Hỗ trợ điều trị tê mỏi chân tay, đau nhức xương khớp ở người cao tuổi
Lấy vỏ cây vông nem, cây chân chim, kê huyết đằng, cây phong kỷ, cây ngưu tất và cây ý dĩ sao mỗi loại dược liệu 15g. Đem các dược liệu sắc với 2 lít nước, đun trên lửa nhỏ đến khi nước sắc cạn còn 1 lít thì ngưng. Chia làm 3 lầm uống hết trong ngày, kiên trì sử dụng 7 – 10 ngày sẽ thấy tình trạng tê mỏi chân tay, đau nhức xương khớp được cải thiện.
Lưu ý khi sử dụng cây vông nem
- Những người bị huyết áp cao và trẻ em hay đổ mồ hôi trộm tuyệt đối không dùng.
- Những người bị viêm khớp có sưng, đỏ, nóng, đau không nên sử dụng cây vông nem.
- Chỉ nên sử dụng nước sắc từ cây vông nem đúng liều lượng, không uống quá nhiều nước sắc từ lá vông vì có thể gây ngộ độc.
Tư vấn cho tôi nhé
Mình cần tư vấn