Thất diệp nhất chi hoa hay còn gọi là củ rắn cắn, được dân gian dùng nhiều để chữa rắn cắn, mụn nhọt, ho viêm họng. Vậy thất diệp nhất chi hoa có tác dụng gì? Cách ngâm rượu thất diệp nhất chi hoa, rượu thất diệp có tác dụng gì? Cùng Life Gift tìm hiểu ngay nhé!
Thất diệp nhất chi hoa là cây gì?
Thất diệp nhất chi hoa hay cây bảy lá một hoa là loại cây mọc nhiều ở vùng núi phía Bắc nước ta với tên khoa học là Paris Poluphylla Sm thuộc họ hành tỏi Liliaceae.
Hình ảnh cây thất diệp nhất chi hoa (cây bảy lá một hoa)

Thiết đăng đài, thảo hà xa, chi hoa đầu, độc cước liên là những tên gọi khác nhau của của thất diệp nhất chi hoa.
Ngoài việc là một loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh, củ thất diệp nhất chi hoa còn được dùng để ngâm rượu mang lại lợi ích cho sức khỏe con người.
Mô tả dược liệu
- Cây thất diệp nhất chi hoa thuộc loại thân thảo sống lâu năm. Cây cao khoảng 30-100cm với thân rễ mập mạp, chia thành nhiều đốt và có những ngấn ngang mang sẹo to.
- Thân cây màu lục, không phân nhánh, giữa thân mọc một tầng lá vòng khoảng 7 cái.
- Lá cây hình trứng, bầu dục hoặc mác thuôn, dài khoảng 15 cm. Góc lá tròn đầu nhọn mép nguyên, mặt dưới lá màu xanh nhạt hoặc hơi tím đỏ có gân và cuống dài.
- Hoa mọc đơn ở đỉnh của cây với cuống hoa dài khoảng 15 đến 30cm, có 5 – 10 lá đài (thường là 7 lá) màu xanh dài cỡ 5cm mọc rời nhau. Cánh hoa màu vàng hơi nâu, dạng sợi mọc rũ xuống, nhụy hoa màu tím đỏ.
- Quả mọng màu đen hoặc tím đen, bên trong có hạt to màu vàng. Cây ra hoa kết quả vào khoảng đầu tháng 3 đến hết năm.
Khu vực phân bố của cây thất diệp nhất chi hoa
- Thất diệp nhất chi hoa là loại cây mọc hoang, ưa những nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là gần suối với độ cao trên 600m.
- Có thể tìm thấy cây bảy lá một hoa ở các tỉnh như Lào Cai, Bắc Thái, Hà Bắc, Hòa Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn…
Bộ phận dùng, thu hái và bảo quản dược liệu
- Bộ phận được sử dụng nhiều để làm thuốc là thân rễ của thất diệp nhất chi hoa, thường được biết đến với tên gọi Tảo hưu.
- Có thể thu hái dược liệu vào bất cứ dịp nào trong năm, tuy nhiên thời điểm tốt nhất là vào mùa đông, thu hái cả rễ cây.
- Dược liệu sau khi thu hái cần được rửa sạch để loại bỏ bùn đất rồi đem phơi khô. Bảo quản trong hủ thủy tinh có nút đậy hoặc bao bì kín để tránh ẩm mốc mối mọt làm hư hại.
Cây giống thất diệp nhất chi hoa, cách trồng
Thất diệp nhất chi hoa là loại cây sinh trưởng trong điều kiện khí hậu ẩm mát, không chịu úng. Có thể nhân giống bằng hạt, thân rễ hoặc cây giống ở phạm vi vườn thuốc địa phương.
- Chọn đất nhiều màu, cày bừa và nhặt cỏ dại và lên luống thoát nước.
- Khoảng cách trồng các cây là 30 x 30cm vì thân cây nhỏ cao không quá 1 mét.
- Cần có hệ thống thoáng nước tốt vì cây rất dễ bị thối thân rễ.
- Trộn phân với đất rồi phủ lên trên luống, vun gốc và bón thêm các loại phân chuồng hoại mục, vi sinh…
- Khi thu hái phải đào cả thân rễ rồi đem rửa sạch, phơi khô.
Thành phần hóa học – Thất diệp nhất chi hoa có tác dụng gì?
Thành phần chính trong dược liệu Tảo hưu (thân rễ) là Saponin, chiết xuất đoạn etyl acetat phần thân rễ, người ta tổng hợp được:
- Diosgenin
- Stigmasterol-3-O-β-D-glucopyranosid và β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid
- Gracillin
- Methanolic
- Paris saponin D và paris saponin H.
- Ngoài ra, người ta còn tìm thấy Paristaphin trong thân quả và rễ của thất diệp nhất chi hoa.
Thất diệp nhất chi hoa có tác dụng gì?
Theo y học hiện đại thất diệp chi hoa có tác dụng gì?
Bảo vệ dạ dày: methanolic được chiết xuất từ thân rễ dược liệu có khả năng xoa dịu, làm lành những tổn thương ở niêm mạc dạ dày do rượu hoặc indomethacin (nghiên cứu được thực hiện ở chuột).
Chống di căn ung thư: thực nghiệm trên chuột cho thấy các saponin trong dược liệu giúp chống lại di căn của polyphyllin VI, được ứng dụng tại Trung Quốc và Ấn Độ.
Kháng khuẩn: dịch chiết thân rễ thất diệp nhất chi hoa có khả năng ức chế E.coli, trực khuẩn lị, tụ cầu vàng, thương hàn, liên cần khuẩn…
Cầm máu: diosgenin và pennogenin chiết xuất từ thân rễ cây bảy lá một hoa đã được chứng minh có tác dụng cầm máu và làm tăng lực co cơ tim của ếch.
Ngoài ra, thất diệp nhất chi hoa còn có khả năng giảm các cơn ho hen, ức chế hoạt tính tinh trùng, gây co mạch thận, giãn mạch lách và chi…
Theo y học cổ truyền thất diệp nhất chi hoa có tác dụng gì?
Công dụng của thất diệp nhất chi hoa từ lâu đã được giới y học cổ truyền nhiều nước châu Á ghi nhận.
Tảo hưu có vị đắng hơi cay, tính hàn, có thể độc, quy vào kinh can với nhiều tác dụng như xổ hạ, tiêu đờm, giải độc, lợi tiểu, thanh nhiệt.
Tại Trung Quốc, tảo hưu được chế biến từ các loại cây thuộc chi Paris ở Tây Nam có công dụng giải độc, hạ sốt, cầm ho, rắn cắn…
Tại Ấn Độ và Nepan, thân rễ dược liệu lại được dùng để sổ giun, trị mụn nhọt (thường dùng ở dạng bột nhão).
Cách sử dụng thất diệp nhất chi hoa, bài thuốc dân gian từ thất diệp chi hoa
Thất diệp chi hoa trị rắn độc cắn – Thất diệp nhất chi hoa có tác dụng gì?
- Nguyên liệu: thân rễ thất diệp chi hoa 8g và thanh mộc hương 4g.
- Thực hiện: rửa sạch dược liệu rồi nhai sống, uống với nước sôi để nguội. Sau đó giã nát tảo hưu và đắp trực tiếp lên vết thương.
Chữa áp xe vú, quai bị, ung nhọt – Thất diệp nhất chi hoa có tác dụng gì?
- Nguyên liệu: thân rễ thất diệp nhấ chi hoa 8g, bồ công anh 40g.
- Thực hiện: sau khi rửa sạch thì đem dược liệu sắc với 400 ml nước lọc trong khoảng 30 phút là đạt. Uống khi thuốc còn ấm nóng, nên kết hợp giã nát dược liệu đắp lên vết thương nhằm tăng hiệu quả.
Trị viêm não, sốt cao, co giật – Thất diệp nhất chi hoa có tác dụng gì?
- Nguyên liệu: thất diệp chi hoa, kim ngân hoa, bạch cúc mỗi vị 12g, mạch môn 8g, thanh mộc hương 4g.
- Thực hiện: đem tất cả dược liệu sắc với 500 ml nước lọc đến còn lại khoảng ½ rồi cho tiếp thanh mộc hương vào sắc thêm 10 phút là đạt. Nên dùng thuốc khi còn ấm nóng, tránh dùng nước sắc dược liệu qua ngày.
Hỗ trợ điều trị ung thư phổi – Thất diệp nhất chi hoa có tác dụng gì?
- Nguyên liệu: tảo hưu, sơn đậu căn, hạ khô thảo mỗi vị 40g.
- Thực hiện: sắc dược liệu với 400 ml nước lọc trên lửa nhỏ đến khi còn lại khoảng 200 ml thì gạn lấy phần nước uống khi còn nóng.
Thất diệp chi hoa chữa ho do viêm phế quản
- Nguyên liệu: thất diệp chi hoa, hoa cúc bạch, tỳ bà diệp mỗi vị 6g, quả nhót 10g.
- Chuẩn bị: cho tất cả dược liệu vào ấm sắc với 500 ml nước lọc đến khi còn lại khoảng 150 ml thì chia thành 3 phần bằng nhau, uống hết trong ngày. Nên kiên trì dùng liên tục trong 3 đến 5 ngày sẽ thấy giảm ho rõ rệt.
Hướng dẫn cách ngâm rượu thất diệp nhất chi hoa
Thất diệp nhất chi hoa ngâm rượu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Có 2 cách ngâm rượu phổ biến ngâm củ thất diệp ở dạng tươi hoặc dạng khô.
Ngâm rượu thất diệp nhất chi hoa ở dạng tươi
- Nguyên liệu: chọn 1kg củ thất diệp vừa được thu hái, còn tươi sáng, không bị ẩm mốc. Rượu trắng nồng độ 37 đến 50 đội. Bình thủy tinh hoặc bình sành có miệng vừa phải.
- Thực hiện: rửa sạch dược liệu, thái thành lát, ngâm với nước vo ngạo rồi 4-5 tiếng sau rồi cho vào bình ngâm với 4 lít rượu trong khoảng 1 tháng là đạt.
Ngâm rượu thất diệp nhất chi hoa ở dạng khô
- Nguyên liệu: chuẩn bị như trên.
- Thực hiện: sau khi ngâm dược liệu với nước vo gạo thì vớt lên phơi khô 4 ngày. Sau đó sao vàng 15 phút rồi ngâm theo tỉ lệ cứ 1 lạng dược liệu khô với 2 lít rượu. Thời gian có thể dùng rượu là 3 tháng.
Tác dụng của rượu ngâm thất diệp nhất chi hoa là gì?
Rượu thất diệp nhất chi hoa có nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe như:
- Cô lập, đào thải tế bào chết, ngăn ngừa ung thư.
- Thanh nhiệt, kháng khuẩn kháng viêm, giải độc.
- Giảm đau nhức mệt mỏi.
- Rượu thất diệp nhất chi hoa phù hợp cho những người bị rắn cắn, u nhọt, ung thư, viêm họng, viêm phổi, chảy máu dạ dày, viêm tuyến vú…
Những lưu ý khi sử dụng thất diệp nhất chi hoa
- Người cơ địa hư yếu, cao huyết áp, viêm gan, xơ gan, dị ứng ethanol không nên dùng rượu thất diệp nhất chi hoa.
- Phụ nữ có thai, người cơ địa hư hàn không nên dùng dược liệu chữa bệnh.
- Những bài thuốc dân gian nêu trên cần được sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Người đan điều trị bằng tân dược hoặc các loại dược liệu khác cần tìm hiểu kĩ thông tin hoặc báo cho bác sĩ của bạn trước khi dùng thất diệp nhất chi hoa.
Qua bài viết, Life Gift đã giải đáp thất diệp nhất chi hoa có tác dụng gì, cách ngâm rượu, cách sử dụng thất nhiệp nhất chất chi hoa. Tin rằng những thông tin trên sẽ hữu ích, sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại dược liệu quen thuộc này.
Mình cần tư vấn